Tác dụng của cây trầm gửi cây gạo: trị sốt rét
Tác dụng của việc uống bia với sức khỏe
Mùa thu là mùa lý tưởng nhất để ăn giá đỗ. Khi thu sang, giá đỗ không chỉ giúp các bệnh về da liễu thuyên giảm mà còn có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp.
1. Nguồn gốc giá đỗ
Giá đỗ (hay còn gọi là giá, giá đậu, củ giá hoặc quả giá) là hạt đậu nảy mầm, dài chừng 3 đến 7 cm. Đây là một loại thực phẩm, một loại rau. Giá đỗ thường được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh. Cũng có giá đỗ từ đậu tương, hoặc đậu Hà Lan được đánh giá là bổ hơn.
Giá đỗ xanh là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, theo phân tích trong 100g giá đỗ xanh có chứa tới 5,5g protid; 5,3g glucid; 38g canxi; 91mg photpho; 1,4mg sắt; 0,2mg vitamin B1; 0,13mg vitamin B2; 0,75mg vitamin PP; 0,09mg vitamin B6; 10mg vitamin C; 15-25mg vitamin E, cung cấp 44 calo. Với sự phân tích này giá đỗ xanh được xếp vào dạng thực phẩm tốt, ngon bổ.
2. Công dụng của giá đỗ
Tốt cho bà bầu: Giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Hàng ngày nếu ăn nhiều giá sống sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp phụ nữ tránh sảy thai khi mang thai.
Giúp giảm cân: Chất béo có trong đỗ nhiều nhưng từ đỗ thành giá các chất béo chuyển hóa thành những chất đơn giản dễ hấp thu tiêu hóa hơn, giúp người ăn không bị đầy bụng khi ăn nhiều, điều này thích hợp cho những người thường xuyên làm việc trí óc nhiều. Loại chất béo thực vật này còn giúp hỗ trợ điều trị chứng thừa cholesterol máu, vì thế các bác sĩ luôn khuyên người bệnh tim mạch hay những người thừa cân có thể thực hiện chế độ giảm cân bằng giá đỗ.
Đẹp da: Trong giá đỗ có chứa nhiều chất oxy hóa, vitamin E, vitamin C có tác dụng hấp thu tia tử ngoại, tẩy sạch các chấm đen trên da mặt, hạn chế nhăn và thâm, giúp da mặt bạn bớt khô, căng mịn màng trắng sáng hơn. Theo các nhà nghiên cứu, ăn giá đỗ có thể chống nếp nhăn.
Tăng cường hormon nữ: Mật độ tế bào tăng trưởng và các nguyên tố vi lượng có trong giá đỗ, đặc biệt là kẽm, omega 3, các chất chống oxy hóa chính là những tố chất cần thiết cho phụ nữ. Làm đẹp, sáng da, ngăn ngừa lão hóa, hạn chế nhăn và thâm.
Mùa thu là mùa ăn giá lý tưởng nhất. Vào mùa thu nhiều người hay bị khô da, đau họng, khô mắt, mồm mép bị sưng viêm… Giá đỗ có tính hàn, ẩm, ngoài giúp da dẻ mượt mà còn giúp trị bệnh phù thũng.
3. Cách chọn giá đỗ
Nếu giá đỗ có mùi chất tẩy hoặc mùi thuốc lạ thì bạn nên tránh không mua.
Giá đỗ để lâu thường có màu sắc quá trắng và cọng mập, bạn nên chọn mua những giá đỗ tươi mới có phần rễ màu nâu.
Sản phẩm nên mua có nguồn gốc rõ ràng được bán ở các siêu thị hoặc tốt nhất là nên làm tại nhà.
4. Cách làm giá đỗ
Thường 1kg đỗ làm được 1 nồi giá cỡ trung bình. Đậu được đãi, rửa thật sạch, phơi ráo trong bóng râm, loại bỏ hạt xấu. Tiếp theo, ngâm nước trong nồi đất nung được cọ rửa sạch khoảng 3 đến 6 giờ liền đến khi đỗ trương lên, nước ngâm nên dùng loại nước giếng khơi để món giá được trắng và ngọt, khi đỗ đã trương tiếp tục lấy lá tre gài miệng nồi theo kiểu đan phên cài, sau đó úp nồi xuống nền đất đợi nảy mầm.
Trong một đêm, người ta đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần, mỗi lần cho nước vào khoảng 30 phút, sau đó lại chắt nước ra. Khoảng 4 đến 5 ngày giá đỗ sẽ mọc đều, trắng muốt, dài chừng 3 đến 4 cm. Tổng trọng lượng của nồi giá khi đó lớn gấp nhiều lần nguyên liệu khi mới cho vào ủ, trung bình mỗi nồi sẽ cho từ 8 đến 10 kg giá đỗ thành phẩm. Lúc này thân giá mập mạp, để lâu hơn phần thân mọc dài ra và hai lá mầm tiêu giảm đi giá sẽ không còn ngon nữa. Người ta thường sàng sảy cho phần vỏ xanh rời hẳn khỏi hai lá mầm trước khi sử dụng.
Thực ra không cần thiết phải đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần trong một đêm mà chỉ cần tưới giá vào buổi sáng và chiều mỗi lần khoảng 1 giờ. Lưu ý trong quá trình làm giá nếu gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng đều có thể dẫn đến hỏng giá.
Phương Ly (T/h)