Món ăn truyền thống của người Khmer
Bí quyết làm trứng muối thành công chỉ sau 1 đêm
Ý nghĩa của hoa huệ trắng và truyền thuyết về loài hoa này
Lương y, thầy thuốc ưu tú Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho biết, nhiều người cho rằng trứng bổ dưỡng, dễ tiêu nên thường ăn hằng ngày...
Thậm chí có nhiều gia đình, trẻ không thích ăn gì ngoài trứng nên ngày nào cũng cho con ăn 2 - 3 quả trứng mà không hiểu trứng có tính bổ cao nhưng ăn quá nhiều, gây phản tác dụng.
Theo Đông y, trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ bị đùn thịt thừa gây nguy hiểm cho tính mạng.
GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển Liệu pháp và Xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh, nhấn mạnh, từ xưa dân gian đã có câu "gà độc thịt, vịt độc trứng"
Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3g cholesterol. Vì vậy, người thừa cholesterol nên cảnh giác với tất cả các loại trứng. Ăn trứng nhiều có thể gây huyết áp cao, tiêu chảy, nổi mụn.
Theo TS Nguyễn Thành Hưng (Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), người đang bị cảm hoặc vừa khỏi ăn trứng sẽ làm tăng nhiệt lượng nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như "thêm dầu vào lửa", bệnh càng nặng hơn.
Trứng gà chiên hoặc ốp la dùng lửa to dễ gây ra tình trạng bên ngoài cháy vàng mà bên trong chưa chín, lúc đó lòng trắng trứng sẽ làm giảm sự hấp thu tiêu hoá, còn lòng đỏ nếu bị nhiễm vi khuẩn salmonella thì không được tiêu diệt triệt để. Ngoài ra, nhiệt độ quá cao cũng sẽ tiêu huỷ các vitamin tan trong nước có trong trứng như vitamin B1, B2...
Người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… nên kiêng hoặc không ăn quá nhiều trứng gà vì có thể làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.