Tác dụng của việc ăn khoai lang bạn không nên bỏ qua

Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa... Không chỉ là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, khoai lang còn có tác dụng rất lớn trong làm đẹp và giữ gín nhan sắc cho phụ nữ. Cùng khám phá những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe từ loại củ dân dã quen thuộc này.

Ngăn ngừa lão hóa

Để trẻ hóa làn da khô của bạn, hãy lấy một củ khoai lang lớn và luộc cho đến khi nó đủ mềm để có thể tán đều ra trên da của bạn.  

Thêm 1 muỗng canh mật ong, 1 thìa sữa và 1 thìa nước gừng. Pha trộn tất cả các thành phần với nhau cho đến khi bạn có một hỗn hợp thật mịn. 

Thoa mặt nạ này lên phần mặt và cổ đã được rửa sạch. Để trong 20-25 phút phút và rửa lại với nước ấm. Mặt nạ này sẽ giúp cho làn da của bạn được mềm mại hơn, ngăn ngừa việc lão hóa da sớm. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng giữ phần chưa dùng hết của mặt nạ trong tủ lạnh cho đến 2-3 ngày sau.

Kiểm soát nhịp tim

Kali có nhiều trong khoai lang. Nó là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh.  

Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

Tăng cường thị lực

Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.

Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Ảnh minh họa. 

Chống ung thư

Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.

Những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.

Giảm cân

Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh... 

Khoai lang cũng là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm béo. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. 

Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.