Tác dụng của việc ăn rau mồng tơi
20 địa điểm ẩm thực Hà Nội ngon rẻ bạn không nên bỏ qua
Thói quen tốt cho trí nhớ: Sử dụng rượu vang điều độ
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy vỏ táo có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bởi trong vỏ táo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thành phần tương đương thành phần các loại chất có thể chống ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết . Hơn nữa, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các tế bào kháng ung thư sản sinh thuận lợi.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo không nên ăn táo và vỏ táo không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh tình trạng ngộ độc do các loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… gây ra. Trước khi ăn táo cả vỏ, cần rửa táo thật sạch, ngâm bằng nước muối hoặc dùng công nghệ khử trùng ozon…
Nghiên cứu về các loại thực phẩm có tác dụng chống ung thư của Nhật cũng cho kết quả tương tự. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành thực nghiệm với hơn 1000 đối tượng trên độ tuổi 70. Kết quả là những người thường xuyên uống trà xanh và có thói quen ăn táo cả vỏ có trí nhớ rất tốt và ít mắc các chứng bệnh ung thư.
Nghiên cứu cũng cho thấy, ngoài trà xanh, vỏ táo có tác dụng ngăn ngừa các tế bào gây ung thư, tinh dầu và mùi hương hoa oải hương giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi; hạt dẻ cười có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu khoảng 11,6%…
Tác dụng của quả táo:
Bạn có biết ngoài vị ngọt mát, ăn ngon miệng, táo còn là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe nói chúng và giảm cân nói riêng.
Táo có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng. Táo có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.
Không phải ngẫu nhiên, New York - thành phố giàu đẹp bậc nhất thế giới được người ta đặt cho biệt danh The Big Apple (quả táo lớn). Và liệu có phải chỉ do sở thích ăn táo mà “người hùng công nghệ” Steve Jobs đặt tên cho một công ty có số vốn hóa lớn nhất mọi thời đại trên thị trường chứng khoán hiện nay là Apple?
Bấy nhiêu ví dụ chắc đã khiến bạn thấy rằng táo là loại thực phẩm tốt thế nào khi chúng luôn được sử dụng làm hình ảnh ẩn dụ cho những điều tốt đẹp trên thế giới.
Giảm mỡ máu (cholesterol)
Một quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 4g chất xơ. Một phần trong số chất xơ đó ở dạng Pectin - loại chất xơ hòa tan có tác dụng giảm lượng cholesterol "xấu" – LDL rất đáng chú ý. Pectin ngăn chặn sự hấp thụ Cholesterol giúp cơ thể sử dụng thay vì tích trữ chúng.
Giúp no lâu
Lượng lớn chất xơ có trong táo khiến bạn no lâu hơn mà không bị tiêu thụ nhiều calo (một quả táo bình thường chỉ chứa khoảng 95 calo). Chất xơ phức tạp của táo khiến cơ thể phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với những chất khác như đường hay tinh bột. Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia của Mỹ khuyên rằng những loại thực phẩm chứa ít nhất 3g chất xơ là thực phẩm tốt cho sức khỏe và mỗi người nên ăn khoảng 25-40g chất xơ mỗi ngày.
Giúp bạn thon gọn hơn
Nghiên cứu gần đây được tiến hành trên chuột cho thấy, một loại axit có trong vỏ táo là Axit Ursolic làm giảm nguy cơ béo phì. Trong báo cáo được đăng tải trên HuffPost UK, các nhà khoa học giải thích, Axit Ursolic thúc đẩy cơ thể đốt cháy calo, tăng việc hình thành cơ và giảm chất béo lâu năm trong cơ thể.
- Hỗ trợ “giải quyết” các vấn đề về hô hấp
Theo BBC, ăn ít nhất năm quả táo mỗi tuần giúp phổi hoạt động tốt hơn nhờ chất chống oxy hóa Quercetin có trong vỏ táo (giống với chất có trong hành tây và khoai tây). Lợi ích của táo đối với hệ hô hấp thậm chí còn tuyệt vời hơn nữa: Trong một nghiên cứu năm 2007, người ta thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều trái cây, nhất là táo sẽ giúp ngăn chặn bệnh hen suyễn ở thai nhi.
Táo có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
Giống như cam, táo là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Mỗi quả táo chứa khoảng 8mg vitamin này, vì thế chúng sẽ cung cấp khoảng 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.
- Ngừa ung thư
Thông tin từ WebMD cho biết, năm 2004, các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy một chất hóa học trong táo có thể ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết. Và trong năm 2007, một nghiên cứu khác của ĐH Cornell đã tìm thấy thêm hợp chất được gọi là Triterpenoids có khả năng chống lại các bệnh ung thư gan, ruột kết và ung thư vú.
- Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition) kết luận, cũng giống như quả lê và quả việt quất, táo có mối liên hệ với việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2 nhờ chất chống oxy hóa có tên Anthocyanins. Đó cũng là chất có trong các loại rau và hoa quả màu đỏ, tím và xanh.
- Tốt cho não
Táo kích thích gia tăng sự sản xuất Acetylcholine – chất kết nối các tế bào thần kinh. Vì thế, táo là lựa chọn tốt giúp tăng trí nhớ và giảm tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer – mất trí nhớ khi về già
Chống táo bón:
ăn mỗi ngày từ 1-2 quả táo thì tiêu hóa rất tốt, đi cầu dễ dàng.
Chống nhiễm khuẩn:
Đặc biệt sau các bữa ăn chính, tráng miệng bằng táo tươi sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng và viêm dạ dày.
Nhuận mật:
Dùng táo ngâm rượu uống có tác dụng lưu thông mật, chống tạo sỏi.
Người có sỏi mật có thể uống rượu táo mỗi ngày 5 lần, mỗi lần ½ ly kết hợp với uống ¼ ly dầu ô liu có thể làm tan sỏi mật, đồng thời táo có thể làm giảm luợng cholesteron.
Do vậy người ăn nhiều táo có thể phòng được sỏi đường mật và cholesterol máu.
Trong lĩnh vực thẩm mỹ:
nguời ta dùng rượu táo làm làm bớt gầu tóc và làm chất thơm để khử mùi hôi của cơ thể, nhất là ở những người có mồ hôi dầu.
Giảm đau đầu:
uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu.
Tác dụng tiêu mỡ, giảm béo:
Ăn mỗi ngày 2 quả có tác dụng giảm béo và chất mỡ dư thừa của cơ thể.
Táo làm giảm nguy cơ đột quỵ:
nhất là đối với những người cao tuổi.
Học viện Quốc gia về cây ăn quả Nhật đã công bố một công trình nghiên cứu, theo đó ăn mỗi ngày 1-2 quả táo (400gr táo) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu (chất này gây xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây tăng huyết áp).
Ngoài ra ăn táo còn làm tăng lượng vitamin C có tác dụng gia tăng sức bền thành mạch máu và sức đề kháng của cơ thể.
Tham khảo thêm 8 công dụng bất ngờ của quả táo ta
Khi dùng làm thuốc mọi người thường hay sử dụng táo tàu, ít ai biết rằng táo ta cũng có nhiều tác dụng có thể phòng và chữa bệnh.
1. Chữa chứng suy giảm trí nhớ: một nắm quả táo đun trong 1/2 lít nước cho cạn còn khoảng 250ml, thêm ít mật ong hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
2. Chữa cảm cúm: một muỗng dịch ép tươi của quả táo, thêm một nhúm nhỏ bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ ngăn ngừa được chứng cảm lạnh.
3. Rối loạn đường tiêu hóa: vỏ cây táo có tác dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ và chứng đau bụng. Dịch chiết của vỏ cây còn có tác dụng thông tiện và chống đầy hơi.
4. Chữa trĩ: lấy khoảng vài cành lá tươi cây táo đặt trên một nồi nước sôi rồi đậy nắp để hấp cho lá táo chín, sau đó nghiền lá táo đã hấp chín trong một ít dầu thầu dầu hoặc dầu mè, lấy hỗn hợp này lúc còn ấm đắp lên búi trĩ. Mỗi ngày hai lần và liên tục trong một tuần sẽ thấy kết quả.
5. Bệnh đường miệng: nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua.
6. Chữa viêm kết mạc: dịch chiết của lá táo được dùng để rửa mắt trong trường hợp viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.
7. Nuôi dưỡng tóc: Lấy bột lá táo trộn thành khối nhão rồi bôi lên da đầu mỗi ngày sẽ làm sạch da đầu, ngừa được gàu cũng như các bệnh nhiễm da đầu. Nó còn có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh hơn và giữ tóc đen bóng.
8. Nhân hạt táo: khi sao đen được dùng làm thuốc an thần, chữa suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, trẻ em hay đổ mồ hôi trộm hoặc người lớn đổ nhiều mồ hôi. Liều dùng 2-3g/ngày sắc uống.
Có thể dùng táo ta thay thế táo tàu như một loại thuốc bổ, đặc biệt là bổ não và nhiều dược tính tốt. Tuy nhiên khi sử dụng hạt không nên dùng hạt sống, vừa không có tác dụng, vừa gây thêm chứng đầy trướng tì vị.
Công dụng chữa bệnh của quả táo mèo
Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Công dụng chữa bệnh của quả đào tiên
Công dụng của la hán quả
(st)