Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?
Mẹp giúp bé bú bình ngoan như bú mẹ
Công cuộc thay “ti” thật bằng “ti” giả cũng lắm nhiêu khê nhưng là việc cần thiết để dạy con cách tự lập và mẹ yên tâm đi làm sau thời gian ở cữ. Chúng ta cùng tham khảo cách tập cho bé bú bình nhanh và hiệu quả nhất nhé!
Tập cho bé bú bình nhanh, hiệu quả
Khi bé được 4-5 tháng các mẹ cũng bắt đầu phải quay lại với công việc (trừ khi chồng bảo ở nhà chồng nuôi). Vì vậy, các mẹ ra sức tập luyện cho con bú bình. Ngay việc cho con quen với núm vú giả đã là chuyện khó, có ai thích đồ dởm đâu. Nhưng vẫn có những “tuyệt chiêu” giúp chị em dạy con biết cách bú bình, đồng thời, con cũng quen với việc tự cầm bình bú luôn.
"Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ"
Mới sinh con ra xong, bạn đã muốn cho con làm quen ngay với bình bú. Không phải vì bạn sợ ngực mình xấu đi mà bởi nghe rất nhiều lời khuyên rằng như thế cho con quen đi, sau này cai sữa hay đi làm cũng dễ dàng hơn.
Thực ra, không cần phải lo lắng thái quá như vậy. Việc cho trẻ bú bình quá sớm có thể gây tác dụng ngược, bé không thèm bú mẹ nữa. Hơn nữa, việc cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi được khuyến cáo là không nên.
Mẹ phải thật kiên trì khi dạy con bú bình. (Ảnh minh họa).
Chị em cứ bình tĩnh, tận hưởng cảm giác ôm ấp con vào lòng, cái miệng xinh xắn của con mút chùn chụt dòng sữa ngọt ngào trực tiếp từ cơ thể và lắng nghe tình mẫu tử thiêng liêng. Hãy chờ cho đến khi gần đi làm mới bắt đầu chiến dịch “ti giả thay ti thật” vẫn kịp. Chỉ cần 2 – 3 tuần là con đã hình thành thói quen ấy.
“Ti” giả càng giống “ti” thật càng tốt
Việc quan trọng đầu tiên khi bạn muốn con mình nhanh bú bình là núm vú bình sữa phải giống thật nhất có thể. Bé con cực kỳ nhạy cảm thường sẽ phát hiện ra ngay mình đang “bị lừa” nên mẹ phải chọn bình bú kỹ càng. Không chỉ xem xét hình dáng mà còn phải thử độ mềm, tốc độ sữa chảy của núm vú, cũng như để ý việc núm có mùi cao su hay không… Đây là việc làm rất quan trọng, quyết định bé có chấp nhận loại núm vú giả này hay không.
Cho bé mút “ti” giả trước
Sau khi mua “đồ nghề” về, mẹ nên tiệt trùng và cho bé chơi với ti giả để bé quen thay vì cứ thế đổ sữa, “nhét” vào miệng, bắt bé “chịu đựng” thứ “lạ lẫm” khi ăn. Các mẹ cứ cho bé cầm núm vú chơi, cho cắn, nhai thoải mái. Khi bé đã quen quen thì mới bắt đầu bước tiếp theo. Lưu ý là các mẹ mua một vài loại “ti” khác nhau để con lựa chọn, ti nào con thích nhất thì dùng.
Tập luyện cũng phải đúng lúc
Thời gian “đào tạo” này, mẹ nên lợi dụng lúc con đang đói, đang buồn ngủ, mắt lơ mơ để cho con bú bình... Khi đó, phản xạ bú mút của trẻ lên cao nên dễ bảo hơn. Tuy nhiên, không bao giờ cho con bú khi bé ngủ say hay nghẹt mũi.
Đừng thay đổi vị trí khi cho bé thử “ti” giả
Khi ẵm cho con bú thật như thế nào thì giờ hãy giữ y chang thế. Việc tiếp xúc tối đa giữa mẹ và con sẽ làm bé an tâm hơn, thấy quen thuộc hơn. Bạn nhớ giữ con chắc chắn, cẩn thận và nghiêng 45 độ, phòng trường hợp bé nôn trớ, sặc. Rồi sau đó hãy từ từ đưa núm vú giả vào miệng bé nhẹ nhàng theo hướng từ môi dưới lên. Đặt núm vú phía trên lưỡi của bé. Cần cho bé ngậm hết đầu vú thay vì mớm mớm.
Con sẽ nhanh chóng tự bú bình nếu mẹ hướng dẫn đúng cách. (Ảnh minh họa).
“Ti giả sữa mẹ thật”
Khi tập cho con bú bình, mẹ vắt sữa ra để con không thấy “mùi lạ”. Tạo cho con cảm giác thân thuộc, dễ dàng bú hơn. Sau đó, mẹ xem kẽ các bữa sữa mẹ và sữa ngoài theo liều lượng tăng dần đều. Ban đầu là 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa ngoài, sau lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa ngoài…
Mẹ cầm bình cho con
Khi mới cho con tập bú bình, mẹ cần học và chú ý cách cầm bình cho con. Cầm không đúng, con mút sữa không đủ hoặc mẹ mất tập trung khiến núm vú không đầy sữa, làm con nuốt phải khí, gây sặc, trớ. Mẹ cũng nên canh lượng sữa cho con thật phù hợp, không bắt con “ngốn” quá nhiều dù sữa trong bình vẫn còn, vì khi đó, bé dễ bị ọc trớ.
Cho con cơ hội “thể hiện”
Sau khi bé đã quen với việc bú bình, mỗi lần ăn, đặt tay con lên bình cho con quen cảm giác. Dần dần, để con cầm bình còn mẹ đỡ bình phía dưới. Khi thấy con cứng cáp và có kĩ thuật thì bỏ tay, để con tự xử. Chú ý là chọn bình nhỏ vừa với độ tuổi và lượng sữa con cần, nếu bình quá to và nặng, con bạn chắc chắn “chào thua” ngay từ đầu.
Chúc các mẹ thành công!
Cho bé bú bình & lỗi cần tránh
Lần đầu làm mẹ, việc cho bé bú bình đúng cách và an toàn là cả một vấn đề nan giải. Eva xin có vài mách nước để cha mẹ chăm nuôi con tốt nhất!
Lựa chọn bình sữa/núm vú
- Có nhiều loại bình sữa và núm vú khác nhau. Vì vậy, sẽ cần đôi chút thời gian để chị em tìm ra loại núm vú bé thích. Tuy nhiên, cần đảm bảo lỗ núm vú đủ nhỏ để sữa chảy vừa phải, tránh cho bé bị sặc.
- Khoảng 2 - 3 tháng, núm vú nên được thay mới
- Núm vú bằng silicone có thể kiểm soát dòng sữa tốt hơn và có ít mùi hơn.
Lần đầu làm mẹ, việc cho bé bú bình đúng cách và an toàn là cả một vấn đề nan giải. (Ảnh minh họa).
Cách vệ sinh bình sữa
- Để tiệt trùng, luộc núm vú 5 phút trước khi sử dụng. Hoặc có thể dùng nồi hấp tiệt trùng bình sữa.
- Vệ sinh thật kỹ, tránh đóng cặn bên trong bình sữa.
Cách hâm bình sữa
- Sữa nên để ở 37 độ C khi cho bé bú và để giảm sự khó chịu cho dạ dày của bé, nên cho bé bú ngay sau khi pha. Nếu không cho bú ngay, hãy trữ sữa đã pha trong tủ lạnh.
- Tuyệt đối không dùng lò vi ba để hâm nóng bình sữa vì có thể làm phỏng miệng bé, làm mất đi các vitamin.
- Nên dùng nước nóng để hâm nóng bình sữa cho bé. Cách làm: Đổ nước nóng vào một chiếc cốc đựng vừa bình sữa, chờ khoảng 5 phút khi sữa đã ấm hơn. Sau đó, thử nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt vào mặt trong cổ tay.
Tư thế cho bú
- Khi cho bé bú, có thể đặt một gối nhỏ trong lòng để nâng đỡ bé
- Bế bé sát vào lòng để dễ dàng nhìn thấy mặt bé.
- Khi bú, đầu bé nên cao hơn thân mình bé.
- Vuốt nhẹ cằm bé. Khi bé há miệng, đặt núm vú trên lưỡi và đưa vào miệng bé.
- Nghiêng bình sữa để núm vú được đổ đầy sữa. Không bao giờ được dựng đứng bình sữa.
'Bệnh chung' của mẹ khi pha sữa cho bé
Sữa là thực phẩm rất hoàn hảo, nhưng đừng để chính bình sữa mang lại bệnh tật cho trẻ. Để bé phát triển hoàn thiện nhất khi uống sữa công thức, cha mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Những loại sữa công thức cơ bản
1. Sữa công thức thông thường
Được chế biến chính từ sữa bò, dầu thực vật (calo béo), vitamin, các khoáng chất và chất sắt, loại sữa công thức thông thường đáp ứng năng lượng cơ bản cần cho sự phát triển của bé.
2. Sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành
Được chế biến từ đậu nành, dầu thực vật, đường hóa học (carbohydrates) và chất sắt, loại sữa này tốt cho trẻ sơ sinh không dung nạp lactose có trong sữa công thức bình thường.
Lưu ý: Sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành chống chị định dùng cho bé sinh non hoặc nhẹ cân hơn sơ với chuẩn phát triển.
3. Sữa công thức đặc biệt
Với trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, bị tiêu chảy hay táo bón thì cha mẹ nên chọn mua loại sữa công thức đặc biệt có chứa nhiều DHA và ARA kích thích sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Pha sữa sai cách, bé sẽ không hấp thu được hết các dưỡng chất có trong sữa (Ảnh minh họa).
Sai lầm khi pha sữa cho bé:
1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội
Một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ.
Thường nước ấm độ 40 - 60 độ C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.
2. Dùng lò vi sóng hâm nóng sữa
Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa cho bé, vì sự phân phối sức nóng trong lò vi sóng không đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá, có thể khiến bé phỏng miệng khi bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm.
3. Cho bé uống sữa đã pha để quá 2h
Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
4. Pha sữa khi chưa tiệt trùng bình
Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.
5. Pha sữa bằng nước rau
Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
6. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm
Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho… vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm.
Nếu muốn đổi nhãn sữa
Một số trường hợp, bạn quyết định đổi loại sữa khác cho con. Lý do để đổi sữa bao gồm dị ứng sữa, bé bị tiêu chảy (táo bón), bị nôn trớ thường xuyên và cần nhiều sắt hơn. Những lý do khác như kinh tế, sở thích của cha mẹ, tư vấn của bác sĩ, người thân… Tuy nhiên, dù ở hoàn cảnh nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến khi muốn đổi sữa cho con vì sự thay đổi sữa có thể khiến bé xuất hiện một số triệu chứng về sức khỏe.
Nên đưa bé đi khám nếu bé xuất hiện dấu hiệu dưới đây khi uống loại sữa khác:
- Da khô, đỏ.
- Tiêu chảy.
- Nôn trớ liên tục.
- Cực kỳ yếu ớt.
Các chuyên gia khuyến cáo, 4-12 tháng tuổi là giai đoạn không thích hợp để đổi sữa cho con. Nhưng nếu bạn muốn, có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm việc đó.
Làm gì khi bé không chịu bú bình
Cho trẻ tập bú bình từ lúc nào thì hợp lý
Em bé không chịu bú bình phải làm sao?
Những việc thường lệ khi cho bú bình
Bí quyết cho bé bú bình nhanh và hiệu quả
(ST)