CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA QUẢ BÍ NGÔ
TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA HẠT BÍ NGÔ
Hạt bí đỏ có những tác dụng thần kỳ mà không phải ai cũng biết. Thật lãng phí khi chúng ta bỏ đi những cái hạt bí quý giá đó mỗi khi chế biến.
Bí đỏ là loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp, nên rất hữu ích cho những ai muốn giảm cân. Bên cạnh đó, không chỉ là món “ăn cho vui miệng”, hạt bí còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là một số công dụng của hạt bí.
Hạ cholesterol
Thành phần hóa học phytosterol hiện diện trong hạt bí có khả năng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Nó còn đóng vai trò một “nút bấc” ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol.
Chống loãng xương và viêm khớp
Khả năng này xuất phát từ việc hạt bí chứa nhiều kẽm, một trong những nguyên nhân gây loãng xương (khi hàm lượng kẽm trong cơ thể xuống thấp).
Tốt cho đường ruột
Trong một số cuộc nghiên cứu, chiết xuất hạt bí cải thiện chức năng ruột ở động vật
Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Hạt bí có thể làm giảm sự tiến triển của chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính (vốn có thể dẫn đến ung thư) và giúp giảm nhẹ nguy cơ ung thư bộ phận quan trọng này của nam giới.
“Kho” chất chống oxy hóa
Phần lớn chúng ta biết rằng quả mọng là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa rất tốt, và giờ đây bạn có thể bổ sung hạt bí vào danh sách. Hãy ngăn chặn chứng viêm sưng bằng hạt bí.
Giàu đạm
Hạt bí đã được chứng minh là một nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, nên những người ăn chay có thể cần đến loại thực phẩm này. Ăn 100 gam hạt bí mỗi ngày giúp đáp ứng 54% nhu cầu đạm hằng ngày của cơ thể.
Giúp làm đẹp
Hạt bí có thể là một giải pháp làm đẹp hiệu quả. Ăn hạt bí giúp da sáng, mịn, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Nguồn bổ sung vitamin B
Hạt bí cũng chứa nhiều vitamin thuộc nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, vitamin B6 và axit folic. Vì vậy, bạn có thể dùng hạt bí thay vì uống thuốc bổ sung vitamin B.
Ngừa bệnh trầm cảm
Với những người grain có tâm trạng buồn chán, hạt bí có thể giúp ích. Thành phần hóa học L-tryptophan trong hạt bí có thể khiến người sử dụng bớt trầm cảm và trở nên phấn chấn hơn.
Ngừa sỏi thận
Bạn có biết hạt bí còn có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận grain không? Các nghiên cứu cho thấy, hạt bí có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành một số dạng sỏi thận, phổ biến nhất là sỏi thận oxalate calcium.
Đối phó ký sinh trùng
Hạt bí còn có tác dụng phòng chống các loại ký sinh trùng, đặc biệt là sán xơ mít.
MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY TỪ QUẢ BÍ NGÔ
Một số bài thuốc có bí ngô: Viêm phổi: 500 g bí ngô, 250 g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị. Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: 1 quả bí ngô (khoảng 500 g), 60 g mật ong, 30 g đường phèn. Khoét 1 lỗ ở đầu quả bí để moi một phần ruột ra; cho đường và mật ong vào, bịt lại bằng miếng bí đã cắt. Đun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc: Bí ngô tươi 500 g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Đun chín nhừ để ăn. Tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6 g, ngày 2-8 lần. Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể. Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị. Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống. Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần. Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau. Mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở hoặc dầu mè mà đắp. Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500 g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.
Bí ngô có tác dụng tiêu đờm, giải độc, sát trùng, rất tốt cho người mắc bệnh phổi, tiểu đường, nhiễm giun, bỏng nước sôi... Bí ngô hầm thịt bò là món ăn hữu ích cho người viêm phổi
TÁC DỤNG CỦA QUẢ BÍ NGÔ VỚI SỨC KHỎE
Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay còn gọi là bí ngô) có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết, bí đỏ còn dùng để trị một số loại bệnh như táo bón, thiếu sữa,... cho mẹ bầu rất hiệu quả.
Dưỡng chất trong bí đỏ
Bí đỏ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bào thai và giúp đứa trẻ sau này được phát triển toàn diện.
- Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.
- Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
- Bí đỏ giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.
- Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
- Với hàm lượng kali, magiê phong phú, bí ngô giúp duy trì huyết áp ổn định.
- Bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
- Hàm lượng kẽm trong bí ngô giúp bộ não của thai phát triển đầy đủ.
Tác dụng trị bệnh của bí đỏ cho mẹ bầu
Chữa đau đầu, táo bón: Dùng 100 – 200 gr cùi bí đỏ nấu canh ăn. Món này còn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị.
Chữa mề đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay.
Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày.
Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày.
Cuống bí đỏ có công dụng an thai, chữa sảy thai quen dạ hiệu quả: Cắt đoạn cuống bí đỏ (còn gọi là bí ngô) khoảng 5cm cho vào nồi đất sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau khi có thai được 2 tháng trở đi thì bắt đầu sử dụng thuốc, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột khoảng 3 – 5g pha với nước cơm được chắt ra khi đang nấu.
Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả. Lưu ý cần uống hạt sống mới hiệu nghiệm.
Bí bỏ giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh (Hình minh họa)
Món ngon với bí đỏ
Mát bổ canh bí đỏ thịt băm
Nguyên liệu:
1 trái bí đỏ, 100g thịt băm, hành tím, ngò om, nước dùng heo, gia vị hoặc hạt nêm.
Cách làm:
- Thịt băm ướp với hành tím băm và 1 muỗng café hạt nêm, để 10 phút cho ngấm.
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng vuông vừa ăn.
- Làm nóng dầu ăn trong nồi, xào chín thịt băm.
- Cho nước dùng heo vào và đun sôi. Nếu không dùng nước dùng heo, các bạn có thể chỉ dùng nước lọc.
- Khi nước sôi, cho bí đỏ vào. Trong khi nấu nhớ hớt bọt cho nước canh được trong và ngon.
- Nấu đến khi bí chín mềm thì tắt bếp và nêm muối, bột ngọt, hạt nêm vừa miệng rồi rắc ngò om, múc ra tô, dùng nóng hay nguội đều ngon cả.
- Ngò om với bí đỏ kết hợp với nhau thành một cặp đôi ăn ý, tạo nên món canh bí đỏ ngọt lành, đậm đà mà lại rất mát.
Súp bí đỏ cá hồi
Nguyên liệu:
1 tách nước cốt gà, 1 trái bí đỏ nhỏ, 300g cá hồi ,2 muỗng bơ đã làm mềm, tiêu, gừng, muối, đường, hành tây.
Cách làm:
- Cắt trái bí làm đôi, cho vào lò nướng đến khi bí chín mềm. Lấy muỗng xúc bí ra cho vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thịt xay sơ một lần cho nhuyễn, để ra tô. Trong trường hợp không có lò nướng, có thể xắt bí đỏ ra thành từng miếng nhỏ, luộc chín, sau đó cho vào máy xay sinh tố, nhưng bí sẽ không ngọt và bùi bằng nướng.
- Cho hành tây vào xào với bơ đến khi hành chín thì đổ nước cốt gà vào trộn đều.
- Cá hồi hấp chín. Lưu ý: nên hấp cách thủy để giữ lại được chất dinh dưỡng cũng như mùi vị của cá, sau đó xé cá ra thành từng miếng nhỏ, tơi.
- Trộn hỗn hợp nước cốt gà và cá hồi, cho vào máy xay nhuyễn.
- Bắc nồi lên bếp, cho tất cả trộn chung vào nấu đến khi sôi, nêm nếm vừa ăn. Nhấc xuống, dùng nóng.
Bí đỏ trị táo bón và trĩ hiệu quả cho mẹ bầu (Hình minh họa)
Súp tôm bí đỏ
Nguyên liệu:
1/2 kg bí đỏ, 150g tôm sú, 500ml nước dùng, bột nêm, tiêu trắng.
Cách làm:
- Tôm sú rửa sạch, cắt bỏ râu và chân, rửa qua nước muối loãng.
- Đun sôi nước dùng, cho tôm vào luộc chín, vớt tôm ra để nguội rồi bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, thái nhỏ phần thịt tôm.
- Dùng thìa hớt hết bọt trong nồi nước luộc.
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái nhỏ.
- Luộc bí đến khi gần chín tới, vớt ra, cho vào máy xay cùng ít nước dùng tôm cho đỡ khô. Xay bí đến khi mịn và nhuyễn, cho bí xay vào nồi nước dùng tôm, nêm 2 thìa cà phê bột nêm, khuấy nhẹ tay.
- Múc súp ra bát, cho phần thịt tôm thái nhỏ vào, rắc ít tiêu trắng lên trên.
Bánh bí đỏ hấp
Nguyên liệu:
1/4 cốc bột năng, 1/2 cốc bột gạo, 1/2 cốc nước cốt dừa, 3 cốc bí đỏ bào sợi, 1 cốc sữa dừa (nước cốt dừa pha loãng), 40g đường trắng, 1/8 thìa cà phê muối
Cách làm:
- Chuẩn bị sẵn 1 khuôn / khay vuông (cỡ 20x20cm) và 1 nồi hấp lớn.
- Trộn lẫn bột năng và bột gạo rồi từ từ đổ nước cốt dừa vào đồng thời quấy liên tục.
- Cho bí đỏ, sữa dừa, đường, muối vào hỗn hợp và quấy đều cho đến khi đường tan hết.
- Đổ hỗn hợp vào khay, dàn phẳng mặt. Cho khay vào nồi hấp với lượng nước sôi lớn. Hấp khoảng 25-30 phút đến khi thấy hỗn hợp đông sệt lại là được.
- Bỏ khuôn ra khỏi nồi và để nguội. Khi bánh đã nguội, cắt bánh ra thành những miếng nhỏ vừa ăn và bày ra đĩa.
Lưu ý khi ăn bí ngô
Ăn nhiều bí ngô có thể gây rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ của bí ngô cao.
Phụ nữ mang thai nên ăn bí ngô với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
Cách nấu chè bí ngô non
Những món ngon từ bí ngô
Cách làm bánh bí ngô thơm ngon
Tác dụng chữa bệnh của quả bí ngô
Công thức nấu chè bí ngô thanh mát
Thịt bò hầm bí ngô ngon miệng
(ST)