Tác hại của việc ăn nhiều chất béo với cơ thể

Những nghiên cứu mới nhất về chất béo chuyển hóa có trong các thực phẩm công nghiệp đã cảnh bảo nguy cơ tăng cao bênh tật nếu bạn quá lạm dụng các chất béo. Chúng ta cùng xem tác hại của việc ăn nhiều chất béo là gì nhé!



TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN NHIỀU CHẤT BÉO


Sự hiện diện của chất béo trong dạ dày có thể làm mất tác dụng chống ung thư của vitamin C. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Glasgow (Scotland). Theo BBC, nghiên cứu trong thí nghiệm cho thấy, vitamin C (a-xít ascorbic) đã giúp "tẩy sạch" các hợp chất có nguy cơ gây ung thư được tạo ra khi nước bọt và thức ăn trộn lẫn với a-xít trong dạ dày.


Sự hiện diện của chất béo trong dạ dày có thể làm mất tác dụng chống ung thư của vitamin C. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Glasgow (Scotland). Theo BBC, nghiên cứu trong thí nghiệm cho thấy, vitamin C (a-xít ascorbic) đã giúp "tẩy sạch" các hợp chất có
nguy cơ gây ung thư được tạo ra khi nước bọt và thức ăn trộn lẫn với a-xít trong dạ dày.

Thế nhưng khi các nhà khoa học thêm chất béo vào hỗn hợp kể trên, a-xít ascorbic không còn tác dụng chuyển các hợp chất nguy hiểm thành hợp chất an toàn cho cơ thể. Các chuyên gia khẳng định phát hiện kể trên cho thấy chế độ ăn uống có thể liên quan đến một số bệnh ung thư dạ dày.


CHẤT BÉO VÀ NGUY CƠ UNG THƯ VÚ

Những nghiên cứu mới nhất về chất béo chuyển hóa có trong các thực phẩm công nghiệp đã cảnh bảo nguy cơ ung thư vú tăng cao nếu bạn tiếp tục kết bạn với thực phẩm ngọt như bánh kẹo...

Chất béo chuyển hóa (axit béo chuyển hóa) được cho là không tốt. Thực vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc hấp thu các chất này với hàm lượng cao rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, thậm chí còn kéo theo các bệnh ung thư.
Các chất béo chuyển hóa (trans fat) còn được gọi là dầu hydro hóa, bởi vì thành phần hóa học của chúng có chứa nguyên tử hydro trong phân tử.

Chất béo chuyển hóa trong công nghiệp thực phẩm có nguy cơ gây ung thư vú

 Những nguy cơ về sức khỏe

Ngày càng nhiều bằng chứng khoa học chứng minh tác hại của chất béo chuyển hóa. Theo đó, lượng chất béo chuyển hóa thừa trong máu làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Người ta cũng cho rằng những axít này ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Hấp thu lượng lớn các chất béo này tăng tỉ lệ tử vong liên quan đến tim mạch. Một trong những ảnh hưởng của các chất béo chuyển hóa là làm tăng lượng LDL-cholesterol (cholesterol có hại). Chúng cũng gây hạ thấp lượng HDL-cholesterol (cholesterol có lợi).

Cơ quan An toàn thực phẩm của Pháp (AFSSA) cho rằng lượng chất béo chuyển hóa vượt quá 2% so với năng lượng hấp thu có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Việc tiêu thụ trung bình tại Pháp ước tính khoảng 1,3%.

Thực tế cho thấy chất béo chuyển hóa có nguồn gốc công nghiệp nguy hiểm hơn các chất béo có nguồn gốc tự nhiên. Điều này thể hiện rõ khi lượng hấp thu các chất béo này vượt quá 3g/ngày.

Lưu ý rằng ở một số nước, chất béo chuyển hóa từ các nguồn công nghiệp hầu như bị cấm. Tại Pháp, Cơ quan An toàn thực phẩm đã khuyến cáo: "giảm tiêu thụ một số loại thực phẩm chứa các chất béo chuyển hóa có nguồn gốc công nghệ (các sản phẩm bánh ngọt, bánh mì công nghiệp, các thanh sô cô la, bánh quy).

Tổ chức này còn kêu gọi "nỗ lực hơn nữa để giảm việc sử dụng công nghệ chuyển hóa axit béo trong thực phẩm.”

 Ăn khoai tây đảm bảo cho sức khỏe hơn bánh quy

Chất béo chuyển hóa có ở đâu?

Chất béo chuyển hóa tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, và cả trong thực phẩm công nghiệp. Từ thịt ... đến bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng. Hàm lượng các axit béo chuyển hóa là tương đối thấp trong thịt, nhưng cao hơn nhiều trong ngành công nghiệp bánh ngọt và đồ ăn nhẹ.

Thật không may, rất khó để tìm thấy sự hiện diện của các axit béo này trên bao bì thực phẩm. Nhưng một điều chắc chắn là: ăn một củ khoai tây hay bánh sừng thì đảm bảo cho sức khỏe hơn là một gói bánh quy!

Đặc tính hóa học của chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa có tính chất hóa học đặc thù. Đó là lí do tại sao chúng ta dùng từ “trans”. Từ góc nhìn sinh hóa, đặc trưng của axit béo chuyển hóa không sai khác nhiều so với axít béo thông thường. Chính vị trí của hai nguyên tử hydro trong chuỗi phân tử carbon làm nên sự khác biệt.

Axít béo chuyển hóa là axít béo không bão hòa, vì chúng có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử carbon với hai nguyên tử hydrotheo vị trí gọi là “trans” (khác với vị trí “cis”)… đủ để giải thích về mặt hóa học.

Tính chất này dẫn đến một cấu trúc không gian cố định, bởi vì axít béo chuyển hóa có đặc tính sinh lý và hóa sinh rất chính xác. Ví dụ: chúng chuyển thành thể rắn ở nhiệt độ cực kì chính xác. Loại dầu hydro hóa này được dùng trong công nghiệp thực phẩm để giữ chất lượng.



THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN CHỨA CHẤT BÉO GÂY HẠI



Thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán… rất tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian nhưng cũng có hại cho sức khỏe bởi chứa nhiều trans fat, một chất béo gây bệnh cho cơ thể.

Đó là cảnh báo của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng quốc gia tại hội thảo khoa học Tác hại của việc sử dụng thực phẩm có Trans fat diễn ra chiều 14/6, do Viện Dinh Dưỡng quốc Gia và chi hội Dinh dưỡng lâm sàng tổ chức.

Chất béo trans gây hại ra sao?
“Trans fat là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại. Chất béo này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín thành mạch khiến cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến nguy cơ  đột quỵ”, TS Lâm nói.
Theo đó, khi trans fat đi vào cơ thể, nó chiếm chỗ (nhưng không thể thay thế) của axit béo cần thiết. Ngoài ra nó làm tăng mức LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong máu do đó làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch. Chưa kể, chất béo dạng trans gây ứng chế enzym chuyển hóa, gây hình thành các huyết khối trong động mạch, dẫn đến nguy cơ tăng đột quỵ.
Thống kê tại New York (Mỹ) cho thấy mỗi năm có đến hơn 500 người chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến Trans fat. Vì sự độc hại của chất béo này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ trans fat quá 3g/ngày. Nhiều nước còn quy định rõ phải ghi rõ lượng trans fat trên bao bì nhãn mác, như tại Canada, nhà sản xuất chỉ được quyền ghi zero trans (không có mỡ trans) trong trường hợp sản phẩm chứa ít hơn 0,2gr. 

Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Bạch Yến, Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết, theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tăng 2% năng lượng từ trans fat thì sẽ tăng 23% nguy cơ bệnh mạch vành. Trên thực tế, những năm gần đây, các bệnh tim mạch đang trở thành bệnh phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách giảm chất béo trans

Mỳ ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm có nguy cơ cao chứa nhiều trans fat rất hại cho sức khỏe
Tại Việt Nam, trans fat vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa được nhiều người tiêu dùng biết tới. Nhưng thực tế, từ lâu, trong ngành sản xuất chế biến đồ ăn sẵn, để tăng thời gian bảo quản, tươi ráo, giòn và có màu sắc đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng, người sản xuất dùng các loại dầu thực vật đã được hydro hóa trong quá trình chế biến. “Các sản phẩm có nguy cơ chứa nhiều chất béo trans như mỳ ăn liền (dùng công nghệ chiên), các loại bánh ngọt, sô-cô-la, kẹo, bánh bích-quy, bánh trung thu, khoai tây chiên, gà chiên, giò chả, các đồ nướng…”, TS Lâm nói.
Vì thế, để giảm nguy cơ này, TS Lâm khuyến cáo, người tiêu dùng không nên sử dụng những thực phẩm có chứa trans fat - loại chất béo có hại nguy cơ gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ. Tức là đọc kỹ nhãn mác khi chọn mua thực phẩm chế biến sẵn. 
Ngoài ra, nên dùng các loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo chữa bão hòa đa, hoặc loại dầu chưa bão hòa đơn (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương). Tránh dùng các loại dầu thực vật hydro hóa, dầu dừa, nước cốt dừa, dầu cọ (dầu olein), mỡ heo vì chúng chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Hạn chế việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa quá nhiều cholesterol như lòng, tim, gan, óc, thận, lòng đỏ trứng gà, nên ăn thịt nạc đã bỏ da, bỏ mỡ. Không ăn margarine (bơ thực vật) loại cứng đóng thành thỏi (vì loại này được làm từ dầu thực vật hydro hóa nên chứa rất nhiều trans fat).
Đặc biệt lưu ý dầu ăn càng chiên đi chiên lại nhiều lần càng có nguy cơ bị hydro hóa. Nhất là khi dầu đã chuyển sang màu vàng sẫm thì nguy cơ chứa nhiều trans fat là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, người dân cần có chế độ ăn hợp lý đủ vitamin, khoáng chất bằng cách tăng cường rau quả chín hàng ngày. Những loại rau tươi, màu sặc sỡ như xanh thẫm, vàng, đỏ càng chứa nhiều chất oxy hóa hơn. Chọn các loại chất bột đường có nhiều chất xơ như bánh mỳ đen, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt, ngô khoai…



TÁC HẠI CỦA VÒNG EO PHÌ NHIÊU



 Vòng eo đẫy đà là nỗi ám ảnh của tuổi trung niên bởi nó không chỉ khiến cơ thể xấu đi mà còn tiềm ẩn nguy cơ của bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và cả ung thư. 
Vòng eo đẫy đà là nỗi ám ảnh của tuổi trung niên - Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu mới đây tại Đại học Texas Southwestern Medical Center ở Dallas (Mỹ) cho biết, mỡ không chỉ tích tụ dưới da mà còn ẩn chứa cả trong nội tạng, theo Livescience.
Mỡ nội tạng tiết hormone và các chất béo trung tính có hại cho cơ thể, đồng thời làm suy yếu khả năng sử dụng insulin  của cơ thể, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2. Hơn nữa, nó cũng gây nên sự viêm nhiễm gây ra bệnh tim.
Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị bệnh tim sau khi mãn kinh tăng cao hơn so với đàn ông vì giai đoạn này bụng phụ nữ bắt đầu tích tụ mỡ rất nhiều.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, chất béo nội tạng có thể gây ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất béo này còn liên quan tới nguy cơ cao của bệnh trực tràng, tuyến tụy, nội mạc tử cung và ung thư vú sau mãn kinh...
Để giảm mỡ bụng, các chuyên gia cho rằng biện pháp tốt nhất là nên có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp cùng việc chăm chỉ luyện tập thể thao.

TÁC HẠI CỦA VIỆC THAN THỞ "TÔI BÉO QUÁ"


Một nghiên cứu mới của Đại học Ohio cho thấy, chẳng ai có hứng thú kết bạn với những phụ nữ thường xuyên than thở và rên rỉ về trọng lượng của bản thân.

Những nhà tâm lý học thường cho rằng khi phụ nữ nói chuyện về những vấn đề như "Ôi tôi béo quá/Tôi lại tăng cân/Tôi muốn giảm cân" - đó là một cách để họ "kiếm chuyện làm quà", tăng kết nối giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra sự thật ngược lại: Phụ nữ tự tin và có thái độ tích cực với vóc dáng cơ thể mình, dù có quá cân hay béo phì, lại là những người dễ kết bạn và "được ưa chuộng" nhất. Hay nói đơn giản, chẳng ai có hứng thú kết bạn với những phụ nữ thường xuyên than thở và rên rỉ về trọng lượng của bản thân.



Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát với một nhóm các nữ nghiên cứu sinh. Trong một khoảng thời gian, họ được xem một loạt các video clip của các phụ nữ liên quan đến các cuộc trò chuyện có đề cập đến vấn đề béo, gầy, tăng cân hoặc hài lòng và tự tin với kích thước cơ thể. Sau khi xem xong, các nghiên cứu sinh sẽ đánh giá xem người phụ nữ nào trong clip dễ chịu và "được ưa chuộng" nhất.

Kết quả cho thấy người được "Like" nhiều nhất là những phụ nữ quá cân nhưng vẫn có thái độ tích cực về cơ thể họ; trong khi đó, những người phụ nữ có vóc dáng thanh mảnh nhưng vẫn than thở về chuyện cân nặng lại nằm trong nhóm "không muốn kết bạn cùng" nhất.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Alexandra Corning từ Đại học Ohio cho biết, phát hiện này mang đến dữ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu các bệnh về rối loạn ăn uống.


SỬ DỤNG CHẤT BÉO NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?


Con người hiện đại đang đứng trước mối lo các căn bệnh xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý ăn quá nhiều thịt, dầu mỡ gây nên béo phì và hệ quả của nó: bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch... Tuy nhiên, quan niệm cần phải cắt giảm tối đa lượng chất béo hoặc thậm chí loại chất béo khỏi bữa ăn hàng ngày là chưa chính xác. Bạn có chắc là mình không nhìn chất béo bằng cái nhìn “khắt khe” quá?

Lợi ích của chất béo


Nếu cơ thể không có chất béo thì chắc chắn sức khỏe, sự vận hành các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ gặp nhiều trục trặc lớn. Chất béo là một trong bốn thành phần cơ bản của bữa ăn là: đạm, đường, béo, vitamin – khoáng. Có thể bạn chưa biết, nhưng chất béo cũng là một trong những nguồn “nguyên liệu” quan trọng để cấu tạo nên màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh và hỗ trợ quá trình tổng hợp hormon cho các cơ quan khác trong cơ thể. Cơ thể sẽ không thể phát triển khỏe mạnh, nhất là đối trẻ em nếu thiếu chất béo, vì chất béo có vai trò trung gian để chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K và giúp ruột hấp thụ tốt các vitamin này.

Hơn nữa, chất béo là nguồn năng lượng quan trọng giúp bạn có thể hoạt động, làm việc, suy nghĩ mỗi ngày. Với 20g chất béo là đủ năng lượng cho cả một ngày dài làm việc. Những người quá gầy thường có làn da không đẹp, khô, thậm chí bị viêm, bong vẩy thì một phần là do thiếu chất béo. Mô mỡ dưới da giúp bảo vệ sự thất thoát nhiệt của cơ thể, giúp thân nhiệt luôn ổn định và chống lạnh cũng được hình thành bởi chất béo. Còn có thể kể thêm rằng chất béo là “người bảo vệ” cho các cơ quan như mắt, thận…

Khi cơ thể dư thừa chất béo

Cơ thể không thể thiếu một trong bốn thành phần quan trọng đạm, đường, béo và vitamin, nhưng bất cứ sự dư thừa nào cũng đưa đến tác hại. Biểu hiện thường thấy của việc dư thừa chất béo là cơ thể bị thừa cân và béo phì. Béo phì gây khó khăn trong sinh hoạt, người béo phì dễ mắc các bệnh tǎng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, xơ vữa động mạch…

Các loại chất béo và cách sử dụng hợp lý

Các nhà dinh dưỡng chia chất béo ra hai nhóm chính: chất béo không bão hòa và nhóm chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt, mỡ động vật, bơ, pho mát cứng, dầu cọ, dầu dừa. Chất béo bão hòa nếu dùng dư thừa có khả năng tạo cholesterol xấu trong máu nhưng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể nên các nhà khoa học khuyên chúng ta nên dung nạp chất béo này ở mức độ hợp lý.

Chất béo không bão hòa có hai dạng là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Chất béo không bão hòa có trong mỡ cá, đặc biệt là cá biển, trong các dầu thực vật: dầu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu gạo…. Chất béo không bão hòa có tác dụng đào thải các cholesterol xấu trong cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên kết hợp ba loại chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và không bảo hòa đa trong thực đơn với một tỷ lệ cân bằng, hợp lý nhất để đảm bảo dung nạp đủ năng lượng đồng thời hạn chế cholesterol xấu trong cơ thể.

Lựa chọn hợp lý cho sức khỏe gia đình

Với những thông tin về lợi ích và tác hại của chất béo, các nhà dinh dưỡng khuyên chúng ta nên có những thay đổi và sự lựa chọn hợp lý hơn khi dùng chất béo để chế biến thức ăn và điều chỉnh lượng chất béo nạp vào cơ thể mỗi ngày sao cho phù hợp với thể trạng và tốt cho sức khỏe.

- Tránh dùng mỡ động vật khi chế biến món ăn… Các bà nội trợ nên chọn các loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương…

- Thay đổi thói quen ăn uống để hạn chế tối đa lượng chất béo có nguồn gốc động vật. Thay thịt heo bằng thịt bò, thịt gà, loại bỏ phần da và phần mỡ bám trên thịt.

- Nên chọn loại dầu ăn được chế biến với công thứ cân bằng tỷ lệ 3 loại chất béo quan trọng là chất béo bão hòa – chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng




Tác hại của đeo kính áp tròng
Tác hại của việc đi giày cao gót quá đà
Tác hại khôn lường của thuốc tránh thai khẩn cấp
Tác dụng làm đẹp của nghệ cực kì thú vị
Những điều cần biết về thuốc tránh thai cấp tốc
Tác dụng chữa bệnh của muối ăn




(ST)