Tâm lý sau sinh

I. NHỮNG SỰ THAY ĐỔI HẬU SẢN

Những sự thay đổi đột ngột của mức nội tiết tố sau khi sinh nở được người ta cho là nguyên nhân chính lúc mới sinh và bệnh trầm cảm hậu sản.

Ngay lúc bạn cần thai, các mức nội tiết tố chính trong cơ tể của bạn (nhất là các chất progesterone và estrogen) tăng cao và giữ nguyên mực cao đó suốt quá trình mang thai của bạn. Sau đó, trong 72 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi bạn sinh, các mức nội tiết tố này hạ xuống.

Lượng protesterone có trong máu bạn sẽ tuột từ khoảng 150 nanograms/1mililít (1gram = 1 ngàn triệu nanogram) xuống còn ít hơn 7 nanogram/1mililít và lượng estrogen tuột xuống từ khoảng 2000 nanogram/ml còn 20 nanogram/ml. Sau đó, mức protesterone dao động xuống còn 0 và estrogen dao động ở mức độ 10 nanogram/ml.

Khi lượng protesteron và estrogen tuột xuống, cơ thể bạn khó lòng thích ứng ngay được. Việc này có thể gây ảnh hưởng rõ rệt đến các cảm xúc tâm lý thần kinh của bạn. Song song với các nhân tố này có các yếu tố khác như các vấn đề cá nhân hay quan hệ, điều này có thể dẫn đến chứng buồn chán lúc mới sinh hoặc chứng trầm cảm hậu sản.

Quá kiệt sức cũng là một vấn đề khác của thời kỳ hậu sản, có thể bị nặng hơn do cơ thể thiếu chất potassium (chất kali). Các mức chỉnh bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu kali như chuối hay cà chua.

II. “BUỒN CHÁN LÚC MỚI SINH”

Sau khi sinh, bạn ở trong một trạng thái dễ biến đổi về xúc cảm, đó là do sự sụt giảm đột ngột của các nội tiết tốt lúc mang
thai. Bởi vì sinh nở là một sự kiện chính trong đời của bạn, nó cũng làm nổi lên những vấn đề tiềm ẩn thuộc về cá nhân và cảm xúc của bạn và làm sống lại các vấn đề đã không được giải quyết trước kia. Tuy nhiên, thật khó mà tiên đoán được bạn sẽ phản ứng với việc sinh con như thế nào? Đôi lúc một thai kỳ phấn chấn, êm đẹp lại có thể được nối tiếp bởi một giai đoạn hậu sản có vấn đề.

Nếu có các vấn đề cảm xúc hậu sản thì tính chất, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của chúng có thể thay đổi rất lớn ở người này sang người khác, cũng như từ lần này sang lần khác. Một phụ nữ có thể có một giai đoạn hậu sản thật êm đẹp sau khi sinh con đầu lòng, nhưng rồi khi sinh lần thứ hai cô lại phải chịu một thời kỳ hậu sản rắc rối.

Nguyên nhân quan trọng nhất của những vấn đề về cảm xúc hậu sản là các mức độ nội tiết tố trong cơ thể tuộc xuống đột ngột và không thể nào tránh khỏi. Cũng giống như phần lớn các bà mẹ sau khi sinh, bạn không nên sửng sốt nếu bạn phải chịu đựng thời kỳ “sự buồn chán lúc mới sinh” trong một thời gian nào đó. Có 80% phụ nữ như vậy, do đó đây là quy luật hơn là ngoại lệ. Và các phụ nữ hoàn toàn không bị chỉ là một thiểu số hiếm hoi đầy may mắn. Trong suốt chín tháng mang thai, bạn đã nếm trải hiệu quả các mức nội tiết tốt rất cao, nay bỗng nhiên chúng tuột xuống đến các mức rất thấp. Nhiều người trở nên hay khóc lóc, tâm tư dễ dao động đột ngột, nóng nảy, hoang mang và lo lắng.

Chứng “Sự buồn chán lúc mới sinh” xảy ra vào khoảng từ ba đến năm ngày sau khi sinh và kéo dài khoảng 7 - 10 ngày. Việc xuất hiện thường trùng hợp với việc lên sữa (do sự thay đổi nội tiết tố), và vì lý do này nên trong thế kỷ 19 “Sự buồn chán lúc mới sinh” được gọi dưới cái “cơn sốt sữa”.

Trở thành một người mẹ

Nếu bạn bị chứng “sự buồn chán lúc mới sinh”, bạn thường nhận thấy rằng một khi niềm hân hoan đón con chào đời ban đầu đã tan biến thì thực tế của việc nuôi con dường như thật phũ phàng. Hơn nữa, cùng với các triệu chứng đã được đề cập đến trên đây, bạn có thể cảm thấy mình bị bối rối, lo âu về khả năng săn sóc bé và thất vọng vì phải mất một thời gian dài mới có thể biết làm mẹ đúng nghĩa. Hãy tự dễ dãi với chính mình, vì không có người phụ nữ nào có khả năng nuôi con ngay lập tức. Đây là chuyện cần thời gian mới có thể đạt được.

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng bạn đang bắt đầu cảm nhận khác về người chồng của mình. Không phải là bạn ít nghĩ đến anh ấy, bạn chỉ cảm thấy khác thế thôi, và đó không phải là dấu hiệu quan hệ vợ chồng của bạn đang bị sa sút đâu. Hầu như ngược lại, tình cảm vợ chồng sẽ càng lúc càng trở nên đậm đà hơn. Nói chuyện một cách cởi mở hơn với chồng là điều rất quan trọng, vì đây là một trong những cách hay nhất để giải toả những áp lực và căng thẳng của bạn trong vai trò làm mẹ và cũng để ngăn ngừa không cho chúng phát triển thành sự rối loạn cảm xúc nghiêm trọng.

Điều cũng rất quan trọng là bạn không được ôm đồm công việc. Trong những ngày đầu tiên nuôi con, sự mệt mỏi là điều bạn không thể nào tránh khỏi, song cũng không nên coi thường. Nếu thấy mệt, hãy ngưng công việc ngay và nằm nghỉ, chân gác lên cao. Bạn không cần phải ngủ để lấy lại sức khoẻ, mà chỉ cần nghỉ ngơi cho tốt, đó là tất cả những gì bạn cần trong lúc này.

III. BỆNH TRẦM CẢM HẬU SẢN

Có khoảng 10% trong số các bà mẹ bị trầm cảm hậu sản. Đây là trường hợp khác biệt và đối lập với chứng “sự buồn chán lúc mới sinh”. Trầm cảm hậu sản kéo dài lâu hơn, trầm trọng hơn và cần điều trị ngay. Nó là một rối loạn về mặt tâm lý có thể không chữa được nếu không can thiệp sớm. Điều trị sớm là chuyện sống còn. Nếu được điều trị, bệnh sẽ khỏi trong vài tuần. Chứng trầm cảm hậu sản được chữa trị sớm bao nhiêu càng mau khỏi bấy nhiêu.

1. Các triệu chứng

Chứng buồn chán hậu sản bao gồm nhiều triệu chứng, mỗi người mỗi khác. Ngoài những triệu chứng như cảm thấy vô vọng, chán chường, những phụ nữ bị chứng này có thể thấy: lừ đừ, lo âu, căng thẳng, khó ngủ, không quan tâm đến việc chăn gối, bị ám ảnh, có mặc cảm tội lỗi, thiếu sự tự trọng và không còn tập trung được.

2. Điều trị

Thuốc sẽ chữa khỏi bệnh, nhưng sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và người thân cũng rất cần thiết. Bạn cũng có thể làm một số việc cho ban thân mình nữa. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc chống ức chế, có cân nhắc nếu bạn đang cho con bú. Trải qua một thời gian, các thứ thuốc này sẽ có hiệu lực từ từ và nhẹ nhàng, do đó điều rất quan trọng là bạn nhớ uống thuốc thường xuyên ngay cả khi bạn cảm thấy khá hơn nhiều. Có một số dược phẩm có phản ứng phụ như: khô miệng, chóng mặt, và đầu óc hay lẫn lộn. Nếu như các phản ứng phụ này ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn, hãy xin bác sĩ đổi thuốc.

Nếu tình hình xấu đi trước lúc bạn có kinh, nên báo bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn thêm thuốc, ví dụ thêm progesterone, để ngừa sự căng thẳng thái quá cho bạn trước khi hành kinh.

IV. BỆNH TÂM THẦN HẬU SẢN

Hình thức này rất hiếm xảy ra; tỉ lệ chỉ là 1 trong 1000 trường hợp. Người bệnh mất tiếp xúc với thực tế, bị ảo giác và phải nhập viện. Cần trị liệu bằng cách chạy điện.

V. TỰ GIÚP BẢN THÂN ĐỂ CHỒNG TRẦM CẢM

Nếu bạn cảm thấy buồn bã, có nhiều việc bạn có thể làm để tự giúp bản thân. Điều quan trọng nhất là phải tự thuyết phục rằng mình sẽ khá hơn, không cần biết bạn sẽ mất bao lâu để vượt qua được việc này.

Hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt: Chứng mỏi mệt chắc chắn sẽ làm trầm cảm tệ hơn và khó đương đầu hơn. Hãy ngủ được giấc nào hay giấc ấy trong ngày, và nếu có thể được, hãy nhờ người nào đó giúp mình cho bé bú ban đêm.

Cố giữ dinh dưỡng hợp lý: Bạn hãy ăn nhiều trái cây và rau xanh, đừng ăn kẹo socola, kẹo bánh... ăn theo cách mỗi lần một ít, nhưng ăn thường xuyên. Đừng ăn kiêng quá nghiêm ngặt.

Tập thể dục nhẹ nhàng: Tự cho phép được nghỉ ngơi bên ngoài nhà và không phải chăm sóc em bé. Tập đi bộ hơi nhanh chân nơi không khí thoáng mát trong lành có thể làm cho tinh thần bạn thêm phấn chấn.

Tránh những việc nổi lên bất ngờ: Đừng bắt đầu một công việc mới, dọn nhà mới hoặc trang hoàng ngôi nhà lại.

Cố gắng đừng lo âu quá: Bạn thường bị đau nhức sau khi sinh, và nếu bạn xuống tinh thần thì tình trạng lại còn tệ hơn nữa. Hãy cố gắng đón nhận chúng một cách bình thản, chúng sẽ hầu như chắc chắn biến mất ngay lúc bạn thư giãn.

Hãy tự chiều chuộng mình: Đừng tự ép bản thân làm những điều gì mình không muốn làm bằng không chúng sẽ gây khó chịu cho bạn. Đừng lo buồn vì mình không giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, tươm tất. Hãy chú ý làm các công việc nhỏ nhặt không nên gấp gáp và sau đó tự thưởng cho mình.

Hãy bộc lộ cảm nghĩ: Đừng che đậy những điều lo lắng của bạn, vì nó sẽ làm các vấn đề trở nên xấu đi. Hãy cởi mở với người khác, nhất là với chồng mình

VI. NGƯỜI MẸ PHIỀN MUỘN

Trong khi các cảm giác buồn phiền nhè nhẹ là một điều bình thường, chỉ có trong vài ngày sau khi sinh, thì các cảm giáctrầm cảm sâu sắc và kéo dài hơn hai tuần lễ có thể là dấu hiệu cảu một tình trạng nghiêm trọng, cần điềutrị. Phụ nữ có chứng trầm cảm hậu sản càng lúc càng muốn thu mình lại và mất đi mối quan hệ giao tiếp với thực tế và với con của họ.

1. Một số yếu tố định hình sẵn

Từ trước đến nay Chinh không phải là người giỏi xử lý các thay đổi cuộc sống. Chị thích sự ổn định và bền vững. Chị luôn cảm thấy mình rất nhỏ bé và không tin tưởng chính bản thân mình, lại thêm tính tự ti mặc cảm.

Chứng béo phì đã trở thành trở ngại cho chị, nhất là vì chị thường ăn quá nhiều mỗi lúc phiền não. Cứ mỗi lần có thai chị lên cân thêm và cho đến giờ chị cảm thấy thật khó lòng mà giảm cân đi được. Sau lần mang thai đầu tiên, chị lên gần 7 kg và phải mất cả năm trời để làm giảm trọng lượng. Sau đó khi có thai đứa thứ hai, cơ thể chị lại phát phì lên. Sau khi sinh, chị cảm thấy mình không thể nào làm sụt cân được và thực tế khi bé được một tháng, chị lại lên cân nhanh hơn cả lúc chị đang có thai.

Chồng chị thường hay phàn nàn rằng trông chị không còn giống chút nào với người mà anh đã lấy làm vợ và dù chị đã cố gắng ăn kiêng đủ cách để lấy lại dáng dấp nhưng đều thất bại. Chị cảm thấy lo lắng cực độ và thường phải mặc những bộ quần áo rộng thùng thình để che giấu bớt hình dáng của mình đi. Có đôi lúc, chị tự nghĩ mình không làm tròn trách nhiệm của người mẹ và thường xuyên cảm thấy mình không đủ bản năng làm mẹ.

2. Cảm giác tuyệt vọng

Chinh đã quen với cảm giác “buồn chán lúc mới sinh” và biết chắc mình sẽ bị buồn thảm sau khi sinh đứa thứ ba. Khi cơn trầm cảm bắt đầu, chị hầu như đã xem đó là điều tiên định phải gánh chịu. Vào khoảng ngày thứ ba sau khi sinh, chị cảm thấy mình buồn khổ đến cực điểm và trở ngại dù nhỏ đến mấy cũng làm chị dường như không tài nào vượt qua được. Chị bắt đầu xử sự trong tâm trạng vô vọng, nằm lì trên giường không muốn ra.

Mẹ chồng chị đến ở chung với gia đình để lo cho hai bé lớn và phụ trông coi nhà cửa. Thậm chí dù mẹ chồng chị đã cố gắng tỏ ra chu đáo nhưng Chinh vẫn đáp lại bằng lời lẽ chê bai. Không khí trong gia đình trở nên căng thẳng. Bà mẹ chồng thường nín nhịn chị để cho yên cửa yên nhà.

Sau đó Chinh và chồng bắt đầu lớn tiếng với nhau. Chinh cho rằng chồng không thực sự hiểu được tình trạng của mình. Chị muốn anh dành thì giờ lúc nghỉ việc để giúp và an ủi chị. Chồng chị, không hiểu được toàn bộ chuyện gì đang xảy ra, cũng trở nên buồn chán và công việc của anh bắt đầu bị ảnh hưởng.

Chinh đắm chìm trong nỗi khổ của mình - quá kiệt sức, vô vọng và xấu hổ, phải trông nom ba đứa (nhất là 2 đứa lớn đã bắt đầu khó dạy), phải chăm lo việc nhà, phải giải quyết các mối căng thẳng giữa mình và chồng đến nỗi chẳng còn biếtđến gì nữa. Chị không giao tiếp với người trong gia đình nữa mà chỉ biết mỗi mình em bé mới sinh. Rồi sau đó chị tự thấy mình thậm chí không thể gần gũi với con được nữa, chị bắt đầu suy nghĩ viển vông về những điều gì đó kinh khủng để ngăn không cho đứa bé khóc nữa. Chị cũng không màng đến việc cho bé bú và nhiều khi để bé khóc la mà không thèm dỗ.

3. Vai trò của người chồng

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng nhất guyết định liệu một phụ nữ có đầu hàng tình trạng trầm cảm hậu sản hay không chính là sự nâng đỡ và giúp ích của người chồng, kế đó là sự thông cảm của gia đình. Bác sĩ đề nghị với Chinh và chồng rằng nên nghĩ ra các phương cách giải toả áp lực cho chị. Có rất nhiều điều thực sự có ích mà anh có thể làm, chẳng hạn như:

Ôm vợ sát vào lòng và nói anh rất hãnh diện về vợ mình.

Ở bên Chinh và con bất cứ lúc nào có thể được, ôm ấp cả hai mẹ con hoặc giúpcho bé bú.

Giỡn với bé cho vui và bế bé dạo loanh quanh trong nhà bất cứ lúc nào.

Đi chợ, giải quyết công việc nhà, nấu nướng, giặt giũ khi có thể.

Cho bé đi chơi để vợ được thực sự nghỉ ngơi.

Đem tất cả các con mình về chơi nhà bà nội một ngày hoặc một lúc nào đó thích hợp nhất trong ngày để Chinh có thời gian làm gì đó tuỳ thích, ví dụ như đi thăm bạn, đi làm tóc hoặc đi xem phim...

4. Cần được giúp đỡ

Sau khoảng một tuần cư xử như thế với Chinh, suốt thời gian ấy nữ hộ sinh trấn an chị rằng mọi việc sẽ nhanh chóng trở nên tốt đẹp hơn, chị được một nhân viên công tác xã hội đến thăm, người này nhận ra các phản ứng của Chinh rất khác lạ so với lúc bình thường. Người này liên lạc với bác sĩ của Chinh, người đã khám cho chị ba tuần sau khi sinh và gọi điện cho bác sĩ tâm thần và ông này ngay lập tức trò chuyện với Chinh.

Khoảng 2 tuần sau khi gặp bác sĩ, Chinh bắt đầu thấy đỡ hơn, phần lớn là nhờ lời khuyên của ông. Đầu tiên ông khuyên chị nên quên đi những gì đang xảy ra trong gia đình. Chị chỉ nên để tâm đến con và chính bản thân mình mà thôi và cứ để mặc cho mọi thứ tự giải quyết. Thứ nhì, ông gợi ý chị nên nhờ một người nào đó có trách nhiệm chăm sóc bé suốt đêm để chị có thể ngủ thật đủ giấc. Thứ ba, ông ta khuyên Chinh nên tham gia vào nhóm thảo luận của các bà mẹ trong địa phương 1 tuần 2 lần, chị chỉ việcđến ngồi đó nói chuyện chơi với các bà mẹ có chung hoàn cảnh và nhận sự trợ giúp và khuyên bảo của họ.

Thêm v��o cho lời khuyên trên đây, bác sĩ cho chị một loại thuốc an thần và một loại thuốc ngủ nhẹ để làm cho đầu óc chị dịu bớt đi chỉ trong vài tuần khó khăn đầu tiên mà thôi. Ông bảo chị ông cấp thêm thuốc an an thần cho chị vào lần sau và ông cho biết sẽ giảm bớt liều thuốc từ từ ngay lúc Christine cảm thấy mình có khả năng quản lý bản thân và cuộc sống của chị.

5. Một tương lai sáng sủa hơn

Sau 6 tuần lễ, Chinh ngủ ngon hơn nhiều đến độ chị yêu cầu ngừng dùng tiếp thuốc ngủ. Hiện giờ, chị vẫn đang tiếp tục dùng thuốc an thần và bác sĩ đã quyết định sẽ giảm đi nửa liều thuốc trong 4 tuần lễ kế tiếp và sẽ ngừng không dùng thuốc nữa trong 6 tuần lễ sau đó. Chồng Chinh cảm thấy vui hơn vì bây giờ vợ mình hầu như đã trở lại bình thường, và tất cả những đứa con của họ cũng cảm thấy sung sướng và thoải mái hơn trước nhiều.

6. Những đứa con của Chinh

Không có một ảnh hưởng xấu vĩnh viễn nào xảy ra cho khả năng gắn bó với con mình và, một khi chị đã thấy mình khoẻ trước, chị đã có thể vun đắp lại các quan hệ của mình với các đứa con lớn của chị.

Tuy nhiên, trong lúc Chinh bị bệnh, chị đã không thể lo lắng, quan tâm nhiều đến chúng. Các con của chị thật lo âu và trở nên khó bảo. Chúng chống lại, không chịu để bà nội săn sóc và đòi hỏi cha mẹ phải quan tâm và yêu thương chúng nhiều hơn.

Trong các trường hợp trầm cảm hậu sản, trẻ em cần được giúp đỡ, quan tâm trước và sau lúc mẹ chúng đã bớt bệnh đi. Những nhóm, các tổ chức và đoàn thể khác nhau nên có mặt để giúp đỡ xoa dịu hậu quả do bệnh trầm cảm hậu sản gây ra cho gia đình.