Kinh nghiệm nuôi bò vỗ béo cho năng suất cao
Cách sử dụng kính áp tròng đúng cách, để không hư hại mắt
Kính áp tròng có màu nhìn trông rất đẹp và làm cho đôi mắt cũng đẹp theo. Nhưng đằng sau cái đẹp đó lại tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe rất lớn.
Nguy cơ mù mắt vì kính áp tròng
Các nhà khoa học cảnh báo, những người sử dụng kính áp tròng có thể bị mù mắt nếu mắc một loại ký sinh trùng thường được tìm thấy trong nước máy.
Người đeo kính áp tròng luôn phải giữ cho mắt kính sạch sẽ. (Ảnh: CTV)
Trang Daily Mail dẫn lời Fiona Henriquez, một nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Tây Scotland cho biết, ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm tàng đối với mọi người sử dụng kính áp tròng.
Theo các chuyên gia, loại ký sinh trùng đơn bào bé nhỏ này thường được tìm thấy trong nước máy, bụi, ngoài biển và các bể bơi. Chúng có thể tự vỗ béo bằng cách ăn các vi khuẩn tồn tại trong những mắt kính áp tròng bẩn.
Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được gắn vào mắt người, Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi nảy nở. Hậu quả từ cuộc tấn công của Acanthamoeba sẽ là các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí trên và đau mắt.
Graeme Stevenson - một chuyên gia nhãn khoa Anh khẳng định, thị lực của người đeo kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng có thể bị tổn hại vĩnh viễn chỉ trong vòng 1 tuần. Ông Stevenson nói: “Nếu nhiễm trùng xâm nhập vào lớp thứ ba của nhãn cầu, nó sẽ khiến mắt bạn nhìn như kính chắn gió xe hơi bị phủ đầy sương giá”.
Thống kê cho thấy, mặc dù số trường hợp đeo kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba không nhiều nhưng quá trình điều trị kéo dài, đau đớn và không hoàn toàn hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc, một số bệnh nhân sẽ bị mù.
Ký sinh trùng Acanthamoeba gây hại cho mắt người đeo kính áp tròng. (Ảnh: Daily Mail)
Ông Stevenson cho biết thêm rằng, rất nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba xảy ra mỗi năm là do mọi người không tuân thủ lời khuyên của các chuyên gia nhãn khoa khi dùng kính áp tròng.
Lời khuyên để tránh nhiễm trùng là luôn giữ kính áp tròng và hộp đựng sạch sẽ (có thể dùng dung dịch chuyên dụng để rửa) cũng như thay mắt kính thường xuyên. Hiệp hội kính áp tròng Anh khuyến cáo mọi người không nên đeo kính áp tròng khi bơi, trừ khi bạn có đeo thêm kính bơi bên ngoài. Và nếu bạn vẫn đeo kính áp tròng khi tắm vòi hoa sen, hãy nhắm mắt thật chặt.
Bị amip ăn giác mạc từ đeo kính áp tròng
Mới đây, các nhà khoa học Anh đã lên tiếng cảnh báo về một loại amip ăn giác mạc có khả năng gây mù lòa cho những người đeo kính áp tròng trên toàn thế giới
Trong bài phát biểu của mình tại Festival Khoa học Anh diễn ra ở Aberdeen, Scotland vừa qua, Giáo sư Craig Roberts (Đại học Tây Scotland) đã đề cập đến một loại ký sinh trùng cực nhỏ với tên gọi Acanthamoeba (hay amoeba). Đó là sinh vật đơn bào có thể được tìm thấy khắp nơi trong đất, dưới biển, trong nước máy và cả ở hồ bơi, gây viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt có khả năng dẫn đến mù lòa.
Cũng cách đây không lâu, bệnh viện mắt Southampton General (Anh) đã công bố trường hợp một bệnh nhân có tên Jennie Hurst bị mù một mắt vì đeo kính áp tròng khi bơi. Các bác sĩ sau đó đã tìm thấy Acanthamoeba trong mắt cô.
Rửa kính áp tròng với nước máy là một trong những nguyên nhân lây nhiễm amip ăn giác mạc. (Ảnh: Internet)
Ai cũng có thể nhiễm amip ăn giác mạc nhưng nguy cơ đó ở người sử dụng kính áp tròng cao hơn nhiều so với những người không đeo loại kính này. Nếu thấy nhóm triệu chứng bao gồm đau mắt, tấy đỏ, mắt nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ thì phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về một số bước cực kỳ đơn giản có thể hạn chế việc lây nhiễm amip ăn giác mạc nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng, bao gồm:
- Sử dụng và thay thế kính áp tròng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhãn khoa
- Không bao giờ được rửa kính với nước máy
- Luôn luôn tháo bỏ kính trước khi đi bơi hoặc khi tắm.
Hậu quả do đeo kính áp tròng có màu
Kính áp tròng có màu nhìn trông rất đẹp và làm cho đôi mắt cũng đẹp theo. Nhưng đằng sau cái đẹp đó lại tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe rất lớn
Mù vĩnh viễn
Kính áp tròng có màu thường có các thành phần hóa học quá mức, lại kết hợp với các thói quen xấu khi đeo kính hoặc mắt bị nhạy cảm với thời tiết có thể gây ra tắc nghẽn ở mắt, viêm ở mắt, thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng làm cho các giác mạc bị biến dạng và nhiễm trùng mắt, gây ra các bệnh nghiêm trọng như thủng giác mạc mắt, và thậm chí dẫn đến bị mù mắt vĩnh viễn. Hơn nữa, màu kính áp tròng sẽ làm giảm tầm nhìn của mắt vì phụ thuộc vào vật liệu của kính áp tròng.
Tẩy da chết ở giác mạc biểu mô
Hiện nay đa số kính áp tròng mềm có chứa các sắc tố màu, vì là kính áp tròng màu nên nó sẽ thâm nhập vào mắt, làm cho mắt bị dị ứng và nguy cơ bị kết mạc giác mạc tăng lên.
Giảm sức đề kháng của mắt
Màu kính áp tròng có thể làm giảm mối liên hệ giữa giác mạc với không khí. Mắt cũng giống như cơ thể con người, cũng cần được cung cấp oxy. Nếu sự tiếp xúc giữa mắt và không khí bị cản trở thì sẽ dẫn tới thiếu oxy cho mắt, dẫn đến chóng mắt, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bình thường và làm giảm sức đề kháng của mắt.
Giảm cảm giác giác mạc
Kính áp tròng màu có ống kính gắn liền với mắt về lâu về dài sẽ dẫn đến tê liệt các dây thần kinh, kết quả là các cảm giác ở giác mạc giảm. Nhiều người do đeo kính áp tròng có màu có bị loét giác mạc mà bản thân không biết.
Là nguyên nhân khô mắt
Người đeo kính áp tròng, đặc biệt là kính áp tròng có màu nếu đeo lâu dài sẽ dễ bị mệt mỏi thị giác, hoặc thậm chí gây ra hội chứng khô mắt. Các axit ở kính áp tròng có thể gây ngứa mắt, cảm giác mắt bị khô, nóng mắt và mờ mắt.
Đeo kính sát tròng đúng cách
Nhiều bạn thường thắc mắc: “Làm sao để đeo kính áp tròng mà không bị nhầm lẫn mặt trong ra ngoài?”
Giai đoạn chuẩn bị
Đặt kính áp tròng lên ngón tay và đưa ngón tay lên cao ngang tầm mắt. Nếu nhìn thấy kính có chữ “U” với vành kính đưa ra ngoài thì kính đang bị lật ngược mặt trái ra ngoài, còn đơn thuần chỉ có hình chữ “U” thì kính đang ở đúng vị trí.
Hoặc sát mép bề mặt phải của kính áp tròng có thể có các ký hiệu bằng la-ze chẳng hạn như nhãn hiệu kính, nếu bạn có thể đọc được các ký hiệu đó thì kính áp tròng của bạn không bị lật ngược.
Sẽ không có hại nếu bạn lỡ đeo ngược kính áp tròng, mà chỉ làm mắt hơi khó chịu một chút thôi.
Rửa sạch tay trước khi đeo kính, tránh rửa với các loại xà phòng có hương thơm hoặc dầu dưỡng, các loại sản phẩm có chứa lanolin và chất dưỡng ẩm.
Các bác sỹ mắt khuyên rằng: Bạn nên nhớ vị trí chính xác khi đeo kính áp tròng cho từng mắt để tránh nhầm lẫn giữa mắt phải và mắt trái.
1. Lắc nhẹ hộp có chứa kính áp tròng và dung dịch bảo vệ để làm giãn kính. Không dùng tay kéo giãn kính, vì như vậy sẽ dễ làm hỏng kính.
2. Trượt nhẹ kính ra khỏi hộp đựng và để trên lòng bàn tay. Rửa qua kính bằng dung dịch rửa thích hợp.
3. Đặt kính áp tròng trên đầu ngón tay giữa và ngón tay này phải khô.
4. Dùng các ngón tay của bàn tay kia để banh rộng mi trên và mi dưới mắt.
5. Đặt kính vào mắt trong lúc giữ mắt bạn nhìn lên trên hoặc nhìn thẳng, miễn là khi bạn nhìn phải thật thoải mái.
6. Sau đó nhẹ nhàng nhắm mắt lại, điều khiển mắt xoay tròn một vòng để cố định kính và chớp nhẹ mắt.
7. Bạn có thể nhìn vào gương để chắc chắn rằng kính đã nằm đúng vị trí trung tâm của mắt.
Bạn phải rửa tay sạch trước khi tháo kính. Để tháo kính, bạn đưa mắt nhìn lên trên hoặc nhìn sang một bên đồng thời dùng tay đẩy mi trên lên và mi dưới xuống. Sau đó dùng một ngón tay của bàn tay kia di nhẹ kính ra phần màu trắng của mắt. Sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái để nhấc nhẹ kính áp tròng ra khỏi mắt.
Hoặc cách khác để tháo kính bằng cách mở lòng bàn tay ra, cúi xuống, và mở rộng mắt của bạn. Sau đó dùng một ngón tay của bàn tay kia, bạn kéo da ở ngay khóe mắt bên ngoài ra hướng lỗ tai, nhớ là giữ mắt bạn mở rộng, sau đó nhấp nháy mắt. Kính áp tròng sẽ tự động bị đẩy bật ra ngoài và rơi vào lòng bàn tay đang mở của bạn.
Có thể dùng dụng cụ “plungers” để hỗ trợ lấy kính ra khỏi mắt, bạn có thể tham khảo những nơi mua dụng cụ này từ các bác sĩ mắt. Lưu ý rằng chỉ để dụng cụ này chạm vào kính và không chạm vào mắt của bạn.
Khi chưa tháo lắp kính nhuần nhuyễn, bạn không nên để móng tay dài để tránh vô tình làm trầy hay làm đau mắt của bạn.
Nếu bạn đã từng nghe nói về việc kính áp tròng có thể chạy vào phía bên trong của mắt thì điều này thực sự không thể vì luôn có một màng kết nối mắt của bạn với mặt trong của mí mắt.
Bình thường mắt bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với các sản phẩm trang điểm, nhưng cảm giác đó tăng lên rất nhiều nếu để các sản phẩm trang điểm tiếp xúc với kính áp tròng vì nó sẽ dính vào kính và khó rửa hơn.
- Nên đeo kính sát tròng trước khi trang điểm và luôn rửa tay kỹ.
- Chỉ dùng các loại mỹ phẩm không gây dị ứng.
- Kem ít bị dính vào mắt hơn phấn mắt. Nên chọn kem nước thay vì kem dầu.
- Nếu dùng phấn mắt, hãy nhắm mắt lại khi trang điểm. Sau đó, phủi đi lớp phấn dư thừa trước khi mở mắt ra.
- Đừng bao giờ dùng bút viền mắt vẽ lên phần viền mắt ở giữa lông mi và mắt của bạn. Chỉ trang điểm phần ngọn lông mi để tránh các loại mỹ phẩm mắt tiếp xúc trực tiếp với mắt.
- Bạn nên lấy kính áp tròng ra trước khi tẩy trang, rửa và lau khô tay, sau đó lấy kính ra khỏi mắt, cẩn thận không để kính dính vào mỹ phẩm có trên mặt của bạn, rồi mới dùng nước tẩy trang.
- Thay phấn mắt 3 tháng một lần, không nên dùng phấn mắt cũ vì nó có thể chứa các vi khuẩn do để lâu ngày và vi khuẩn dễ dàng vào mắt gây nhiễm trùng. Bạn cũng không nên dùng chung các loại mỹ phẩm mắt với người khác.
Sử dụng kính áp tròng như thế nào cho tốt
Trang điểm cho người dùng kính
Cách lấy bụi ra khỏi mắt
Bệnh cận thị ở trẻ em
Cách phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ em
(st)