Tại sao bị đau bụng kinh nguyệt và cách khắc phục



Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.


Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau, tùy theo cơ địa mỗi người.
Nguyên nhân gây đau bụng có thể được hiểu đơn giản là: Khi đến kì kinh nguyệt, tử cung bị căng lên, niêm mạc tử cung dầy lên dẫn đến sự chèn ép, gây ra cơn đau. Ngoài ra, cơ tử cung phải co lại để đẩy máu kinh ra ngoài.
 
Quá trình này làm xuất hiện chất prostaglandin - là thủ phạm gây đau bụng kinh. Một nguyên nhân khác nữa có thể là do tâm lý lo sợ hoặc khả năng chịu đau thấp ở người phụ nữ.


Ảnh minh họa.
Đau bụng kinh thường được chia làm 2 loại:
- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở bạn gái mới dậy thì và kéo dài trong 3 năm. Nguyên nhân thường do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.
- Đau bụng kinh thứ phát: Sau khi chu kì kinh nguyệt đã ổn định mà bạn vẫn bị đau thì được gọi là đau bụng kinh thứ phát.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát có thể do: Lỗ màng trinh quá nhỏ nên khó đẩy máu ra ngoài, vệ sinh trong kì kinh nguyệt kém dẫn đến viêm nhiễm, hoặc bị những bệnh lây qua đường tình dục không chữa trị triệt để gây dính vùng tiểu khung...
Trong một số trường hợp, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng... Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.
Vì thế, nếu các cơn đau bụng kinh của bạn ổn định và giống nhau ở các tháng thì có thể đó là do cơ địa của bạn. Còn nếu thấy quá đau bụng, đau bụng kéo dài không chịu được hoặc đau thất thường thì bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

13 bí quyết giúp giảm đau bụng kinh


Đau bụng kinh đôi khi là cơn ác mộng đối với chị em khi tới kỳ kinh nguyệt. Sự xuất hiện của cơn đau vào mỗi tháng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc, chưa nói đến những vấn đề riêng tư. Những người bị đau bụng kinh chỉ mau chóng mong được thoát khỏi đau đớn này, ít nhất là có thể giảm bớt được cơn đau... Các chuyên gia đã tìm hiểu và dần tìm ra được một vài bí quyết giúp giảm đau bụng kinh. Bạn có thể thực hiện theo như sau...


1.
Chú ý chế độ ăn uống từ 3 đến 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt

Trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

2. Nên ăn thực phẩm chua

Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt.

3. Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ

Thường xuyên tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

4. Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp

Tránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.

5. Bổ sung vitamin

Nhiều bệnh nhân chú ý tới sự tiêu thụ vitamin hàng ngày thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó khuyến cáo họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.

6. Bổ sung các khoáng chất

Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê khoáng sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Magnesium cũng rất quan trọng, bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên tăng cường lượng canxi và magie trong giai đoạn trước và trong khi kinh nguyệt.


7.
Tránh thực phẩm có chứa caffeine

Ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà sẽ làm cho bạn lo lắng, có thể đã góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.

8. Không sử dụng thuốc lợi tiểu

Nhiều phụ nữ tin rằng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng và khó chịu kinh nguyệt, nhưng trong thực tế, thuốc lợi tiểu lại góp phần loại bỏ khoáng chất cùng với nước trong cơ thể, do đó khiến các triệu chứng nặng hơn như đã giải thích ở trên.

9. Giữ ấm

Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.

10.  Tắm muối khoáng

Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.

11.  Tập thể dục

Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong khi hành kinh.


12.  Tập yoga

Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

13.  Uống thuốc giảm đau

Nếu cơn đau quá nhiều và khó chịu bạn có thể phải cầu cứu đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau.
 

7 loại thực phẩm thân thiện trong ngày đèn đỏ

Những thực phẩm sau sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn cả về thể chất lẫn tâm trạng trong ngày kinh nguyệt.
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn ngũ cốc cả tháng cũng rất tốt, nhưng nó đặc biệt có nhiều lợi ích cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin B, vitamin E, có tác dụng cân bằng tâm lý, giảm mệt mỏi và tính khí thất thường. Ăn ngũ cốc nguyên hạt một giờ trước khi đi ngủ cũng có tác dụng giảm các triệu chứng như đau bụng hay chuột rút về đêm.
2. Dứa
Dứa có lợi cho người phụ nữ trong chu kì nguyệt san bởi lẽ nó có thể điều hòa dòng chảy kinh nguyệt. Trong dứa cũng chứa một loại enzyme được gọi là bromelain giúp thư giãn cơ bắp.

 3. Các loại đậu
Đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan và các loại đậu khác là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn trưa hoặc ăn tối trong những ngày bạn đang bị "cấm vận". Thực phẩm họ đậu rất giàu chất xơ nên rất tốt cho việc giảm xung huyết và hạn chế giữ nước trong cơ thể bằng cách loại trừ các chất lỏng dư thừa. Các loại đậu cũng giàu vitamin B và có thể giảm các triệu chứng kinh nguyệt.
4. Sữa chua
Có nhiều lợi ích khi ăn sữa chua trong những ngày có kinh nguyệt, bởi vì các vi khuẩn (tất cả đều tốt) bên trong sữa chua có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa. Hơn nữa, sữa chua còn giàu canxi giúp giảm đau bụng kinh và khó chịu. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sữa chua vì nó có axit arachidonic có thể góp phần gây ra chuột rút.
5. Bông cải xanh và họ nhà cải
Họ nhà cải là những siêu thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin các loại. Bên cạnh đó, chúng cũng chứa rất nhiều canxi nên rất tốt cho người phụ nữ, đặc biệt trong việc giảm nhẹ đau bụng kinh.

 6. Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh có hàm lượng axit béo omega (EFAs) cao và là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những phụ nữ muốn được khỏe mạnh trong ngày "đèn đỏ". Các EFAs có tác dụng giúp đỡ hình thành prostaglandin - chất sinh học do cơ thể tự tổng hợp có hiệu quả giảm chuột rút.
7. Nước
Điều quan trọng nhất là hãy chắc chắn uống đủ nước trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nước vào cơ thể sẽ chống được sự đầy hơi và giảm giữ nước, hạn chế đau nhức, chuột rút, và các triệu chứng kinh nguyệt khác. Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể của bạn có thể giữ lại quá nhiều chất lỏng không cần thiết khiến bạn trì trệ và mệt mỏi.





Tại sao đàn ông ngoại tình
Tại sao trẻ hay nói dối
Tại sao trẻ ngủ hay giật mình
Tại sao phụ nữ mang thai lại bị ốm nghén?
Tại sao không nên soi gương nhiều 1 ngày?



(ST)