Tác dụng phụ của việc ăn khổ qua bạn nên biết

Khổ qua (mướp đắng) có rất nhiều công dụng nhưng không phải là hoàn toàn tốt đối với sức khỏe của nhiều người. Sau đây là những tác dụng phụ của việc ăn khổ qua mà bạn cần nên hiểu rõ:

1. Tăng nguy cơ sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt: Khổ qua chứa thành phần hóa học tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh. Do đó, phụ nữ mang thai và trong lúc có kinh nguyệt không nên ăn nhiều loại quả này

2. Làm giảm khả năng sinh sản: Ăn nhiều khổ qua làm gia tăng quá mức hóc-môn tình yêu tạo ra những thành phần gây hại cơ thể và làm giảm khả năng sinh sản. Những người "hiến muộn" tuyệt đối nên gạt khổ qua ra khỏi danh sách thực đơn bữa ăn.

3. Tác động xấu đến trẻ em: Ở trẻ em, khổ qua gây khó tiêu. Phần ruột và hạt khổ qua còn chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nên chần (trụng) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến để làm nồng độ hóa chất có trong khổ qua nhé!

4. Ảnh hưởng xấu cho bệnh nhân gan và thận: Gây khó tiêu và đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa.

5. Có thể gây hôn mê: Ăn nhiều khổ qua, làm hạ glucose huyết (đường huyết), gây thiếu hụt năng lượng khiến não phải tìm năng lượng từ nhiều nguồn khác. Thậm chí có thể gây hôn mê nữa đấy! Những người có tiền sử huyết áp thấp nên tránh hoặc hạn chế sử dụng nhé!

6. Xuất hiện chứng "thiếu máu tan huyết": Khi ăn nhiều khổ qua, các chất hóa học trong khổ qua tác động lên enzyme, khiến chúng hoạt động bất thường gây thiếu hụt máu và là nguyên nhân xuất hiện bệnh "thiếu máu tán huyết".

Khổ qua vẫn là một loại rau quả rất tốt cho sức khỏe nếu ta biết dùng đúng đối tượng và nhất là đúng lượng vừa phải. Nên phối hợp với những món ăn khác để làm phong phú thêm cho thực đơn bữa cơm gia đình nhé!