Tác dụng làm đẹp của bí đao



Theo y học cổ truyền, bí đao có công dụng thanh nhiệt, giúp làm tan đờm, giải độc và cả giảm béo. Chúng ta cùng điểm lại tác dụng làm đẹp của bí đao nhé!



Bí đao có tính thanh nhiệt và giải độc.

Không chỉ chế biến thành món canh ngon trong ngày hè giúp chữa một số bệnh, bí đao còn có tác dụng rất tốt để làm đẹp da. Sau đây là một số công dụng quý của bí đao mà bạn không nên bỏ qua:

Trị nóng trong

Ép bí đao lấy nước, trộn vài giọt muối dùng làm nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, dùng nước ép bí đao còn giúp phòng ngừa cảm, giảm mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy.

Giúp giảm cân


Bí đao không chứa chất béo, có chứa hợp chất hóa học hyterin – caperic có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ nên ngăn chặn được sự tích lũy mỡ trong cơ thể, chống tình trạng béo phì. Một số món canh dùng đều đặn hàng ngày giúp giảm cân:

- Canh bí đao nấu gừng: Nấu cả vỏ và hạt bí đao, cho trên gừng tươi, trần bì, muối, nước. Hạt bí đao lợi thấp, vỏ bí đao lợi thủy nên ăn được cả vỏ hạt bí đao thì công hiệu càng cao. Trần bì có tác dụng lý khí, kiện tỳ, lợi thấp, gừng hành thông dương hóa ẩm lợi thủy ăn kết hợp với bí đao sẽ hỗ trợ giảm béo.

- Canh bí đao vỏ bưởi: Vỏ bưởi để cả cùi trắng, thái nhỏ, đun sôi với 1 lít nước trong 30 phút và bỏ bã. Bí đao khoảng nửa cân gọt vỏ, xay nhuyễn và cho vào nước vỏ bưởi đun thành canh, uống ngày 2 lần vào lúc bụng đói sẽ giúp tiêu mỡ.

- Bí đao luộc: Bí đao gọt vỏ, thái miếng to, luộc ăn hàng ngày sẽ tạo cảm giác no miệng, giảm bớt lượng cơm nên giảm cân nhanh hơn.

- Nước ép bí đao: Mỗi ngày uống một quả bí đao ép giúp cơ thể thon gọn nhanh chóng.

Trị da khô

Thái bí đao thành lát mỏng đắp lên mặt tuần 2 lần sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da.

Chống nhăn da

Xay bí đao nhuyễn và trộn thêm mật ong đắp mặt giúp làm căng và sáng da một cách tự nhiên. Cách này thực hiện 2 lần một tuần còn giúp giảm tàn nhang trên da.

Kem làm trắng và mịn da

Cao bí đao thành phẩm có màu nâu sậm, được dùng để chăm sóc da hàng ngày.

Đây là cách làm hơi cầu kỳ, nhưng bạn có thể trữ sản phẩm trong tủ để dùng lâu dài. Nguyên liệu gồm 500g bí đao (bỏ vỏ và ruột), 1 lít rưỡi rượu, 1 lít nước cho vào nồi đất đun nhừ rồi nghiền kĩ, lọc qua vải màn cho mịn. Sau đó đổ thêm 0,5kg mật ong vào nấu chừng 2h cho tới khi hỗn hợp cô lại. Để cao nguội và cho vào lọ kín, cất tủ lạnh dùng dần. Loại kem này có tác dụng làm căng mịn da, giúp giảm mụn và tạo một làn da sáng hồng.

Bí đao giúp giảm béo rất tốt.


Những nghiên cứu mới đây cho thấy, bí đao có tác dụng giảm béo rất hiệu quả.

Bí đao là một loại quả quý, vừa có thể dùng làm thực phẩm lại có thể làm thuốc. Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, bí đao có tác dụng giảm béo.

Bí đao chứa protit, đường, chất xơ, caroteen, vitamin PP, B1, B2, C, các chất canxi, sắt… Bí đao có thể ức chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, phòng chống sự tích mỡ của cơ thể. Ngoài ra, hạt bí đao có tác dụng của một tố chất can thiệp vào sự tăng sinh, còn vỏ bí đao có tác dụng lợi tiểu.

Theo các nhà dinh dưỡng học, bí đao không chứa chất béo, có chứa hợp chất hóa học hyterin - caperic có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ nên ngăn chặn được sự tích lũy mỡ trong cơ thể, chống tình trạng béo phì. Vì vậy, dùng bí đao nấu canh ăn thường xuyên sẽ tốt cho những ai đang có nguy cơ béo phì.

Trong y học cổ truyền, bí đao được dùng làm thuốc với tên gọi là “đông qua”, nó có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng, giải khát, làm mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng mụn nhọt...

Theo lương y Hoài Vũ, hằng ngày có thể dùng bí đao ép ra để lấy từ 0,2 - 0,5 lít nước (tương đương 200 - 500g bí đao) thì không gây tác hại gì, và có thể dùng lâu dài để làm giảm mỡ ở gan. Ngoài ra bí đao còn có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt và làm đẹp da, rất có lợi cho cơ thể.

Một công thức canh bí dễ làm là lấy 500g bí đao, giữ cả vỏ và hạt, rửa sạch, thái miếng, cho thêm trần bì, gừng tươi, muối, nước vừa đủ và nấu cho chín bí. Loại canh ấy nếu mỗi ngày một lần thì sẽ nhanh thấy tác dụng. Hạt bí đao lợi thấp, vỏ bí đao lợi thủy nên ăn được cả vỏ hạt bí đao thì công hiệu càng cao. Trần bì có tác dụng lý khí, kiện tỳ, lợi thấp, gừng hành thông dương hóa ẩm lợi thủy ăn kết hợp với bí đao sẽ hỗ trợ giảm béo.



7 cách chế biến bí đao thành nước giải khát chữa bệnh



 Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo.
Bí đao ngoài dùng làm rau ăn, phương thức chế biến bí đao thành các loại nước giải khát còn ít người biết đến. Dưới đây xin được giới thiệu một số cách chế biến bí đao dùng làm nước giải khát chữa bệnh.

Cách 1:

Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...

Hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu rất tốt đối với chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, huyết áp cao. 

Cách 2:

Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; Dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; Hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có công dụng giải say nắng, làm hết khát, trừ phiền, lợi thủy, cầm lỵ... Hai loại quả phối hợp với nhau tạo nên một thứ nước giải khát chữa bệnh lý tưởng trong mùa hè.

Cách 3:

Bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ các nước Ðông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; Bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; Cà rốt cạo vỏ, thái miếng; Trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát.

Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả. Theo y học cổ truyền, bình quả có công dụng sinh tân chỉ khát, kiện tỳ ích vị, giải nhiệt thanh tâm; Cà rốt có công dụng bổ tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí chỉ khái.

Cách 4:

Vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2.000ml. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày.

Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, đậu răng ngựa vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).

Cách 5:


Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng; Lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát.

Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu... Theo y học cổ truyền, lá sen vị hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải thử, khai vị thăng thanh, chỉ huyết, làm nhẹ mình.

Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm.

Cách 6:

Bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Theo y học cổ truyền, xa tiền tử vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, trừ thấp hóa đàm, chỉ tả. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt.

Cách 7:


Bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày.

Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ lợi thấp, tán huyết giải độc; Thường dùng làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng...

Giảm cân hiệu quả nhờ bí xanh và dứa


Giờ đây, chuyện cân nặng không còn là vấn đề lớn với tôi nữa vì tôi có thể giảm 2 kilogam trong vòng 1 tuần chỉ nhờ bí xanh và dứa.

Tôi không biết các chị em khác như thế nào chứ tôi thì luôn lo lắng về vấn đề cân nặng của mình. Thế nên, bất cứ khi nào thấy vòng 2 hơi bất thường hơn một chút, ý là to ra một chút là tôi đã cảm thấy lo lắng. Tự nhiên thành thói quen, cứ thấy ở đâu nói đến giảm cân với giữ dáng là thế nào tôi cũng phải “ngó” xem có học tập được gì không. Lần này đọc thấy chuyên đề Giảm cân mùa nóng của chuyên mục, tôi nhận ra rằng mình không phải là người duy nhất luôn có tâm trạng lo lắng về vấn đề tế nhị là cân nặng. Nhân đây, tôi cũng xin được chia sẻ về bí quyết giảm cân hiệu quả của tôi.

Phải nói rằng, tôi thuộc tạng người “béo thì dễ chứ gầy thì rất khó”. Cho dù tôi có không ăn không uống thì tôi vẫn cứ tăng cân. Trong vòng 1 tuần, nếu tôi “chẳng may” cảm thấy “vui miệng” mà ăn nhiều hơn bình thường một chút là thế nào cuối tuần cũng tăng ít nhất là 1  kilogam. Và nếu trước đây mà hỏi tôi làm sao để giảm 1 kilogam đó thì tôi sẽ trả lời là “tôi không biết”. Nhưng bây giờ thì tôi đã có một bí quyết, với bí quyết này, không những tôi có thể giảm cân mà còn giữ cho da dẻ của mình đẹp hơn, không bị nhăn nheo khi giảm cân như nhiều người vẫn mắc phải. Đó là: sử dụng bí xanh và dứa.

Nguyên liệu

- 1 quả bí xanh
- 1 - 3 quả dứa
- Vài viên đá (được đập vụn)


Thực hiện

1. Bí xanh bỏ vỏ, cắt ruột thành từng miếng tùy ý.
- Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ thành từng miếng tùy ý.


2. Cho bí xanh, dứa vào máy ép (hoặc có thể dùng máy xay sinh tố). Đổ nước ép ra cốc, cho thêm đá vào để được một ly nước quả thật tuyệt.


Cách này vừa dễ làm lại rất hiệu quả. Mùa hè, cả bí xanh và dứa đều có sẵn, hơn nữa lại có tính mát nên rất tốt cho cơ thể. Bí đao thuộc họ bầu bí, Đông y gọi là đông qua, có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có độc tính, mà có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy.

Trường kỳ ăn bí xanh có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân, chống béo phì. Sở dĩ bí xanh có tác dụng giảm cân vì bí xanh không chứa chất béo, có chứa hợp chất hóa học hyterin - caperic có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ nên ngăn chặn được sự tích lũy mỡ trong cơ thể, chống tình trạng béo phì.

Còn dứa có tác dụng giảm cân là vì dứa cũng như các loại quả khác là đu đủ, kiwi, trong thành phần có chứa Bromelin - một loại enzim giúp thuỷ phân protein thành các axit amin, có tác dụng tốt trong việc tiêu hoá, và phân giải lượng calories thừa trong cơ thể.

Hỗn hợp nước ép bí xanh và dứa quả thực vừa dễ uống lại làm cho cơ thể mát mẻ và nhẹ nhõm. Một điều đặc biệt khiến tôi tin tưởng vào thức uống này là tôi hoàn toàn có thể uống nó ngay cả trước bữa ăn. Và sau một tuần uống nước ép dứa và bí xanh liên tục, ngày hai cốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, vừa phải, tôi giảm được 2 kilogam. Vậy nên tôi vẫn duy trì thói quen uống nước ép này cho đến khi tôi cảm thấy hài lòng với cơ thể cũng như trọng lượng của mình thì tôi chỉ uống 1 cốc/ ngày mà thôi. Sau hơn 1 tháng uống đều đặn nước ép dứa và bí xanh, tôi còn nhận ra một điều là trong người tôi lúc nào cũng cảm thấy mát mẻ, da dẻ có vẻ mịn màng và căng mọng hơn.

Nếu tôi mà biết được tác dụng của loại nước ép bí xanh và dứa sớm hơn thì tôi đã không còn phải lúc nào cũng quá lo lắng về cân nặng của mình nữa và chắc chắn tôi sẽ tự tin hơn rất nhiều từ trước đây. Giờ đây, chuyện cân nặng không còn là mối bận tâm lớn của tôi nên tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm này cùng các bạn.

Chúc các bạn cũng thành công!



Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của lá sen với sức khỏe của bạn
Tác dụng của nụ hôn
Tác dụng của chuối
Tác dụng chữa bệnh của cây chè vằng
Tác dụng của mật ong

(ST)