Cách cầm máu khi bị vắt cắn và cách phòng
Trang trí phòng tắm 4m2 đầy đủ tiện nghi
Chọn màu sơn cho bếp và phòng ăn
Cách trả lời điểm yếu của bạn là gì hiệu quả nhất trong phỏng vấn
Bóng đè là trạng thái rất đáng sợ và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng đấy! Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân bị bóng đè và cách phòng tránh nhé!
Tìm hiểu về "bóng đè" - Nỗi sợ hãi của màn đêm
Đặt lưng xuống giường sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, bạn vừa thiu thiu ngủ thì bất chợt thức giấc thấy mình đang đi trên sợi dây vắt ngang qua vực sâu hun hút. Bạn cố nhoài người níu vào cái gì đó nhưng đành bất lực. Chân tay bạn như đóng băng. Ngực thắt nghẹt lại, tức nặng như có ai đó đàng cố sức đè ép. Nỗi sợ hãi lan truyền khắp cơ thể.…Phụt! Đèn bật lện và bạn tỉnh dậy. Mồ hôi nhễ nhại, vẫn còn hơi chút hốt hoảng. Chỉ là một giấc mơ. Bạn vừa trải qua cái vẫn thường được gọi là bóng đè (sleep paralysis).
Một điều thú vị là, có đến 40% số người được hỏi từng bị bóng đè ít nhất một lần. Đây là một con số không nhỏ, cho thấy bóng đè là một hiện tượng khá thường gặp. Nó thường gặp đến mức, con người ở nhiều nơi khác nhau, nhiều thời đại khác nhau, đã mô tả theo nhiều cách thú vị rất khác nhau. Người châu Âu thời Trung cổ coi bóng đè là do phép thuật của những mụ phù thủy. Người Nhật Bản liên hệ đến từ "kanashibari", tức "trói bằng dây sắt" để mô tả hiện tượng bóng đè, còn người Indonesia gọi bằng từ "tindihan" nghĩa là "đè xuống thật nặng". Người Thổ Nhĩ Kỳ dùng từ "karabasan" có liên quan đến quỷ dữ. Hay như ở Thái Lan, người ta tin rằng hiện tượng bóng đè do một hồn ma gây ra mà dân gian gọi là Phi Am. Các câu chuyện về Phi Am rất phổ biến trong truyện tranh của Thái Lan…
Vậy khoa học nói gì về hiện tượng này?
Bóng đè, hay “liệt trong giấc ngủ”, là một kiểu rối loạn giấc ngủ không kèm theo tổn thương thực thể. Bóng đè hay gặp ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh bởi ma quỷ hoặc ngay cả người khoẻ nhưng trong thâm tâm họ có một điểm yếu tinh thần.
Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp gây nên bóng đè. Nguyên nhân hay gặp nhất là do căng thẳng, lo lắng, sức ép từ công việc, do đảo lộn chu trình của giấc ngủ...Cũng có thể do tư thế nằm ngủ, người để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị bóng đè. Cà phê và rượu cũng là tác nhân gây nên bóng đè. Cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm tỉ lệ rất thấp.
Giải thích hiện tượng bóng đè
Ngày nay, các nhà khoa học đã có thể giải thích một cách tương đối rõ ràng hiện tượng bóng đè.
Thông thường, sau những giờ làm việc căng thẳng, hệ thần kinh bị kích thích sẽ trở nên bị ức chế (một cơ chế tự bảo vệ của hệ thần kinh), và cơ thể ta chìm vào giấc ngủ sinh lý. Khi đó, chỉ còn hệ thần kinh thực vật chi phối các hoạt động như nhịp tim, tiết dịch vị, nhịp thở….Còn các hoạt động tự động ở trạng thái thức sẽ bị ức chế, và các cơ không vận động.
Nếu vì một lý do nào đấy (ngủ sai tư thế làm giảm oxy lên não chẳng hạn), não bộ sau một thời gian ức chế ban đầu lại được kích thích trở lại một phần (không phải toàn bộ), và ở một vùng não nào đấy, bạn có thể tưởng tượng, có thể suy nghĩ, có thể sợ hãi…Những suy nghĩ đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Như trong ví dụ đầu bài viết, khi não bạn “vẽ ra” bạn đang đi trên sợi dây chênh vênh giữa một con vực. Bạn sợ hãi, ức chế dây thần kinh phế vị làm tim bạn đập nhanh lên, thở nhanh lên, và bạn thấy nặng ngực, khó thở (trạng thái hồi hộp), ảnh hưởng lên hệ thần kinh giao cảm làm bạn toát mồ hôi…
Vấn đề là vì sao tay chân bạn không thể cử động được?
Các nhà khoa học đã giải thích điều này bằng vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh GABA và Glycine. Hầu hết hiện tượng bóng đè xảy ra vào khoảng 60-90 phút sau khi bạn bắt đầu giấc ngủ. Giai đoạn này được gọi là REM. Trong hiện tượng bóng đè, ở giai đoạn REM, cơ thể sản sinh ra lượng lớn các chất dẫn truyền thần kinh GABA và Glycine, tác động lên các thụ thể (receptor) tương ứng trên hệ thần kinh trung ương, ức chế các xung thần kinh dẫn truyền đến cơ. Và bạn như bị liệt trong giấc ngủ.
Khi nguyên nhân được khắc phục (bạn chuyển người làm oxy lên não nhiều chẳng hạn), hoặc vì một lý do nào đó, nồng độ chất dẫn truyền này giảm xuống, tính nhạy cảm của các thụ thể cũng giảm xuống, và bạn thức giấc.
Cách đề phòng bóng đè
Để đề phòng bóng đè, cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức... Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc. Hãy tạo cho mình thói quen đi ngủ đúng giờ, không đọc các loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp trước lúc ngủ. Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, hoặc không khí nhiều CO2, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè. Vì vậy, tư thế nằm ngủ phải thoải mái, làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí. Nếu tình trạng bóng đè liên tục tái diễn, bạn nên đi khám bác sĩ để có những lời khuyên hợp lý.
Tại sao đàn ông ngoại tình
Tại sao trẻ hay nói dối
Tại sao trẻ ngủ hay giật mình
Tại sao phụ nữ mang thai lại bị ốm nghén?
Tại sao không nên soi gương nhiều 1 ngày?
(ST)