Tác dụng sau khi bỏ thuốc lá



Trong vòng 20 phút sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng, cơ thể của bạn bắt đầu một loạt những thay đổi kéo dài trong hàng năm. Sau đây là một số tác dụng của việc cai thuốc do các chuyên gia ở tạp chí Y học trực tuyến (HC) Mỹ giới thiệu.


Một số tác dụng của việc cai thuốc do các chuyên gia ở tạp chí Y học trực tuyến (HC) Mỹ giới thiệu.



Giảm chi phí hàng năm
Chi phí về thuốc lá của những người nghiện mỗi năm rất lớn, ngoài ra còn kéo theo những khoản chi phí khổng lồ khác, nhất là cho ngành y tế, bảo hiểm. Bởi vậy nếu bỏ được thuốc lá sẽ giảm được rất nhiều chi phí vô ích.

Giảm độc hại tích tụ trong cơ thể
Theo nghiên cứu thì hút thuốc lá là cách đưa rất nhiều độc tố vào cơ thể, kể cả virút, vi khuẩn và các chất ngoại lai gây bệnh hiểm nghèo khác.

Tăng cường khả năng tuần hoàn máu
Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, việc bỏ thuốc lá giúp cho máu tuần hoàn tốt lên não và các bộ phận khác trong cơ thể. Đặc biệt nó giúp cho cuộc sống tình dục sung mãn, hạn chế căn bệnh bất lực, kể cả ở đàn ông lẫn đàn bà.

Bỏ thuốc giấc ngủ sẽ sâu hơn
Theo các chuyên gia ĐH Johns Hopkins (Mỹ), khi bỏ thuốc giấc ngủ của con người sẽ đến sâu hơn, không bị gián đoạn bởi hiện tượng "đói nicotin" như khi còn đang hút thuốc.

Làm tăng tính sáng tạo và cảm tình nơi làm việc
Trong bối cảnh kinh tế phát triển, ra đời những trung tâm, công sở mang tính môi trường cao, việc bỏ thuốc lá sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Trước tiên, nó làm cho mọi người có cảm tình với người đã từng nghiện nay bỏ được thói quen này, tiếp đến sẽ làm cho người trong cuộc có "hơi thở thơm tho", giúp cho môi trường trong sạch, đồng nghiệp không hít phải khói thuốc mà người ta quen gọi là hút thuốc thụ động.

Bỏ được các thói quen bất lợi khác
Một nghiên cứu do hãng RealNetworks (Mỹ) vừa thực hiện cho thấy những người bỏ thuốc lá còn bỏ được nhiều thói quen bất lợi khác kể cả thói quen ngồi lỳ trước màn hình hàng giờ, nghiện chơi điện tử, bỏ thói quen thức khuya, dậy muộn, lười tắm giặt, đi làm muộn, bỏ dở học hành...

Làm tăng sức khỏe xương cốt
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH California (Mỹ), những phụ nữ nghiện hút thuốc lá có mức độ suy giảm tỷ trọng khoáng trong xương từ 2,3-3,3% nếu hút thuốc trên 10 năm và tỷ lệ này sẽ tăng nếu sau mãn kinh tiếp tục hút thuốc.

Vì vậy bỏ thuốc lá đồng nghĩa với việc tăng cường sức khỏe hệ thống xương cốt.

Bỏ thuốc lá giảm được những căn bệnh nan y
Đặc biệt là các loại bệnh ung thư như ung thư vòm họng, răng miệng, ung thư vú, ung thư não, ung thư phổi, và nhiều căn bệnh khác liên quan đến khói thuốc.

Hạn chế bệnh ù tai
Theo nghiên cứu, nhóm người hút thuốc lá nói riêng và sử dụng các chất kích thích nói chung có rủi ro mắc bệnh thính lực, giảm sức nghe cao hơn tới 70% so với người không hút thuốc lá, nhất là bệnh ù tai giống như ve kêu.

Hạn chế một số bệnh thường gặp
Ngoài những bệnh nan y, bỏ thuốc lá sẽ giảm được một số căn bệnh thường gặp như bệnh chân tay lạnh do máu tuần hoàn kém, bệnh vẩy nến, đặc biệt là những người nghiện, hút trên một bao/ngày.

Ngoài ra, khi bỏ thuốc còn được quyền tiếp cận với những nơi bị cấm hút thuốc lá 100%, kể cả những nơi giải trí, nghỉ mát, có thể uống cà phê một cách bình thường vì qua nghiên cứu cho thấy có tới 56% lượng cà phê uống vào đối với những người nghiện hút thuốc sẽ bị "rửa trôi" bởi khói thuốc so với người không hút thuốc.

Làm tăng tác dụng của viên thuốc tránh thai
Nếu vừa hút thuốc lá lại vừa uống thuốc tránh thai thì khói thuốc sẽ làm vô hiệu hóa dược phẩm này.

Đặc biệt nó có thể để lại những phản ứng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như làm tăng cục đông máu, cản trở máu lưu thông và dẫn đến căn bệnh đau tim, đột quỵ.

Tóm lại, một khi đã hút thuốc lá thì không nên dùng thuốc tránh thai.

Làm chậm giai đoạn phát triển từ HIV sang AIDS
Nếu mắc bệnh HIV mà nghiện thuốc lá quá trình phát triển từ giai đoạn mang virus HIV sang bệnh AIDS sẽ nhanh hơn rất nhiều so với những người mắc bệnh HIV mà không hút thuốc lá.

Khói thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng hệ thống miễn dịch.

Bỏ thuốc giảm được thuốc chữa bệnh
Những người không hút thuốc sẽ ít mắc bệnh hơn so với nhóm hút thuốc. Một khi bỏ thuốc sẽ giảm được bệnh và kết quả không phải hoặc sử dụng thuốc chữa bệnh ít hơn.

Khói thuốc lá là hóa chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến các enzyme của gan, nơi đảm nhận việc xử lý thuốc chữa bệnh khi con người uống vào và hậu quả những người hút thuốc lá phải dùng liều cao hơn mới có tác dụng so với những người không hút thuốc một khi mắc chung một loại bệnh.

Làm giảm nguy cơ hỏa hoạn
Điều này đã từng được chứng kiến qua thực tế. Những người hút thuốc lá làm tăng mức rủi ro cháy nhà của chính gia đình họ cao gấp 6 lần so với những người không hút thuốc.

Tại Mỹ, theo thống kê thuốc lá là thủ phạm của 55% số vụ hỏa hoạn nguy hiểm.

Ví dụ, ngày 9/4/2008, một cậu bé 3 tuổi ở Texas, Mỹ đã dùng bật lửa của bố thiêu trụi toàn bộ ngôi nhà của gia đình hoặc có những vụ hỏa hoạn rất đặc biệt trong đó những con chim sẻ đã tha cả một mẩu thuốc lá còn đang cháy dở lên mái nhà và hậu quả thiêu rụi cả một doanh nghiệp lớn.

Giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến thần kinh mãn tính
Theo nghiên cứu thì nhóm người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh Crohn, một căn bệnh thần kinh rất nan y cao gấp 4 lần so với nhóm người không hút thuốc.

Đây là căn bệnh để lại nhiều hậu quả như gây tàn tật, đau đớn, tiêu chảy thậm chí nếu nặng có thể phải qua phẫu thuật.

Giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim mạch
Do có chứa hàng trăm chất độc khác nhau nên thuốc lá là thủ phạm tăng bệnh tim mạch, đột quỵ.

Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc. Từ căn bệnh này nó làm tăng nguy cơ đau tim đột ngột, dẫn đến tử vong.

Bỏ thuốc lá cải thiện vẻ đẹp cơ thể
Những người không hút thuốc không chỉ có hơi thở thơm tho, răng không bị xỉn mà làn da còn đẹp hơn những người hút thuốc. Nếu cứ hút, khói thuốc còn làm cho da chóng già dễ bị nhăn nheo do máu lưu thông kém.

Ngoài ra nếu nghiện thuốc trên 20 năm, rủi ro mắc bệnh ợ chua cao gấp 70 lần so với những người bình thường.

Bỏ thuốc giúp ăn ngon miệng
Nếu bỏ thuốc người trong cuộc sẽ được cải thiện về khẩu vị và các chức năng vốn có của các giác quan, giúp ăn ngon miệng, cảm nhận mùi vị tốt hơn và mũi không bị "điếc" so với khi hút thuốc, Hạn chế nguy cơ nghiện các loại thực phẩm bất lợi, giàu mỡ bão hòa và có hàm lượng cholesterol cao.

Hạn chế rụng tóc, bạc tóc
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Viện y học Mỹ, những người hút thuốc lá có rủi ro tóc bạc, tóc gãy cao tới 3-6 lần những người không hút thuốc và tỷ lệ hói đầu gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.

Ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, giảm bệnh cho những người thân trong gia đình do mắc chứng hút thuốc lá thụ động.

Những tác dụng về mặt môi trường
Bỏ thuốc lá sẽ giảm được hiện tượng cháy rừng, cháy nhà, phát sinh các loại khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm được tới trên 4.000 loại hóa chất khác nhau có trong khói thuốc, kể cả những loại hóa chất nguy hiểm như cadnium, arsenic, N-nitrosamine và formanldehyde.

Bỏ thuốc lá cải thiện thị lực, trí nhớ
Môi trường khói thuốc, bất kể hút hay không hút sẽ làm tăng bệnh thoái hóa hoàng điểm cao gấp 2 lần những người không hút thuốc.

Một nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học Hà Lan thực hiện ở 7.000 người gần đây cho thấy, hút thuốc lá là thủ phạm đẩy nhanh quá trình sa sút trí tuệ ở con người, làm cho người ta chóng già vì nó làm suy yếu rất nhanh sức khỏe lẫn chức năng của não lẫn hệ thống miễn dịch.

Làm giảm khả năng vô sinh
Dù là đàn ông hay đàn bà nếu nghiện thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh con.

Ở đàn ông làm tăng bệnh suy giảm cương cứng, suy giảm số lượng tinh trùng. Ở phụ nữ làm giảm khả năng rụng trứng và thụ thai.

Nếu những ai còn trong giai đoạn sinh đẻ thì nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt, bởi nó không chỉ có lợi cho người trong cuộc mà còn có tác dụng cả cho đứa trẻ trong tương lai.




TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


Có rất nhiều con đường mà thuốc lá có thể làm hại bạn: Hút thuốc lá, nhai cau với lá thuốc lào,hít thở khói thuốc lá từ những người quanh bạn. Thuốc lá gây tử vong cho 3 người trong tổng số 10 người chết vì bệnh tim và 9 trong số 10 người chết vì bệnh ung thư phổi. Hút thuốc lá dẫn đến nhiều bệnh ung thư khác như ung tư miệng, đại tràng, vòm họng, thực quản, gan, thận, tuỵ, vú, tử cung và dương vật.

Nếu như bạn bắt đầu hút thuốc lá trước tuổi 18, phổi của bạn sẽ không phát triển và bị co lại, dẫn tới những vấn đề về hít thở và rủi ro bệnh tật sau này. Những người hút thuốc lá chịu rủi ro cao hơn những người không hút thuốc khi bị những khối u trong hệ tiêu hoá và những vấn đề kinh niên về đường ruột (bị bệnh về dạ dày ăn nhiều mà vẫn gầy ). Thêm vào đó những người hút thuốc lá mắc những bệnh này khó điều trị hơn và rủi ro bị mắc lại cũng cao hơn. Hút thuốc sẽ làm tăng rủi ro bệnh loãng xương. Hút thuốc làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn.

Có sự liên quan mang tính khoa học giữa bệnh liệt dương (khi đàn ông mất khả năng cương cứng) và hút thuốc. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những nam giới không có khă năng cương cứng thường gặp ở những người hút thuốc hơn so với người không hút thuốc. Điều này cũng hợp lý vì chất nicotin (chất phụ gia trong thuốc lá) làm cho mạch máu nhỏ hơn và đàn ông chỉ có thể cương cứng được khi máu được dồn mạnh về dương vật . Đương nhiên hút thuốc là cho bạn trông xấu mã vì ngón tay và răng của bạn sẽ vàng, hơi thở có mùi hôi và chóng có nếp nhăn (còn j là 1 nụ hôn lãng mạn nữa ).

Sau đây là chi tiết hơn về hậu quả nghiêm trọng:

Hút thuốc và khả năng sinh sản, rối loạn tình dục ở nam giới
Hút thuốc làm giảm sản xuất tinh trùng, làm dị dạng tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và nguy hiểm hơn là hút thuốc làm giảm nghiêm trọng dòng máu đến dương vật, một số trường hợp gây liệt dương.
Hút thuốc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở nam giới như thế nào?

- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chuyển hoá chính của khói thuốc (là những chất trong khói thuốc được hít vào rồi chuyển hoá trong cơ thể) được tìm thấy trong tinh dịch. Thậm chí một số chất còn tập trung tại đây (cotinine, trans 3 hydroxycotinin).

- Các thành phần của thuốc lá tìm thấy trong tinh dịch có những chất có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase, enzym này cần thiết cho tinh trùng có thể hoạt động được.

- Nam giới hút thuốc so với những người không hút thuốc thì có nồng độ testosterone thấp (hormon này cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng) và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang (hormon nữ hoá).

- Hút thuốc làm giảm số lượng tinh dịch: tuỳ thuộc vào lượng thuốc hút (thôi rồi anh oy ) mà những ngưòi hút thuốc số lượng tinh trùng giảm nhiều hay ít (với những người nghiện thuốc càng nặng thì điều này càng rõ). hút thuốc gây nên viêm hệ thống sinh dục làm tinh trùng khó xâm nhập vào trứng.

- Hút thuốc làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng, giảm chất lượng của tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng gây vô sinh . Hút thuốc làm thay đổi hình dạng của tinh trùng: không phải có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc làm tăng tỉ lệ phần trăm số tinh trùng bị thay đổi hình dạng. Điều này có thể liên quan đến tỉ lệ cao bị sảy thai, dị tật bẩm sinh.

- Hút thuốc gây liệt dương: Những người hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần , do gây xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu mà chúng ta gọi là liệt dương do mạch máu. 82% - 97% nam giới có liệt dương do mạch máu có hút thuốc. ở những nam giới hút thuốc lâu thì nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn, ở những người nghiện thuốc nặng thì nguy cơ đó còn cao hơn nữa.

- Ngoài liệt dương do xơ vữa mạch, hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do co mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể gây ra co thắt động mạch dương vật cấp.

- Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, sinh dục ở nam giới mà nó còn gây ung thư bàng quang. Người ta không xác định được hút thuốc gây ung thư tiền liệt tuyến nhưng người ta thấy ở người ung thư tiền liệt tuyến mà hút thuốc thì sự xâm nhập và di căn của nó tăng lên

Hãy từ bỏ thuốc lá

Trẻ em và người lớn, những người không hút thuốc nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chụi rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có mang mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ em có cha không bao giờ hút thuốc.
Còn đây là hình ảnh khá kinh dị về tác hại của thuốc lá
 

Một số thay đổi về sinh lý và tinh thần sau khi bỏ thuốc.

Triệu chứng

Nguyên nhân

Cách đối phó

Đói thuốc

Cơ thể của bạn đã quen với 1 lượng nicotine, khi lượng đó giảm đi sẽ khiến bạn có cảm giác đói để bạn hút thuốc.

Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Hãy làm 1 cái gì đó đến khi cảm giác đó giảm đi – uống nước, tập thở sâu…

Đầu bồng bênh, mất tập trung

Điều này có thể do thiếu nicotine trong máu. Hãy nhớ là bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine và bây giờ phải tập làm việc không có nicotine.

Hãy làm việc từ từ thôi, đừng quá cố gắng trong vài ngày. Tập thể dục nhiều hơn, làm việc thời gian ngắn hơn xen kẽ với thời gian giải lao nhiều hơn. Chú ý xem mình ăn uống có bình thường không?

Ho

Đây là phản xạ tự làm sạch của phổi. Sau khi ngừng hút thuốc những lông mao giúp làm sạch phổi bắt đầu hoạt động trở lại sẽ đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài.

Nhấp từng ngụm nước ấm sẽ có thể làm giảm ho và sẽ tự hết ho sau đó 1 thời gian sau 1 đến 2 tuần.

Căng thẳng và cáu kỉnh

Bởi vì lượng nicotine trong máu giảm, thành phần hoá học trong người bạn thay đổi. Cơ thể bạn đang cố gắng đối phó với những sự thay đổi đó. Vì vậy nó làm cho bạn cảm giác căng thẳng và cáu kỉnh.

Đi bách bộ, ngâm trong nước ấm, và làm vài động tác thư giãn. Nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình.

Buồn rầu,   trì trệ

Nicotine là chất hoá học kích thích tế bào não tạo nên cảm giác hưng phấn. Phải mất một thời gian để cơ thể của bạn sản xuất cân bằng chất hoá học gây hưng phấn tự nhiên thay cho chất nicotine. Trong thời gian điều chỉnh lại này bạn có thể có cảm giác buồn rầu.

Một bài tập đơn giản như là đi bộ nhanh 5-10 phút chẳng hạn có thể làm bạn thay đổi. Tình trạng này sẽ hết dần dần, không nên lo lắng.

Cảm giác chóng đói

Chuyển hoá trong cơ thể bạn đang trở lại bình thường

Hãy ăn những bữa nhỏ ít năng lượng như là bỏng ngô, cà rốt, quả mận hay cái gì đó. Cố gắng ăn khoảng 6 bữa nhỏ và uống nhiều nước.

Khó ngủ

Bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Chât gây ngủ trong não của bạn có thể đang bị ảnh hưởng trong quá trình tự điều chỉnh lại này.

Ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc.

Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp như khô miệng, rát họng, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, chảy nước mắt, loét miệng và tăng cân.

Điểm đáng chú ý nhất ở đây là tăng cân. Không phải tất cả mọi người đều tăng cân sau khi bỏ thuốc. Trung bình bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg. Nguyên nhân có thể là người bỏ thuốc hoạt động ít hơn, và hay gặp hơn là người bỏ thuốc thường lấy thức ăn thay cho hút thuốc. Rất may là sự tăng cân này có thể tránh được.

- Ăn 3 đến 6 bữa nhỏ hàng ngày chứ không ăn 1 bữa thật nhiều

- Tránh những chất béo

- Ăn nhiều hoa quả và rau tươi

- Vẫn giữ phong độ làm việc, tập luyện nhiều hơn (ví dụ đi bộ nhanh ...)

Nếu vẫn tiếp tục tăng cân cũng đừng lo sợ. Cơ thể của bạn có thể cần có thời gian quen dần với tình trạng không có nicotine. Nếu bạn ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều, tập luyện đều đặn, bạn sẽ giảm cân. Và hãy nhớ rằng lợi ích của việc bỏ thuốc còn giá trị hơn rất nhiều so với cái hại do tăng vài kg.


Những thay đổi của cơ thể sau bỏ thuốc



- 20 phút: Huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường

- 8 giờ: Lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm. Nhiệt độ ngoài da bắt tăng.

- 24 giờ: Lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải. Phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm. 70 % bắt đầu tăng cảm giác ăn ngon miệng.

- 48 giờ: Cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu cải thiện.

- 1 tuần: Giấc ngủ trở lại bình thường.

- 2 tuần tới 3 tháng: Sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện

- 1-9 tháng: Các triệu chứng như ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm. Nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường. Giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- 1-2 năm: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20-50%. Giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành.

- 5 năm: Nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc sau 5-15 năm cai thuốc.

- 10 năm: Nguy cơ bị chết do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng giảm như vậy. Tốc độ phát triển, di căn của ung thư chậm hơn so với người hút thuốc. Nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về như người không hút.

Cai thuốc không bao giờ là muộn, hãy suy ngẫm để cai thuốc ngay bây giờ và mãi mãi.


BẠN ĐƯỢC GÌ KHI BỎ THUỐC LÁ


Trong vòng 20 phút sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng, cơ thể của bạn bắt đầu một loạt những thay đổi kéo dài trong hàng năm.




  

Nghiện thuốc lá (cũng như nghiện những thứ khác như nghiện rượu, nghiện ma túy hay những thứ ít nghe nói đến như nghiện đường, nghiện sô-cô-la và những thứ mới được đưa thêm vào danh sách nghiện như nghiện game, nghiện net, và một thứ nghiện mới nhất được nhiều người nhắc tới là nghiện sex) không dễ gì mà bỏ.

Nhiều người có quan niệm hút thuốc lá mùa hè sẽ nóng, hút thuốc mùa đông sẽ ấm. Suy nghĩ đó là hoàn toàn sai. Hút thuốc lá làm co mạch máu ngoại vi, nên người hút sẽ không cảm thấy nóng hay ấm hơn gì so với không hút thuốc. Không phải ngẫu nhiên mà đang bàn về thuốc lá lại nói chuyện co mạch máu ngoại vi. Đối với đàn ông có chỗ nhiều lúc cần mạch máu giãn ra và có càng nhiều máu dồn về càng tốt. Nếu giờ do hút thuốc mà mạch máu bị co lại, không có hoặc ít máu dồn về, thì tác hại thế nào không cần phải nói thêm.

Nếu bạn đang hút thuốc mà vẫn tự tin, bỏ thuốc bạn sẽ còn tự tin hơn nữa. Còn nếu bấy lâu không tự tin, mà vẫn hút thuốc, thì bỏ thuốc đi, bạn sẽ tự tin ngay trong vòng 20 phút. Nếu lý do đấy chưa đủ để bỏ thuốc thì mời bạn đọc thêm thông tin dưới đây, trích từ khuyến cáo không nên hút thuốc của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, còn hay được biết đến với tên gọi ngắn gọn là “Poster 20 phút”:

Sau khi dừng hút thuốc 20 phút, cơ thể của bạn bắt đầu có một loạt các thay đổi:

20 phút sau khi dừng hút thuốc lá, nhịp tim của bạn trở lại bình thường.

12 giờ sau khi cai thuốc lá, nồng độ khí carbon monoxide trong máu của bạn về mức bình thường.

2 tuần đến 3 tháng sau khi cai thuốc lá, nguy cơ đau tim của bạn bắt đầu giảm; chức năng phổi của bạn bắt đầu cải thiện.

1-9 tháng sau khi cai thuốc lá, bệnh ho và thở hụt hơi của bạn giảm.

1 năm sau khi cai thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh mạch vành do hút thuốc của bạn sẽ giảm một nửa so với người đang hút thuốc.

5 năm sau cai thuốc lá, nguy cơ đột quỵ của bạn giảm xuống bằng mức của người bình thường.

10 năm sau khi cai thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi của bạn bằng một nửa của người hút thuốc.

Nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuyến tụy của bạn đều giảm.

15 năm sau khi cai thuốc lá, nguy cơ bệnh mạch vành của bạn bằng ở mức của người không hút thuốc.


LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI CAI THUỐC



Lợi ích của cai thuốc lá:

Lợi ích trước mắt:

+ Tim mạch: Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm sau ngưng hút 30 phút.

+ Hô hấp: Bạn sẽ khạc đàm nhiều hơn trong một vài tuần đầu tiên là dấu hiệu tốt cho biết tế bào niêm mạc phế quản đã hoạt động trở lại. Nếu bạn mắc viêm phế quản mạn, tần suất, cường độ triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở, thở rít giảm rõ ngay trong những ngày, tuần đầu sau cai thuốc lá.

+ Tai mũi họng: Giảm kích thích vùng hầu họng, bớt ngứa cổ ngay tuần đầu tiên, Bạn sẽ cảm nhận trở lại mùi vị thức ăn và ăn sẽ ngon miệng hơn.

+ Xét nghiệm: Nồng độ CO máu giảm nhanh chóng và trở về bình thường sau 12 giờ.

o Lợi ích lâu dài: thể hiện bằng việc giảm dần dần tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh tật có liên quan đến thuốc lá. Lợi ích lâu dài này được thể hiện ở nhiều khía cạnh:

+ Bệnh lý ung thư: nguy cơ tương đối của ung thư phổi, hầu họng, ung thư khoang miệng, thực quản, tụy tạng, bàng quang giảm dần dần và đạt ở mức ngang với người không hút thuốc lá sau 10 năm.

+ Bệnh lý tim mạch: nếu cai thuốc sau nhồi máu cơ tim thì nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát giảm 50%; nguy cơ tử vong giảm 50% vào 1 năm, mất hẳn nguy cơ tim mạch có liên quan thuốc lá vào 5 năm.

+ Bệnh lý hô hấp: nguy cơ nhiễm trùng phổi giảm, và tốc độ suy giảm chức năng hô hấp theo tuổi trở về dần tới mức sút giảm của người không hút thuốc.

+ Bệnh lý khác: giảm tác hại của thuốc lá lên hệ thống sinh sản, ngưng hút thuốc trước hoặc trong 3 - 4 tháng đầu của thai kỳ giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân.

Tác dụng gây khó chịu của cai thuốc lá:


Ngay tức thì:

+ Một số người cai thuốc lá một cách bình yên, dễ dàng. Nhưng đa số trường hợp, cai thuốc lá đi kèm với các khó chịu cả về mặt tâm thần và thể chất. Ðặc biệt ở những người nghiện nặng. Những khó chịu này gọi là hội chứng cai thuốc lá

+ Hội chứng này thể hiện bằng ít nhất 4 trong 11 triệu chứng sau đây:

- Thèm hút thuốc lá dữ dội.

- Dễ nổi giận.

- Cáu gắt.

- Hung hăng.

- Lo lắng.

- Vật vã.

- Mất tập trung.

- Mất bình tĩnh.

- Mất ngủ.

- Giảm tần số tim.

- Thèm ăn.

+ Hội chứng cai nghiện thuốc lá thường xuất hiện 24 giờ sau cai thuốc, tăng lên đạt đỉnh điểm vào cuối tuần lễ thứ nhất và giảm dần và biến mất sau 4 - 6 tuần.

Lâu dài:

+ Sau nhiều tuần lễ, nhiều tháng cai thuốc, có người vẫn còn muốn hút thuốc lá. Ham muốn này chủ yếu là do lệ thuộc về mặt tâm lý.

+ Tăng cân thường do chuyển hoá cơ bản giảm đi khi ngưng hút thuốc lá và mặt khác là do ham muốn ăn nhiều hơn. Trung bình sau 1 -2 năm cai thuốc lá, người cai thuốc lá sẽ tăng cân khoảng 3 - 5 kg.

Những tình huống và biện pháp ngăn ngừa tái nghiện hút thuốc:

o Tình huống tái nghiện đột ngột: liên quan đến hai hoàn cảnh sau:

+ Hoàn cảnh khó khăn, căng thẳng quá mức, cần hút một điếu thuốc để chống lại.

+ Hoàn cảnh cực kỳ dễ chịu thoải mái, cần hút một điếu thuốc để thêm phần thư dãn.

+ Ðây là hai hoàn cảnh thường khiến bạn rất "yếu đuối" trước cám dỗ của thuốc lá. Bạn cần có suy nghĩ trước về hai hoàn cảnh này và chọn sẵn cho mình hành vi thay thế trong các trường hợp đó.

Tình huống tái nghiện có thể kiểm soát được: thường liên quan đến việc tăng cân nặng sau khi cai thuốc lá. Bạn hút thuốc lá trở lại với mục tiêu giảm cân nặng. Ðối với tình huống này bạn cần trao đổi với bác sỹ để tìm ra cách ăn uống và vận động thể lực phù hợp để giảm cân nặng hơn là hút thuốc trở lại.

Các mốc thời gian sau cai thuốc cần phải cảnh giác nguy cơ tái nghiện cao nhất:

+ Trong một tháng đầu tiên: nguyên nhân là do hội chứng cai nghiện thuốc lá, bạn cần báo cho bác sỹ để bác sỹ cho lời khuyên và các thuốc men nhằm làm giảm đến mức tối đa các tác dụng khó chịu của hội chứng này.

+ Ba - sáu tháng sau cai thuốc: lúc này hội chứng cai thuốc lá không còn nữa, bạn chủ quan cho rằng mình đã cai được thuốc lá và cho rằng nếu chỉ hút một hai điếu do bạn bè mời mọc thì sẽ chẳng sao. Hãy nhớ rằng chỉ hút trở lại dù chỉ một điếu bạn sẽ nhanh chóng trở lại nghiện thuốc lá. Như vậy trong giai đoạn này nâng cao cảnh giác trong mọi tình huống là điều cần thiết, hãy mạnh dạn nói với người thân và bạn hữu rằng bạn đang cai thuốc lá và hãy đừng mời bạn hút.

+ Sáu tháng - một năm: đây là thời điểm những xung đột trong cuộc sống và công việc xảy ra, bên cạnh đó số lần và thời gian bạn gặp bác sỹ cũng đã thưa thớt rồi, nên bạn rất dễ hút trở lại để giải quyết vấn đề. Hãy nhanh chóng điện thoại cho bác sỹ để có lời khuyên phù hợp.

+ Sau một năm: quá trình cai thuốc lá của bạn được xem là thành công, nếu bạn hút trở lại thì hoàn toàn không phải do bạn bị lệ thuộc thuốc lá mà bởi vì bạn muốn hút. Hãy nhớ lại lúc nhỏ bạn từ cậu bé không biết hút thuốc trở thành người nghiện hút thuốc lá như thế nào và bạn đã chịu khổ sở như thế nào khi hút và khi cai thuốc. Hãy điện thoại cho bác sỹ nếu thấy cần thiết.





Cách bỏ thuốc lá hiệu quả
Bí quyết bỏ thuốc lá hiệu quả nhất
Cai sữa mẹ uống thuốc gì?
Tác dụng chữa bệnh của bắp cải
Củ cải có tác dụng gì?
Công dụng chữa bệnh của củ cải trắng
Mẹo khử mùi thuốc trong phòng
Cách cai rượu hiệu quả




(st)