Tác dụng của việc ăn rau má


Rau má rất lành, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh. Chúng ta cùng xem tác dụng của việc ăn rau má nhé!



NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA RAU MÁ



Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế.

Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra (như co thắt động mạch vành tim hay nhồi máu cơ tim, co thắt mạch máu não hay vỡ mạch máu não).

Nền y học hiện đại đã chiết xuất lấy hoạt chất từ rau má làm thuốc chống sẹo lồi, làm vết thương mau lành, giảm bớt chứng giãn tĩnh mạch chi dưới... Tuy lấy từ rau má nhưng loại thuốc này khá đắt vì phải qua nhiều công đoạn chế biến khá phức tạp.

Cần lưu ý là các hoạt chất nằm ở trong chất xơ (cellulose) của rau má, nếu chúng ta chỉ giã vắt lấy nước thì sẽ mất đi các hoạt chất này. Một số công trình nghiên cứu cho thấy các chất xơ có thể "kéo" cholesterol ra khỏi cơ thể, vì vậy nếu ăn các loại rau có nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải dần lượng cholesterol ra khỏi cơ thể.

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY RAU MÁ

Cây Rau má (Centella asiatica Urb), họ Hoa tán (Apiaceae), là loại cây mọc bò, có rễ ở các mấu. Công năng, chủ trị của Rau má là thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, tiêu sưng.





Một số bài thuốc kinh nghiệm dân gian:
1. Toa căn bản: (phương thuốc phổ biến vào năm 1950 ở miền Đông Nam Bộ): Rau má: 8g, Ké đầu ngựa: 8g, Lá muồng trâu: 4g, Củ sả: 4g, Vỏ quýt: 4g, Gừng tươi: 2g, Rễ cỏ tranh: 8g, Cỏ mần trầu: 8g, Cỏ nhọ nồi: 8g, Cam thảo nam: 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày. Thuốc điều hòa cơ thể với 6 tác dụng chính là nhuận gan, nhuận tiểu, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc và kích thích tiêu hóa.

2. Khi bị sốt nóng, nhức đầu, rôm sảy, mụn nhọt, kiết lỵ ra máu: Lấy rau má (30g) để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hòa 10g bột sắn dây, thêm đường, uống.

3. Cảm sốt: Rau má 30g phối hợp với rau sam 30g, rễ sắn dây 20g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần trong ngày, dùng để chữa cảm sốt, khát nước, đi đái nước tiểu đỏ, mẩn ngứa, táo bón. Trong trường hợp bị đái dắt, đái buốt, đái ra máu, có thể dùng rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.

4. Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói: Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới khỏi, hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm. Bột củ mài: 14g, Rau má: 14g, Lá dâu tằm: 14g, Mè đen: 14g. Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.

5. Thoái nhiệt đơn: Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh. Rau má: 12g, Sài hồ: 10g, Thạch cao: 6g, Cam thảo: 4g, Hoạt thạch: 15g, Sắn dây: 12g. Cách dùng: Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê.

6. Thuốc hạ huyết áp: Rễ nhàu: 16g, Rễ kiến cò: 12g, Lá tre: 12g, Rễ tranh: 12g, Rễ cỏ xước: 12g, Rau má: 16g, Lá dâu: 12g. Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày.

7. Sốt xuất huyết: Rau má: 20g, Cỏ mực: 16g, Rau sam: 16g, Đậu đen: 16g. Cách dùng: Sắc đặc 3 bát lấy 1 uống nóng ngày 2 lần.

8. Nước ép rau má: Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm một ít nước vào, vắt và lọc bỏ xác, thêm vào một ít đường cho dễ uống.

Lưu ý: Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Khi dùng nên kèm theo một vài lát gừng sống.



TÁC DỤNG CỦA RAU MÁ TRONG VIỆC LÀM ĐẸP


Rau má rất lành, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…

Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả

Tác dụng của rau má trong việc làm đẹp

  • Rau má rất lành, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…
  • Đây là loại rau có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt, cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng cao chứa nhiều khoáng chất.
  • Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ.Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ…
  • Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.
  • Rau má vừa rẻ tiền lại rất phổ biến, vậy thì tại sao chị em chùng mình không khai thác triệt để những tính năng mà nó mang lại cho da nhỉ?
  • Dưỡng ẩm cho da bạn có thể dùng rau má để dưỡng da kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn có thể dùng từ 30-40g rau má tươi mỗi ngày.
  • Rau má khi mua về, bạn rửa sạch, giã nát hoặc xay nát, lọc lấy nước. Cho thêm một ít đường vào cho dễ uống. Sau đó bạn có thể lấy bã rau má dùng đắp mặt hoặc rửa mặt bằng nước rau má tươi.

Rau má có tác dụng rất tốt trong việc trị mụn

  • Nhiều người nghiên cứu cho thấy hoạt chất của rau má là những Saponin ( Axit Asiatic, Axit brahmic ) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả. Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má.

Làm liền sẹo trên da

  • Cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.
  • Dù hơi khó tin nhưng thực sự nếu bạn chịu khó giã nát rau má dùng đắp lên vết sẹo hằng ngày sẽ có tác dụng làm mờ vết sẹo dù lâu năm.
  • Nền y học hiện đại đã chiết xuất lấy hoạt chất từ rau má làm thuốc chống sẹo lồi, làm vết thương mau lành, giảm bớt chứng giãn tĩnh mạch chi dưới …

Cần lưu ý là các hoạt chất nằm ở trong chất xơ (cellulose) của rau má, nếu chúng ta chỉ giã vắt lấy nước thì sẽ mất đi các hoạt chất này. Một số công trình nghiên cứu cho thấy các chất xơ có thể “kéo” cholesterol ra khỏi cơ thể, vì vậy nếu ăn các loại rau có nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải dần lượng cholesterol ra khỏi cơ thể.

RAU MÁ CHỐNG CHỈ ĐỊNH VỚI NHỮNG AI?


Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ... Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.

Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng rau má.

Dù sao thì cũng không thể phủ nhận một vài công dụng của rau má trong y học như sau:

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.

Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương. Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở chuột. Các nghiên cứu cho thấy rằng các vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này xuất hiện có thể xác nhận việc sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết thương.

Giảm lo âu

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.

Các lợi ích khác

Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai...

Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược "nguồn mạch sự sống" bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.

MỘT SỐ MÓN NGON VỚI RAU MÁ


Rau má trộn thịt bò xào

Nguyên liệu:
- 200 g thịt bò rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng
- 300 g rau má, chọn lá non, nhặt rửa sạch, để ráo nước
- 1 củ hành tây nhỏ, bóc vỏ, thái khoanh mỏng
- Tỏi băm nhỏ, giấm, nước mắm, đường, dầu ăn.
Thực hiện:
- Ướp thịt bò với một ít nước mắm, dầu ăn.
- Xào tỏi thơm, cho một ít hành tây thái mỏng vào chảo đảo đều rồi cho thịt bò vào xào, để lửa lớn, thịt chín tái cho ra đĩa.
- Hòa tan giấm với đường cho vừa miệng (có vị chua ngọt là được) cho nốt hành tây đã thái mỏng còn lại vào trộn đều, để ít phút cho ngấm.
- Trộn thịt bò, rau má, củ hành tây ngâm giấm, đường, cho thêm một ít dầu ăn.
- Dùng thay món xào trong bữa cơm, ăn kèm với tương ớt.

Chân gà hấp rau má

Nguyên liệu:
- 2 cặp chân gà
- 10gr rau má
- Hành hương
- 10 cọng đầu hành
- Muối, tiêu, chanh
- Hạt nêm thịt gà
Thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch chân gà, lột bỏ lớp da bên ngoài.
- Ướp chân gà với chút hạt nêm thịt gà, để vài phút cho ngấm gia vị.
- Xếp chân gà vào xửng, cho thêm vài cọng đầu hành vào hấp đến khi chân gà chín mềm nhừ.
- Tiếp đến, cho rau má vào, rắc thêm chút hành hương thái nhỏ, đậy kín nắp vung, nhấc xuống.
- Món này dùng nóng, chấm kèm nước tương hoặc muối chanh.

Canh rau má nấu hến

Nguyên liệu
- 500g hến còn vỏ.
- 300g rau má.
- 2 củ hành tím ớt hiểm, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.
Thực hiện
- Hến ngâm nước, rửa sạch. Bắc nồi nước nấu sôi, cho hến vào luộc, khuấy đều cho thịt hến rớt ra, vớt thịt hến để riêng, ướp hến với bột nêm, nước mắm.
- Nuớc luộc hến gạn lấy nước trong.
- Rau má rửa sạch, hành tím bào mỏng.
- Phi thơm hành tím, cho hến vào xào sơ.
- Nấu sôi nước luộc hến cho rau má vào, nêm nếm vừa ăn, nấu khoảng 3 phút thì tắt bếp, rau chín quá sẽ không ngon.

Canh rau má nấu thịt



Nguyên liệu:
- 100g rau má
- 100g thịt xay
- 1 cọng hành lá
- 3 thìa cà phê hạt nêm từ thịt Knorr
- ½ thìa cà phê tiêu
- 1 thìa súp dầu ăn
- ½ thìa cà phê đường
- 1 lít nước dùng
Thực hiện:
- Thịt xay ướp với tiêu, dầu ăn và 1 thìa cà phê hạt nêm từ thịt Knorr, vo viên
- Đun nóng nước dùng, cho thịt viên vào nấu chín, nêm thêm đường và hạt nêm từ thịt Knorr cho vừa ăn
- Khi nước sôi, cho rau má vào, đợi nước sôi lại tắt bếp. Cho ra tô, rắc hành lá cắt nhỏ.

Gỏi rau má chả cá


Nguyên liệu:
200g rau má, 150g cá thác lác nạo, 2 nhánh hành lá, 2 quả chanh, 1 quả ớt sừng đỏ . Gia vị: hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn.
Thực hiện:
- Cho cá thác lác vào bát, trộn với đầu hành lá thái nhuyễn, nêm 1 muỗng cà-phê hạt nêm, quết cho đều và dẻo.
- Rau má bỏ lá già úa, rửa sạch, chần qua nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh, để ráo.
- Chanh vắt lấy nước. Ớt bỏ hạt, thái sợi.
- Đun sôi 5 muỗng súp dầu ăn, cho cá thác lác vào rán vàng đều, để ráo dầu, thái miếng dày 0,5cm .
- Làm nước trộn: Hoà tan 2 muỗng súp đường, 1 muỗng súp cốt chanh, 1 muỗng súp nước mắm, 1/2 muỗng cà-phê tiêu.
- Cho rau má, chả cá, ớt và nước trộn vào tô, trộn đều, để 2 phút cho thấm. Gắp ra đĩa.

Canh rau má tôm khô


Nguyên liệu:
- 35g tôm khô (chọn loại vừa)
- 300g rau má
- Gia vị: muối, hạt nêm, đường, tiêu
Cách làm:
- Ngâm tôm khô với nước ấm khoảng 5 phút. Tôm hơi mềm, rửa lại với nước sạch, để ráo nước, giữ nguyên con. Rau má nhặt bỏ lá vàng và lá sâu, rửa sạch.
- Đun sôi 800ml nước, cho tôm khô vào nấu với lửa nhỏ để ra nước ngọt. Vặn lửa lớn, khi nước sôi bùng trở lại, cho rau má vào, nêm 1,5 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối. Khi nước sôi lại, tắt bếp. Múc canh ra bát lớn, thêm 1/3 thìa cà phê tiêu nếu thích.



Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu






(ST)