Tập luyện sức khỏe

Một nhà tư tưởng đã nói một câu nổi tiếng là: “Cuộc sống là vận động” Aristốp, nhà tư tưởng vĩ đại người Hy Lạp nói: “Cuộc sống cần có sự vận động”.

Muốn khỏe mạnh và sống lâu phải vận động và rèn luyện thân thể. Có khỏe mạnh mới đẩy lùi được sự suy thoái, mới có khả năng phòng ngừa được các nhân tố suy thoái và bệnh tật của người già. Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã phân chia con người theo tuổi tác như sau: Từ 44 tuổi trở xuống được coi là trẻ, từ 45 đến 59 tuổi được coi là trung niên, từ 60 – 75 tuổi được coi là già, từ 90 tuổi trở lên được coi là thượng thọ.

Aristốp, nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại nói: “Cái dễ làm con người suy thoái, chóng già là thiếu sự rèn luyện thường xuyên”. Một bác sĩ người Mỹ đã đưa ra kết luận: Một người thiếu rèn luyện thường xuyên sẽ dễ dẫn đến tính tình thất thường. Những người có tuổi quanh năm ngồi làm việc ở văn phòng, ít vận động thì hồng cầu sẽ bị giảm dần, sự tích tụ chất béo ngày càng tăng, xương cốt sẽ ngày càng thiếu chất canxi. Ông còn chỉ ra rằng năng rèn luyện có thể ngăn chặn được sự suy thoái. Những người lớn tuổi và người thiếu ngủ sẽ bị giảm sút năng lực hấp thụ oxy, còn người thường xuyên tập luyện thì lại có khả năng khống chế sự giảm sút đó. Chính vì lý do đó mà người ta nói rằng tích cực tập luyện sẽ làm cho trái tim, cơ bắp và gân cốt của người già khỏe như người 40 tuổi, có nghĩa là: Một ông già 70 tuổi thường xuyên tập luyện thì các chức năng làm việc của tim mạch, cơ bắp, gân cốt sẽ chẳng khác gì một thanh niên 30 tuổi ít tập luyện. Do đó, có thể thấy: cơ thể khỏe mạnh sẽ có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với những người lao động trí óc.

Các nhà nghiên cứu y học cho rằng: tuổi thọ tự nhiên của động vật cao gấp 6 lần thời kỳ phát triển của nó. Từ đó có thể suy ra tuổi thọ tự nhiên của con người là 120 tuổi. Trong dân gian Trung Quốc có lưu truyền một câu: “Bành Tổ thọ 800 tuổi”. Bành Tổ rất thích các hình thái động tác vận động của gấu và các loài chim, ông kết hợp giữa thở và tập luyện, vì thế ông sống lâu. Danh y đời Hán Hoa Đà đã xây dựng được bài tập nổi tiếng gọi là “Ngũ Cầm” phỏng theo các động tác của hổ, hươu, gấu, vượn, chim để rèn luyện các động tác vồ, bò, trồng cây chuối, chống tay, bay người. Các đệ tử của ông như Ngô Phổi, Phàn A đã thường xuyên khổ luyện bài tập này, kết quả một người sống đến 96 tuổi, còn người kia thọ trên 100 tuổi. Qua các cuộc thi bình chọn người già khỏe nhất ở Trung Quốc cho thấy tuổi thọ trung bình của các cụ già là từ 80 – 90 tuổi, nguyên nhân trường thọ của các cụ chính là thường xuyên tập luyện.

I. Bí quyết vận động để tăng cường sức khỏe

Bí quyết vận động để tăng cường sức khỏe chính là ở chỗ vận động có thể cải thiện được hoạt động của các hệ thống tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, giúp nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.

1. Tập luyện sẽ tăng cường khả năng làm việc của tim và huyết quản

Vận động sẽ làm cho nhịp đập của tim tăng lên, tăng cường sức co bóp của cơ tim, lượng máu của tim tăng lên. Dung lượng máu trong tim có thể lên tới 965ml, nhiều hơn người khỏe mạnh bình thường khoảng 1/3. Lượng máu từ tim chảy ra tăng lên, tỷ lệ hấp thụ oxy của cơ thể cũng được nâng cao, tính đàn hồi của huyết quản tăng lên, do đó giúp cải thiện được dinh dưỡng và chất thay thế của cả cơ thể và cơ tim.

Sự tăng cường chức năng làm việc của tim có thể giúp làm chậm lại quá trình suy thoái của tim, giảm thấp tỷ lệ xơ cứng huyết quản, huyết áp cao. Vận động còn giúp giảm mỡ máu, giảm tỷ lệ xơ cứng huyết áp cao. Ai trong chúng ta cũng đều biết rất rõ về bệnh tim và nhồi máu cơ tim, nó là loại bệnh gây đột tử ở người già. Muốn đề phòng bệnh này thì phải tìm cách nâng cao hoạt động của tim, bảo vệ tính đàn hồi của huyết quản, giảm mỡ máu. Muốn như vậy chỉ có cách thường xuyên rèn luyện mới có thể đạt được mục đích.

2. Vận động có thể cải thiện được khả năng của hô hấp

Hô hấp là điều kiện quan trọng để duy trì sự sống. Vận động có thể tăng thêm khả năng hô hấp. Chủ yếu gồm các điểm sau đây: vận động sẽ giúp hô hấp có phản xạ thở sâu, thở nhanh hơn, làm tăng thêm sự hoạt động của các cơ hô hấp và nước bọt, khả năng làm việc của bộ máy hô hấp tăng gấp đôi so với không hoạt động; người thường xuyên vận động thì số lần thở sẽ dần dần giảm đi, nhưng thở sâu và đều hơn, lượng khí tăng lên rõ rệt; các chức năng hô hấp được tăng cường sẽ có lợi cho việc tuần hoàn máu, làm cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, có tác dụng làm chậm sự suy thoái.

3. Vận động làm cho gân cốt khỏe mạnh

Gân cốt là giá đỡ vững chắc cho cơ thể. Không có gân cốt, cơ thể sẽ không có hình hài và sẽ không có bất cứ công năng nào. Nhưng khi đến tuổi về già, gân cốt có hiện tượng thoái hóa, dễ gãy xương. Nếu thường xuyên tham gia hoạt động sẽ làm cho gân cốt vững chắc hơn, có thể chịu đựng được gánh nặng và tăng cường được khả năng chống gãy, phòng ngừa được việc xảy ra gãy xương khi tuổi già.

Đồng thời, hoạt động thường xuyên còn có thể đề phòng được hiện tượng mọc thêm xương, tăng cường độ trơn nhẵn và tính linh hoạt của các khớp, phòng ngừa được bệnh viêm khớp. Cơ bắp và dây chằng là những bộ phận vận động quan trọng của cơ thể, vận động thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp nở nang, rắn chắc phòng ngừa được hiện tượng teo cơ, tăng cường được sự trao đổi chất trong cơ thể, làm chậm sự suy thoái.

4. Vận động sẽ tăng cường khả năng của hệ thần kinh, nâng cao năng lực điều phối.

Thần kinh là hệ thống chỉ huy của cơ thể, đồng thời cũng là một trong những bộ phận điều tiết quan trọng. Vì thế, trạng thái, khả năng, sự thông minh tài trí của con người đều có quan hệ mật thiết với hệ thống thần kinh. Vận động thường xuyên sẽ giúp cho người già tiếp tục duy trì được sự minh mẫn, phản ứng nhạy bén, động tác linh hoạt, tai, mắt tốt và sự khỏe khoắn của các bộ phận trong cơ thể. Nếu năng lực làm việc của hệ thần kinh bị giảm sút thì các dấu hiệu thoái hóa của con người sẽ trở nên rõ rệt hơn, như phản ứng chậm, nghe kém, động tác vụng về và dễ mắc bệnh tật. Vì thế, kiên trì vận động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tật.

5. Vận động sẽ tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa

Nguồn năng lượng chính của cơ thể bắt nguồn từ hệ tiêu hóa và hấp thụ món ăn qua dạ dày, ruột, gan, tụy. Thường xuyên vận động sẽ tăng thêm sự chuyển động của dạ dày, ruột, tăng sự ti��t dịch của dạ dày, ruột, gan, tụy, do đó tăng cường được khả năng tiêu hóa và hấp thụ, bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, có đủ nguồn năng lượng tốt cung cấp cho cơ thể. Nếu một người không tham gia tập luyện thì có khả năng hệ tiêu hóa sẽ suy thoái và thoái hoa rõ rệt, cơ thể mỏi mệt.

6. Vận động sẽ nâng cao khả năng bài tiết, tăng cường khả năng tạo máu

Do thường xuyên tham gia vận động nên khả năng trao đổi chất trong cơ thể dồi dào, sẽ thải ra nhiều “phế liệu” cho nên cần được tăng cường khả năng bài tiết. Do vận động nên việc cung cấp máu cho thận tăng lên, nhờ đó tăng cường được sức sống của các tổ chức tế bào, giúp cho năng lực bài tiết tăng lên rõ rệt. Vận động còn giúp khả năng tạo máu của hệ thống máu. Những người thường xuyên tham gia vận động, hồng cầu từ 450 vạn có thể tăng đến 700 vạn, huyết sắc tố có thể tăng từ 25 – 30%, bạch cầu cũng tăng lên, vì thế sức đề kháng tăng, phòng ngừa được suy thoái.

II. Sức khỏe loại hai là sự uy hiếp cuộc sống của con người hiện đại

1. Định nghĩa về sức khỏe loại hai

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng sức khỏe loại hai là biên giới tạm thời giữa khỏe mạnh và bệnh tật, các nhà y học hiện đại gọi sức khỏe là trạng thái thứ nhất, bệnh tật là trạng thái thứ hai, còn nằm giữa hai ranh giới đó gọi là trạng thái thứ ba, tức là trạng thái sức khỏe loại hai.

Nó không gây bệnh đột biến như bệnh truyền nhiễm mà phát triển chậm chạp kín đáo, lúc ẩn, lúc hiện, ở thời kỳ đầu chỉ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần bồn chồn, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ăn không thấy ngon v.v… sau đó có thể phát triển thành một bệnh nào đó, nhưng cũng có thể chỉ có những hiện tượng thế thôi và không để bệnh, tình trạng đó gọi là “tưởng khỏe mà không khỏe”, “tưởng mắc bệnh mà không phải mắc bệnh”.

Những người sức khỏe loại hai không giống như những người khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, khuôn mặt rạng rỡ, làm việc hăng say và sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh thay đổi, nhưng họ cũng không giống diện mạo của những người bệnh tật, dáng vẻ tiều tụy, tứ chi mệt mỏi, không thể tự chủ trong học tập và lao động, thậm chí nằm liệt giường. Sự thoái hóa, nhất là thoái hóa sớm sẽ làm thay đổi hàng loạt những cảm giác trong con người, đó là một trong những nét điển hình của người có sức khỏe loại hai. Phạm trù về sức khỏe loại hai bao gồm rất rộng, có thể nói những người gần kề giữa ranh giới khỏe mạnh và bệnh tật phải theo dõi lâu dài mới phát hiện được bệnh tật đều nằm trong phạm trù này.

2. Sức khỏe loại hai là kẻ thù số một của nhân loại

Sức khỏe loại hai là khái niệm mới nhất của giới y học thế giới. Gần nửa thế kỷ qua, do đã phát hiện và ứng dụng các loại thuốc kháng sinh vào việc chữa trị, cho nên những bệnh tật uy hiếp nghiêm trọng tính mệnh con người không còn là nỗi khiếp sợ đối với chúng ta, vấn đề còn lại chính là phải làm sao tìm cho ra nguồn gốc của bệnh tật như bệnh tim, bệnh não, bệnh tiểu đường v.v… để có cách trị tận gốc mầm bệnh.

Theo kết quả điều tra cho thấy: Số người thuộc diện sức khỏe loại hai ở Trung Quốc đang ngày càng tăng, trong đó số người trẻ tuổi nằm trong diện nguy cơ là khá lớn.

Các căn bệnh như béo phì, huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường v.v… đang ngày một tăng và trở thành đặc trưng cho hiện tượng “ba cao, một thấp” của một loạt các bệnh như: mỡ máu cao, độ kết dính của máu cao, đường trong máu cao và khả năng miễn dịch thấp. Hiện tượng này tương đối phổ biến trong các gia đình khá giả ở thành thị.

Còn ở nông thôn và tầng lớp những người có hoàn cảnh khó khăn thì sức khỏe loại hai trở thành bệnh mãn tính, từng bước vắt kiệt sức lao động, các bệnh như thấp khớp, đau nhức xương, thiếu dinh dưỡng, bệnh mãn tính v.v… cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Theo ý kiến của những người có thẩm quyền thì có tới 60% số người trên thế giới thuộc diện sức khỏe loại hai, còn ở Trung Quốc, tỷ lệ này còn cao hơn.

Sức khỏe loại hai đã trở thành kẻ thù số một uy hiếp cuộc sống của con người.

3. Sự suy thoái của tim, phổi sẽ dẫn đến bệnh tật

Loài người chúng ta phải dựa vào sự hoạt động của tim, phổi để duy trì sự sống. Tim giống như một cái bơm nước, cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể và thu nạp số máu “không sạch” truyền đến phổi để “làm sạch”. Còn phổi giống như một cái hộp gió lớn, lúc giãn nở, lúc co lại, hấp thụ oxy, thải ra khí cacbonic, hoàn thành việc trao đổi khí trong cơ thể. Tim và phổi cứ lặng lẽ làm việc từng giây, từng phút. Nếu tính mỗi phút tim đập 72 lần thì một ngày nó đập 103.680 lần, một năm đập 37.843.200 lần. Một quả tim làm việc 30 năm sẽ phải đập 1.135.296.000 lần. Còn phổi nếu tính theo tỷ lệ 1:4 giữa nhịp tim đập và nhịp thở thì thử hỏi trên thế giới này có loại máy móc nào sánh kịp được chúng? Vì vậy, một quả tim và một lá phổi làm việc liên tục 30 năm hoặc 40 năm sẽ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, năng lực dự trữ của chúng đã xuy giảm và bắt đầu lão hóa.

Sự lão hóa của tim và mạch máu sẽ làm nảy sinh sự co thắt ở các mức độ khác nhau, phương hướng lưu thông máu và tính đàn hồi của mạch máu bị suy giảm, phản xạ thần kinh của chúng cũng suy giảm và yếu đi. Đi đôi với sự lão hóa, nhịp đập của tim hàng năm cũng giảm đi khoảng 1%.

Nếu so sánh giữa một người 65 tuổi với một người 25 tuổi thì nhịp đập của tim ở người 65 tuổi giảm đi chừng 40%; năng lực hoạt động của tim chỉ bằng 50% so với người 40 tuổi. Tuổi tác càng cao thì phản ứng của tim đối với sự vận động càng chậm, điều này thể hiện rõ ở nhịp đập của tim, ở huyết áp tăng cao, nghiêm trọng hơn, còn thể hiện ở quy luật đập thất thường của tim.

Phổi cũng vậy, theo số liệu nghiên cứu thì sau 25 năm hoạt động, phổi bắt đầu suy giảm, lượng trao đổi không khí của người 80 tuổi chỉ còn bằng 50% người 20 tuổi, lượng cacbonic thải ra chỉ bằng một nửa so với thời kỳ trung niên. Một thanh niên 20 tuổi mỗi phút có thể cung cấp cho cơ thể 4 lít oxy, trong khi đó, người 80 tuổi mỗi phút chỉ có thể cung cấp khoảng 2 lít. Đi đôi với sự giảm sút của phổi, các tổ chức khác của cơ thể cũng trở nên mệt mỏi, bệnh tật sẽ nhân cơ hội này tấn công, các bệnh tim mạch, huyết áp cao, viêm khí quản mãn tính, tiểu đường, viêm thận, khớp v.v… sẽ lần lượt kéo đến.

Tim, phổi suy thoái sẽ kéo theo hàng loạt bệnh tật.

4. Suy thoái não và việc khai thác tiềm năng của não

Lạm dụng và bắt nào làm việc quá sức sẽ dẫn đến tổn thọ. Nếu làm việc khoa học sẽ làm cho con người trường thọ. Qua nghiên cứu đã chứng minh: Nếu đại não hoạt động càng tích cực thì các tế bào vỏ đại não sẽ ngày càng phong phú, ngược lại nó sẽ bị teo đi. Từ 35 tuổi trở đi, tế bào não bắt đầu chết dần, mỗi ngày chết chứng 10 vạn cái, người nào uống nhiều rượu thì mỗi ngày chết khoảng 20 vạn cái. Sau tuổi 40, tế bào não lão hóa rất nhanh, sau 50 tuổi nó bị teo lại. Suy thoái có nghĩa là hoạt động của não giảm sút, lượng máu lưu thông ít, tế bào bị chết. Nhiều người già trở nên chậm chạp, phản xạ kém, đó chính là biểu hiện của lão hóa.

Tăng cường hoạt động não (động não nhiều), tăng cường dinh dưỡng cho não có thể phòng ngừa được sự lão hóa và teo lại của tế bào não. Theo thống kê của một số nhà khoa học, triết học và nhà văn cho thấy: trong số 400 người sống đến tuổi 70 thì người sống lâu nhất là các nhà phát minh, trung bình họ thọ tới 79 tuổi. Đương nhiên, điều chúng tôi muốn nói ở đây phài là dùng bộ não một cách hợp lý giữa xem, nghe, đọc, viết, nghĩ v.v… như vậy sẽ không cảm thấy mệt mỏi mà còn có thể nâng cao trí nhớ. Việc kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi sẽ giảm bớt sự kích thích không cần thiết cho nào. Người có thói quen dùng tay phải nên có ý thức dùng nhiều tay trái và chân trái sẽ có lợi cho khả năng hoạt động của não.

Một bác sĩ Nhật Bản trong cuốn “Cách mạng của não” đã chỉ ra rằng: “Tiềm năng cách mạng phải bắt đầu từ cách mạng của não”. Với khái niệm đó, câu nói dân giã “bệnh là do con người quyết định” rất đúng với những thử nghiệm của giới y học. Nếu con người luôn luôn ưu phiền, căng thẳng, sợ hãi, bực bội, áp lực nặng nề thì sự tiết dịch của thận sẽ rối loạn và thận càng tiết dịch càng nhiều thì càng làm cho tế bào sớm lão hóa dẫn đến bệnh tật.

Ngược lại nếu con người luôn cởi mở, vô tư, yêu đời thì đại não sẽ có điều kiện thải loại các chất không cần thiết. Cũng như chất moocphin, kết cấu phân tử của chất kích thích trong đại não cũng chứa moocphin. Loại vật chất này có thể làm cho tế bào “cải lão hoàn đồng”, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Cuộc cách mạng trong não đặc biệt nhấn mạnh đến ba điều kiện là: suy tưởng, vận động và ăn uống.

Suy tưởng: Môi trường có thể tạo nên chất moocphin trong não, chỉ cần tâm hồn thư thái, tập trung ý thức vào một mục tiêu nào đó sẽ đưa con người vào trạng thái suy tưởng và khi sóng α xuất hiện trong đầu thì chất moocphin trong não tiết ra làm cho năng lực tư duy, sáng tạo được nâng cao.

Vận động: Ở đây cần nhấn mạnh một điểm là từ 25 tuổi trở đi, không nên vận động quá sức, mà nên thay bằng những bài tập thể dục tự do nhẹ nhàng, mỗi ngày đi bộ khoảng 6.000 đến 10.000 bước.

Ăn uống: Cần coi trọng chất lượng hơn số lượng, ăn nhiều đậu phụ, đậu đỗ, rau xanh v.v… chú trọng đến những món ăn có albumin.

Cần nghiêm túc thực hiện ba điều trên để có thể phát huy được hiệu quả cao nhất của chúng. Trên cơ sở của ba điều kiện này, tác giả đã đề ra phương pháp khai thác tiềm năng của cơ thể, vén lên bức màn bí mật về tiềm năng của con người.

III. “Vận động” và “tĩnh dưỡng”, cái nào có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ hơn?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: loài thỏ rừng có thể sống 15 năm, trong khi thỏ nuôi trong lồng chỉ sống được 5 năm. Một chuyên gia nổi tiếng ở Mỹ đã từng quan sát 65.000 người trong một thời gian dài đã đi đến kết luận: tỷ lệ tử vong ở người thường xuyên vận động thấp hơn người không vận động tới 65%. Chỉ riêng điều đó cũng đủ nói lên tính chính xác của luận thuyết “sự sống nằm trong vận động”. Nhưng theo điều tra của một công ty bảo hiểm nước ngoài đối với 5000 người nguyên là vận động viên thì lại cho thấy: sau khi nghỉ tập luyện, ở vào độ tuổi từ 40 – 50 tuổi thường hay mắc bệnh tim, tuổi thọ của nhiều người trong số họ không bằng những người bình thường. Vậy, đó là do nguyên nhân gì?

Qua nghiện cứu đã phát hiện: do vận động quá sức, vận động không đúng mức, nhất là vận động quá căng thẳng dẫn đến phá hoại sự cân đối giữa vận động bên trong và ngoài cơ thể làm tăng thêm tốc độ “mài mòn” một số bộ phận, phá hoại nhịp điệu của một số chức năng sinh lý trong cơ thể, kết quả là đã rút ngắn tiến trình sống của con người, dẫn tới sớm suy thoái và chết sớm.

Mọi người quan sát đều thấy rằng chim là loài động vật trường thọ nhất, ngoài chức năng sinh lý cấu tạo cơ thể của nó ra, còn có liên quan đến việc nó luôn luôn bay nhảy, không chịu ngồi im một chỗ. Đối với con người, nam giới thường hiếu động, nữ giới thường thích tĩnh lặng nhưng tuổi thọ của phụ nữ tương đối cao hơn nam giới. Các bậc thánh hiền và các nhà dưỡng sinh học đều nêu lên chủ thuyết yên tĩnh dưỡng thần, điều đó hoàn toàn trái ngược với vận động quá mức, vận động ngoại tại dường như là sự “tĩnh dưỡng” khi dừng lại. Sự ngồi yên của các nhà sư, nhà phật không có nghĩa là tĩnh đơn thuần.

Lão Tử, người sáng lập đạo giáo là người không ham ăn, ham uống, chỉ lấy tĩnh làm đầu, tu luyện khí công, hưởng thọ 160 tuổi, mẹ Võ Tắc Thiên đời Đường rất sùng bái đạo phật, suốt ngày ngồi tụng niệm, bà thọ 92 tuổi. Võ Tắc Thiên, vị hoàng đế nữ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc am hiểu văn chương, võ công uyên bác, tài hoa xuất chúng nhưng dù bận rộn đến đâu bà cũng vẫn dành thời gian “ngồi yên dưỡng tâm” ở hậu cung. Khi đã 80 tuổi, hàng ngày bà vẫn kiên trì “ngồi tĩnh dưỡng” nên tinh thần vẫn minh mẫn, ứng phó linh hoạt với mọi biến cố xảy ra, bà thọ 82 tuổi, là một trong những hoàng đế trường thọ hiếm thấy trong lịch sử. Trần Lập Phu ở Đài Loan bị bệnh tiểu đường suốt 30 năm vẫn vui vẻ sống đến 100 tuổi. Người ta đã tổng kết bằng tám chữ: “Dưỡng sinh vận động, dưỡng sinh tĩnh tâm” và cũng nói: “Sự sống là ở vận động” nhưng đồng thời cũng nêu lên: “Sự sống là nhờ tĩnh dưỡng”, xem ra cả hai cách nói ấy đều có cơ sở của nó.

Nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh: tốc đọ tuần hoàn của máu tỷ lệ nghịch với mức độ căng thẳng thần kinh của đại não, cơ bắp và thần kinh càng căng thẳng thì huyết quản càng co lại, lưu lượng máu càng giảm đi, gây nên thiếu máu, thiếu oxy cục bộ. Khi mức độ căng thẳng của cơ bắp và thần kinh đại não tăng lên 60% so với lúc bình thường thì cục bộ máu lưu động sẽ ngừng hoạt động. Những người mắc bệnh tim, do lao động quá sức, quá căng thẳng nên không ít các trường hợp đã xảy ra ngoài ý muốn. Trong căn bệnh của thời văn minh hiện đại, có tới 60% căn bệnh có thể tìm ra nguôn gốc của nó là do quá căng thẳng trong cuộc sống gây nên. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh: Khi cơ bắp và thần kinh đại não từ trạng thái căng thẳng chuyển sang thả lỏng thì lưu lượng máu được nâng cao từ 15 – 16 lần.

Việc tập luyện khí công có thể giúp máu tuần hoàn khắp cơ thể, đưa phần lớn oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho các bộ phận. Do đó, có thể thấy “tĩnh dưỡng” có lợi cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Hiện nay, nhiều quốc gia đang dấy lên phong trào “dành ba phút cho não tĩnh dưỡng”, phong trào này rất thịnh hành trong học sinh, sinh viên. “Thuật kiện não” này đòi hỏi phải nhắm mắt ngồi yên để đi vào siêu giác hoặc trạng thái quên mình. Sau đó, tai sẽ thính, mắt sẽ tinh, đầu óc tỉnh táo, trí nhớ tốt hơn, tâm hồn thanh thản, tinh thần sảng khoái

Vì thế, nếu “vận động” và “tĩnh dưỡng” đúng mức sẽ có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.

IV. Vận động có trao đổi oxy là phương pháp vận động tốt nhất

Thế nào gọi là vận động không có trao đổi oxy? Ví dụ chạy cự ly ngắn chẳng hạn, cơ bắp tứ chi không được cung cấp oxy, lập tức phải dùng đến máu của tim khiến cho não, tim đều rơi vào tình trạng thiếu oxy. Nếu cứ vận động kiểu này lâu dài sẽ rất có hại cho cơ thể. Sau một thời gian dài quan sát 5000 vận động viên cho thấy không có ít người trong số đó mắc bệnh tim ở tuổi 45, chóng già yếu và chết sớm, tuổi thọ ngắn hơn những người bình thường rất nhiều.

Vậy thế nào là vận động có trao đổi oxy? Một bác sĩ nổi tiếng người Mỹ đã đưa ra khái niệm mới về vận động có trao đổi oxy là: vận động với cường độ thấp, đều đặn, không gián đoạn. Cách vận động bền bỉ này mới là phương pháp tốt nhất cho sức khỏe. Ưu điểm của phương pháp này là:

Vận động có trao đổi oxy làm cho lượng máu của tim lưu thông tăng từ 3 – 4 lần trở lên, cải thiện được sự trao đổi dinh dưỡng của cơ tim, duy trì được tính đàn hồi của huyết quản, có lợi cho việc giảm huyết áp, giảm mỡ, giảm phát sinh bệnh tim và cảm cúm.

Tăng cường khả năng hoạt động của phổi, lượng oxy bít vào gấp mười lần so với bình thường, có lợi cho việc trao đổi và thay thế oxy kích thích cơ thể thải ra các chất gây bệnh ung thư như chì, nhôm, axit cabon, các độc tố khác và các chất thải.

Tăng cường khả năng hoạt động của thần kinh và vỏ não, tăng thêm SOD chống suy thoái cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng miễn dịch, nâng cao thể chất, có lợi cho việc phòng ngừa bệnh tật, làm chậm quá trình suy thoái.

Tăng thêm sức mạnh gân cốt, cơ bắp, nâng cao độ bền chắc của xương, phòng ngừa hiện tượng thiếu hụt canxi và loãng xương, tiêu hao nhiều chất béo và đường, có lợi cho việc khống chế đường trong máu và giảm béo.

Những dạng vận động nào được gọi là vận động có trao đổi oxy? Chạy chậm, đi nhanh, xen kẽ giữa chạy và đi bộ, nhảy múa, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đi xe đạp, chơi bóng bàn v.v… Hiệp hội Y học Mỹ tuyên bố: lượng vận động hàng ngày của một người tương đương với đi bộ nhanh 30 phút có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người không hoạt động là 56%.

Các hình thức vận động thích hợp với mọi người

“Thuốc bổ không bằng ăn bổ, ăn bổ không bằng vận động”. “Vận động” nói ở đây đương nhiên là chỉ những vận động có trao đổi oxy nhằm duy trì và tăng cường sức khỏe, phương pháp tập luyện. Có thể chia thành các loại vận động như sau: đi bộ chậm, đi bộ nhanh, chạy nhanh, chạy chậm, xen kẽ giữa đi bộ và chạy, lên xuống cầu thang, thái cực quyền, khí công, võ thuật, matxa, nhảy dây, thể dục, múa, đá cầu, đi xe đạp, leo núi, đi du lịch, bơi lội, chèo thuyền, trượt băng, tắm nắng mặt trời, tắm nước lạnh, tắm hơi bằng dụng cụ trong nhà…

Có rất nhiều phương pháp tập luyện để chúng ta tự chọn. Nhưng hình thức vận động lý tưởng nhất phù hợp với mọi người kể cả những người mắc bệnh, người sức khỏe loại hai là các bài tập không cần huấn luyện chuyên nghiệp, chỉ nhìn qua là hiểu ngay, học được ngay, có động có tĩnh, đơn giản, tiện lợi, có thể tập luyện vào sáng sớm hoặc buổi tối, có thể tập trong nhà hoặc ngoài trời, tập cả bốn mùa hoặc bất cứ lúc nào cũng được. “16 động tác dưỡng sinh” chính là hình thức vận động lý tưởng nhất cho mọi người, chỉ cần kiên trì tập luyện hàng ngày, là có thể đẩy lùi bệnh tật, thân hình khỏe mạnh, kéo dài được tuổi thọ và sẽ trở thành người khỏe mạnh, tinh thần sung mãn

I. 16 bài tập dưỡng sinh

Trong số 230 vị hoàng đế tính từ đời Tần đến đời Thanh, có thể kể ra đây 209 vị hoàng đế có tuổi thọ như sau: Tuổi thọ trung bình của họ là 39,2 tuổi, sống dưới 50 tuổi là 142 người, chiếm trên 68%, sống từ 80 tuổi trở lên chỉ có 4 người, chiếm 0,019%. Sở dĩ các vị hoàng đế chết sớm là ngoài các nguyên nhân nội bộ giai cấp thống trị tranh giành, cấu xé lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau và lối sống dâm ô trụy lạc ra, cái chính là họ thiếu cách rèn luyện thân thể có hiệu quả.

Hoàng đế Càn Long hưởng thọ 88 tuổi, là ông vua có tuổi thọ cao nhất trong xã hội phong kiến trên hai ngàn năm của Trung Quốc. Bí quyết sống lâu của ông là: hiểu biết về y học, biết tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe. Phương pháp dưỡng sinh của ông có thể quy nạp vào 16 chữ sau đây: “thở ra hít vào, hoạt động gân cốt, mười nên bốn không, tẩm bổ đúng lúc”. “Mười nên” gồm nên đánh răng thường xuyên, nên thường xuyên nuốt nước bọt, tai, mũi thính, mắt tinh, thường xuyên xoa mặt, luôn xoa bóp chân tay, luôn gập bụng, tay chân luôn duỗi thẳng. Còn bốn không nên là: không nói chuyện khi ăn, không nói mê khi ngủ, không say khi uống và không ham mê sắc đẹp.

“Mười nên” mà hoàng đế Càn Long đã tổng kết chính là những động tác trong các bài tập của thời cổ đại mà trong các sách kinh điển của Trung Quốc đã ghi rõ: “Mười sau động tác dưỡng sinh hay nhất”. Đây là phương pháp dưỡng sinh có vận động, là cơ sở của năm điều trong tập luyện của phái Côn Luân thời cổ đại. Nước Nhật Bản cận đại đã phổ biến rộng rãi cho dân chúng mười sáu động tác dưỡng sinh này và được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt.

Thường xuyên vuốt tóc, xoa mặt, mắt tinh, tai thính, lưỡi luôn ướt, răng luôn sạch, lưng luôn ấm, chân tay luôn cử động, da dẻ luôn sạch sẽ, không nên nói khi đi tiểu, đại tiện… Tất cả đều là những điều nên biết khi vận động.

“Mười sáu động tác dưỡng sinh” giúp cho tất cả các bộ phận trong cơ thể như tạng phủ, tứ chi, đầu, mặt, mắt, tai, mũi, răng, lưỡi, cổ họng, ngực, lưng, bụng, hông v.v… đều được vận động, rèn luyện. Nếu kiên trì tập luyện sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và sống lâu.

1. Thường xuyên vuốt tóc sẽ giúp cho tóc khỏe mạnh

Hàng ngày chải tóc bằng lược theo chiều thuận từ trước ra sau, từ đỉnh đầu xuống, sau đó chải mái tóc hai bên trái và phải, chải nhẹ nhàng, mỗi lần chải khoảng 100 lượt, nếu da đầu ngứa hoặc có hiện tượng rụng tóc có thể chải mỗi lần trên 100 lượt, chải nhiều không hề có hại gì.

Chải đầu sẽ kích thích các huyệt, đem lại cảm giác dễ chịu, máu lưu thông tốt, cải thiện da đầu và cung cấp oxy, làm giảm sự mệt mỏi của đại não, khôi phục lại sức sống cho đại não, nâng cao chất lượng tư duy của đại não. Nếu đại não làm việc quá sức, chỉ cần chải đầu vài phút là có thể cảm thấy nhẹ nhõm ngay. Thường xuyên chải đầu còn có thể giúp tăng nhanh tuần hoàn máu ở chân tóc, các tế bào được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hơn làm cho chân tóc chắc khỏe hơn, tóc đen hơn.

Chải tóc còn có tác dụng giảm nhức đầu, bệnh mất ngủ kéo dài v.v… đồng thời qua việc điều chỉnh của đại não và làm khỏe các chức năng tạng phủ có thể phòng ngừa được hiện tượng chóng mặt, có lợi cho việc khôi phục sức khỏe do các di chứng cảm cúm để lại, có lợi cho việc bảo vệ tóc đen, giảm bạc tóc, rụng tóc và gầu. Dùng hai bàn tay chải tóc thì do ngón tay thô, dùng lực mạnh nên tóc dễ bị gãy, bị rụng, cho nên tốt nhất là dùng lược.

Chải đầu thường xuyên, mắt sẽ sáng hơn, đầu óc tỉnh táo hơn, tránh bị cảm lạnh, giúp cho chân tóc chắc hơn, tóc được bảo vệ tốt hơn.

2.Thường xuyên xoa và rửa mặt, làm cho da mặt min màng hơn

Xoa mặt, người xưa gọi là tắm mặt, gọi nôm na là rửa mặt khô. Da là tâm gương của sức khỏe, có thể mách bảo chúng ta về tình trạng sức khỏe của con người. Cùng với tuổi tác ngày càng tăng lên, da sẽ có biểu hiện suy thoái, sức sống giảm sút, tuyến mồ hôi và tuyến mỡ của da giảm sút, tổ chức da thoái hóa, lớp mỡ dưới da mỏng và hết dần. Vì thế, da bị khô, nhăn nheo, trở nên thô ráp. Nếu ta chú ý bảo dưỡng da, có thể làm chậm quá trình nhăn nheo của da, duy trì được khuôn mặt hồng hào, đầy đặn và có sức đàn hồi, rất ít hoặc không có nếp nhăn, có sức sống mãnh liệt. Vì thế, cần chú ý đừng quá căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, cần ăn những loại thực phẩm giàu chất protein, chất phốt pho béo, vitamin A và B, cần năng tập thể dục, để có sự trao đổi chất đầy đủ, bảo đảm cho sự tuần hoàn của máu, cung cấp đầy đủ oxy, dinh dưỡng cho da để nó có khả năng bài tiết các chất thải ra ngoài.

Cách xoa mặt phải thật nhẹ nhàng.

Matxa mặt: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau 50 lần, khi lòng bàn tay đã nóng lên, hai bàn tay áp chặt vào hai bên mặt giống như rửa mặt, rồi xoa từ dưới lên đến trán, lại xoa từ trán xuống, làm đi làm lại 50 lần, cuối cùng, xoa mạnh cho hai má nóng lên, rồi lại tập trung xoa vùng trán nóng lên, cũng xoa đi xoa lại 50 lần.

Matxa mặt giúp cho máu lưu thông, nhiệt độ cục bộ tăng lên, tác dụng trao đổi chất khá hơn, làm cho hoạt động của da có hiệu quả hơn, loại trừ được sự mệt mỏi của cơ da, giảm nếp nhăn, nước da mịn màng và đẹp hơn.

Matxa mũi: Lấy ngón tay giữa và ngón trỏ miết mạnh hai bên sống mũi từ dưới lên đến huyệt Ấn đường ở trán, rồi lại từ trán miết xuống, làm đi làm lại 50 lần, sau đó ngón trỏ của hai tay ấn mạnh vào huyệt Nghinh hương ở hai bên 50 lần.

Matxa mắt: Hai ngón tay trỏ lần lượt ấn vào huyệt Thái dương ở hai bên trán 50 lần, sau đó lần lượt ấn vào huyệt Tứ hạch ở dưới mắt 50 lần, cuối cùng ấn vào hai huyệt trên hai mi mắt 50 lần.

1. Phải luôn vận động mắt: Vận động sẽ làm cho mắt tinh hơn

Thân thể thả lỏng, tập trung tư tưởng, tĩnh tâm, hít thở tự nhiên, hai mắt kẽ nhắm lại, rồi đột nhiên mở to, thả lỏng cho mắt nghỉ ngơi, đầu và thân thể ở nguyên tư thế cũ, rồi đưa mắt nhìn ra phía xa: trước tiên ngước nhìn lên trời, sau đó nhìn xuống đất, nhìn đi nhìn lại như vậy 100 lần. Hai mắt liếc nhìn sang bên, rồi nhìn về phía trước, cứ đổi hết bên trái rồi lại bên phải 100 lần.

Vận động mắt, chuyển động nhãn cầu sẽ làm cho nhãn cầu luôn chuyển động hết lên trên lại xuống dưới, hết bên phải lại bên trái sẽ làm tăng tuần hoàn máu của nhãn cầu, đề phòng được sự giảm sút thị lực, làm cho mắt tinh hơn.

2. Tai thính: Giúp đầu óc tỉnh táo và tăng trí nhớ

Giới y học đã phát hiện quanh vành tai có khoảng 300 huyệt, phía sau tai có khoảng 50 huyệt, các huyệt này đều có quan hệ đến các bộ phận trong cơ thể. Thực tế chứng minh, nếu thường xuyên matxa tai có thể giảm hỏa lợi trí, làm cho tâm hồn thoải mái, giúp cho giấc ngủ sâu hơn, có lợi cho sức khỏe. Tai thính lại thường xuyên được matxa sẽ có khả năng phòng ngừa được bệnh chóng mặt, ù tai, điếc, đầu óc tỉnh táo, tăng trí nhớ, rũ bỏ được mệt mỏi, tăng cường được tuần hoàn máu.

3. Thường xuyên đánh răng: sẽ giúp cho răng bền chắc hơn

Tục ngữ có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Ở một chừng mức nào đó, răng đã nói lên tình trạng sức khỏe của con người . Răng là loại xương cứng. Răng được cấu tạo bởi men răng, xương và tủy răng. Lớp giữa của răng là con đường cung cấp dinh dưỡng và trao đổi chất, trong đó có rất nhiều đầu mút dây thần kinh. Ngoài việc có nhiều tế bào, răng còn có vô số các rãnh, trong rãnh có các mạch máu, mạch máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và dinh dưỡng cho răng, đồng thời đem đi các chất phế thải của răng. Trong răng còn có nhiều lỗ cực kỳ nhỏ, hình thành một “cái võng dịch thể”, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống chấn động giống như bộ giảm xóc của oto.

“Sự sống là nhờ vận động”, cũng như các bộ phận khác của cơ thể, răng cũng phải tập luyện và được bảo vệ. Linh Khiêm Tùng, nhà dưỡng sinh đời Minh do thực hiện tốt cách đánh răng đã thọ trên 100 tuổi. Trong dân gian Trung Quốc cũng có câu ngạn ngữ: “Đánh răng buổi sáng thường xuyên, 36 chiếc vẫn còn nguyên đến già”. Răng là khâu số 1 của bộ phận “hậu cần” chịu trách nhiệm cung cấp dinh dưỡng, vì thế răng khỏe sẽ rất có ích cho toàn cơ thể, đó chính là “bí quyết” đánh răng thường xuyên sẽ làm cho răng chắc khỏe và trường thọ.

Đánh răng sẽ làm răng chắc khỏe, kéo dài được tuổi thọ của răng. Tục ngữ đã có câu: “Thứ nhất đau mắt, thừ nhì nhức răng”. Đánh răng thường xuyên có thể phòng ngừa được bệnh nhức răng, răng khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng đều đặn sẽ giúp con người giảm bớt được bệnh tật.

Khi đánh răng cũng có thể kết hợp “matxa” cho răng: dùng ngón tay đã rửa sạch khẽ day quanh lợi cả bên trong và bên ngoài từ 1 – 2 phút, giúp cho tuần hoàn máu tốt hơn, làm cho việc trao đổi chất đầy đủ hơn, có thể giảm được sự co thắt của lợi răng.

4. Vận động lưỡi: nước bọt đều đặn đủ lượng sẽ trừ khử được bệnh tật

Cọ xát lưỡi nhẹ nhàng, không mạnh quá, hít thở tự nhiên, nhắm mắt dưỡng thần, hai mắt như nửa nhắm nửa mở, tâm thần tĩnh lại, đó là những yếu lĩnh rèn luyện công phu có thể giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, làm cho âm dương cân đối. Khi đó lưỡi sẽ ngày càng tiết ra nhiều nước bọt hơn.

Trước hết hãy bình tâm tĩnh khí, thở ra ba lân, sau đó, thò lưỡi ra đến môi, khẽ cọ xát cho đến khi nước bọt ứa ra, làm như vậy khoảng 5 – 20 lần rồi nhổ nước bọt đi. Trong khi tập luyện cần chú ý: không được nuốt nước bọt. Hàng ngày có thể tập luyện vào buổi sáng hoặc buổi tối, mỗi lần làm từ 40 – 50 lượt, nhiều nhất là 100 lượt. Tập luyện trong tư thế ngồi hoặc nằm, đứng đều được, có thể tập luyện vào bất cứ lúc nào.

Nước bọt được người xưa gọi là thứ nước ngọc, nước vàng, là thần tiên cam lộ. Có khá nhiều sách đông y đã đề cập đến: nước bọt bôi trơn ngũ tạng, làm min cho da khiến con người sống lâu không già. Khoa học cận đại đã chứng minh: nước bọt là loại dịch thể tiêu hóa, nó chứa nhiều axit amin và chất xúc tác. Khi thức ăn đưa vào miệng sẽ được nhai kỹ rồi nước bọt làm nhiệm vụ tiêu hóa đầu tiên. Nước bọt có tác dụng phòng ngừa cảm nhiễm và sâu răng, có thể tiêu diệt được vi khuẩn trong miệng, nước bọt còn có tác dụng tiễu trừ các chất gây bệnh ung thư. Nước bọt còn bao gồm các thành phần trong huyết tương trong đó có nguyên tố kích thích tuyến nước bọt, có thể thúc đẩy tiến trình phát triển và phân chia của tế bào, làm chậm sự thoái hóa của các bộ phận trong cơ thể. Qua thí nghiệm, các giáo sư Nhật Bản còn phát hiện ra rằng, nước bọt có khả năng biến các vật chất gây ung thư thành những vật chất vô hại. Họ chỉ ra rằng, để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai thật kỹ.

Có rất nhiều người nổi tiếng ở thời kỳ cổ đại Trung Quốc đã dùng phép dưỡng sinh nuốt nước bọt như Hoàng Bổ Long thời Tam quốc, Lưu Kinh thời tiền Hán v.v… đã kiên trì tập theo cách nuốt nước bọt và họ đều sống trên 100 tuổi.

Phép dưỡng sinh nuốt nước bọt có thể “luyện nước bọt thành tinh, luyện tinh thành khí, luyện khí thành thần” có tác dụng ích dương lợi khí, nếu kiên trì tập luyện có thể thu được hiệu quả nhiều mặt.

5. Lưng phải luôn ấm, ngực phải thường xuyên được bảo vệ: matxa ngực và lưng có thể phòng ngừa được bệnh ung thư

“Ấm lưng” sẽ có tác dụng phòng ngừa được mọi bệnh tật. Lưng là cực dương của cơ thể, lưng thường xuyên ấm sẽ giúp khí dương chuyển đến khắp cơ thể một cách thuận lợi, giúp đẩy lùi bệnh tật. Theo tạp chí “Khoa học kỹ thuật” do Phó hiệu trưởng trường đại học Tokyo giới thiệu thì: lau lưng bằng nước ấm sẽ có tác dụng phòng bệnh ung thư. Lý luận của ông là: trong da có một loại tổ chức tế bào trong trạng thái ngủ, được kích thích khi đi vào hệ thống tuần hoàn máu sẽ phát triển thành một tấm lưới tế bào làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ở đời nhà Thanh, có một danh họa nổi tiếng, khi tập dưỡng sinh rất thích sưởi nắng. Vào mùa đông, những ngày đẹp trời, ông thường ra ngoài “sưởi nắng”. Các cụ già thường dặn con cháu: “Trời rét phải đắp chăn, phải chú ý giữ ấm lưng kẻo lại sinh bệnh”.

Lưng, ngực là một chỉnh thể, ngực là bộ phận quan trọng của cơ thể, nó cùng với tim, phổi, dạ dày, gan, mật, lá lách có quan hệ chặt chẽ với nhau, “bảo vệ ngực” không cho khí lạnh bốn mùa làm tổn thương đến ngực cũng có nghĩa là đã bảo vệ được sự làm việc bình thường của các bộ phận trong cơ thể. Tuyến ngực chính là bộ phận then chốt trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, chất kích thích tiết dịch của nó là vật chất quan trọng để chống bệnh ung thư. Vì thế, có thể dùng phương pháp matxa ngực để kích thích sự khôi phục và nâng cao các chức năng của tuyến ngực, như vậy sẽ tăng cường được khả năng chống bệnh ung thư của con người.

Matxa lưng: hai tay gấp 90o, hai bàn tay xoa vào lưng 50 lần. Matxa ngực: tay trái xoa lên ngực phải, tay phải xoa lên ngực trái láy vú làm trung tâm, hai tay xoa ngực khoảng 50 lần theo hình vòng tròn. Dùng bàn tay phải đặt lên vú, các ngón tay hướng xuống phía dưới, xoa mạnh xuống đến dưới rốn, sau đó lại dùng tay trái thực hiện động tác trên, xoa đi xoa lại mỗi bên khoảng 50 lần. Sau cùng, dùng bàn tay trái vỗ nhẹ, đều vào ngực, lưng phải, tay phải cũng đồng thời làm các động tác trên vào ngực và lưng trái.

Matxa ngực giúp thư giãn cơ ngực, đỡ mỏi gân cốt, hoạt huyết, thở sâu, làm tiêu viêm, có tác dụng nhất định trong việc phòng chống viêm phế quản, sưng phổi, cảm mạo v.v…

6. Matxa bụng: có thể chữa trị được nhiều bệnh

Matxa bụng người xưa gọi là xoa rốn. Dùng cả hai tay xoa cho da bụng nóng lên, nếu tay phải xoa từ trên xuống thì tay trái xoa từ dưới lên, xoa thành hình vòng tròn khoảng 50 lần rồi làm ngược lại giữa hai tay thêm 50 lần nữa.

Y học hiện đại cho rằng matxa bụng sẽ giúp cho các cơ ruột và bụng khỏe hơn, tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường được hoạt động của ruột, sự tiết dịch của tiêu hóa tốt hơn, cải thiện được hoạt động tiêu hóa. Như vậy, thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Theo tin từ báo Người cao tuổi Trung Quốc: Người già bị bệnh táo bón lâu ngày không nên dùng thuốc, vì dùng thuốc sẽ làm giảm tính kích thích màng dính của ruột, dẫn đến rối loạn chức năng của ruột làm bệnh càng nặng thêm. Có thể áp dụng phương pháp chữa trị bằng matxa bụng vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện: nằm ngửa, bàn tay phải xoa từ bụng dưới lên bụng trên rồi lại từ bụng trên xoa xuống bụng dưới; tiếp tục làm như vậy cả bên trái và bên phải khoảng từ 40 – 50 lần, cuối cùng ấn vào rốn vài cái. Mỗi ngày tập 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Cứ kiên trì tập như vậy sẽ có kết quả.

Người xưa gọi matxa bụng là “phép chữa thần tiên”. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh: matxa bụng có tác dụng chữa trị bổ trợ rất tốt đối với các bệnh mãn tính, như sưng phổi, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường, viêm thận, táo bón v.v… Matxa bụng sẽ kích thích thần kinh làm cho các mạch máu nhỏ giãn nở, các chất phế thải của tổ chức da được trừ bỏ, do đó có sự thay đổi chất, loại trừ được chất béo, giảm được béo, làm cho thân hình cân đối, đẹp hơn.

Nhưng cần chú ý không được matxa lúc no quá hoặc đói quá, tốt nhất trước lúc matxa nên đi tiểu. Ngoài ra, những người có bệnh khối u ác tính ở bụng hoặc các bệnh cấp tính khác ở bụng đều không nên matxa. Khi chữa trị bằng matxa nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả và lương thực thô, đồng thời cố tạo thói quen đại tiện đúng giờ. Nếu mắc bệnh trĩ, hoặc các bệnh khác phải kịp thời chữa trị cho khỏi.

7. Phải thường xuyên vệ sinh hậu môn để phòng tránh ung thư đường ruột

Vệ sinh hậu môn có thể làm tăng dương khí. Tốt nhất khi vận động nên kết hợp cách thở bằng bụng của khí công, người tập luyện khi thở ra cần cố gắng thở mạnh để hậu môn giãn nở, đẩy khí âm ra, khi hít vào hậu môn được thả lỏng, tập như vậy một số lần ở tư thế đứng, ngồi, nằm đều được. Mục đích là để hậu môn co lại và thả lỏng. Mỗi ngày tập từ 50 – 100 lần là có thể phòng chữa được bệnh trĩ, bệnh viêm mãn tính tiền liệt tuyến v.v… Bệnh trĩ là do tĩnh mạch của trực tràng hậu môn gây nên, do không có cách nào loại bỏ kịp thời các chất thải nên dẫn tới sức đề kháng của tĩnh mạch giảm sút, tính đàn hồi của huyết quản yếu. Sau khi đại tiện, nếu dùng giấy mềm lau chùi hậu môn sẽ giúp hậu môn thông thoáng, phòng ngừa được bệnh trĩ và ung thư trực tràng.

8. Không nên nói chuyện khi đi tiểu, đại tiện

Khi đi tiểu, đại tiện không nên nói, thường được gọi khôi hài là “xin đóng cổng trời lại cho”. Cụ thể là: “khi đi tiểu, đại tiện không nên nói to, càng không nên hút thuốc, nên mím môi lại và hai hàm răng xiết chặt vào nhau”. Đó là phương pháp hữu hiệu làm cho răng chắc khỏe. Khi bạn nghiến răng thì chân răng được matxa, máu sẽ lưu thông, dinh dưỡng đầy đủ tất nhiên răng sẽ khỏe.

9. Da phải luôn sạch sẽ: Tắm khô sẽ giúp toàn thân dễ chịu

Dùng tay tăm khô cho da tức là “matxa cho toàn cơ thể”. Người xưa cho rằng tắm bằng nước không có lợi cho sức khỏe và họ chủ trương tắm khô. Họ cho rằng tắm khô sẽ làm cho khí huyết lưu thông, da mịn màng, nhẵn nhụi. Nói chung, matxa toàn thân bắt đầu từ huyệt Bách hội ở đỉnh đầu xuống mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng, lưng, eo, đùi, chân. Tác dụng sinh lý của matxa là:

Điều tiết các chức năng thần kinh. Gây hưng phấn hệ thống thần kinh và khống chế quá trình đạt tới sự cân đối để phát huy tác dụng điều trị. Nếu nhức đầu, nhức răng thì matxa vào huyệt Cốc sẽ khỏi đau.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Có tác dụng “phò chính khử tà”, tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật.

Thư giãn gân cốt. Có tác dụng rõ rệt đối với các bệnh bầm tím, đau nhức v.v…

Kích thích tuần hoàn máu, hoạt tính của tế bào, sự thay đổi chất, thải loại phế thải bị ách tắc, tăng cường sự cung cấp dinh dưỡng cho tế bào da, làm cho da mịn màng.

Tắm khô có thể mời người biết matxa chính quy thực hiện hoặc người trong nhà matxa lẫn cho nhau hoặc tự mình làm lấy.

10. Kiên trì tập luyện, sức khỏe dẻo dai

Matxa âm bộ đơn giản, dễ thực hiện lại thông kinh hoạt huyết, tráng dương, tốt thận, phòng ngừa được bệnh liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm v.v…

Matxa háng

Mười ngón tay chụm lại, ấn vào chỗ lõm của xướng háng, di chuyển từ trên xuống dưới, xoa mạnh khoảng 100 lần cho đến khi da nóng lên thì thôi.

Matxa nhẹ nhàng cốt huyệt

Dùng đầu ngón tay trỏ ấn nhẹ cốt huyệt 100 lần khi thấy âm bộ nóng lên thì thôi.

Matxa nhẹ âm huyệt

Matxa nhẹ vào huyệt ở giữa hậu môn và bao tinh hoàn, lây ngón tay trỏ day nhẹ vào âm huyệt 100 lần sao cho âm huyệt nóng lên thì thôi.

Matxa huyệt thận

Chụm mười đầu ngón tay, xoa nhẹ nhàng 100 lần từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.

Matxa bụng

Nằm ngửa, miệng mỉm cười, mắt khẽ nhắm, chân duỗi thẳng tự nhiên, toàn thân thả lỏng, hít thở tự nhiên, tập trung tư tưởng. Dùng ngón tay cái và tay trỏ đặt vào dương vật, dùng các ngón tay còn lại xoa nhẹ ngọc hành khoảng 100 lần, đồng thời, tay phải đặt lên bụng dưới xoa khoảng 100 lần, sau đó đổi tay làm lại động tác cũ 100 lần nữa.

Matxa ngọc hành

Nằm ngửa, tay để lên rốn, ngón tay xoa vào ngọc hành từ dưới lên trên, xoa đi xoa lại 100 lần, ngón tay cái và ngón trỏ của tay trái nắm lấy dương vật, tay phải xoa ngọc hành 100 lần, sau đó đổi tay làm lại động tác trên 100 lần nữa.

Chú ý: Các động tác matxa và xoa bóp là nhằm đạt được mục đích tăng cường sức khỏe, “hoàn tinh bổ não”, đầu óc tỉnh táo, tráng dương, ích thọ. Đây là bài tập dành riêng cho nam giới, rất phù hợp với người đứng tuổi và người già. Nếu thanh niên trai tráng tập luyện bài này thì cần kiêng quan hệ tình dục; nếu không sẽ có hại cho sức khỏe. Khi có tâm địa xấu, tập tành không đúng sẽ có hiện xuất tinh nhảm nhí, phản tác dụng tập luyện.

11. Thở hít sâu có lợi cho tạng phủ

Từ từ thải ra các tạp khí trong nội tạng, làm trong sạch nội tạng, đó là mục đích của tập luyện khí công. Người xưa coi khí công là phép dưỡng sinh “trừ khử bệnh tật”. Khí công là môn thuật vừa cũ xưa, vừa mới mẻ trong khoa học về con người, có cơ sở khoa học rất đáng tin cậy. Nguyên tắc cơ bản của tập luyện khí công là “điềm đạm hư vô, chân khí tùng chi, tinh thần nội thủ, bệnh yên tùng lai”. “Chân khí” tức là thông qua tập luyện đem lại “nội khí” làm cho con người vô bệnh tật, khỏe mạnh, sống lâu.

Khoa học hiện đại giải thích: luyện tập khí công về cơ bản giống cách tập thở bằng bụng. Thông thường thì năng lực hô hấp của con người có hạn, khi thở hít thường hay bị tắc nghẽn các hoành cách mô nên đã ảnh hưởng đến sự lưu thông của không khí trong cơ thể, chỉ có thể hít khí vào đến phổi mà dung lượng của phổi thì lại có hạn không có khả năng thu nạp được nhiều lượng khí mới, do đó làm cho sức đề kháng của cơ thể yếu, sinh nhiều bệnh tật.

Phương pháp thở hít bằng bụng còn được gọi là phương pháp thở hít sâu, gọi tắt là “thở hít sâu”, là phương pháp mở rộng biên độ lên xuống của hoành cách mô và biên độ co giãn của bụng. “Hít” khí vào như ngửi một bông hoa thơm, “thở ra” ví như chèo thuyền qua sông. Thở hít bằng bụng có thể nâng cao được năng lực hấp thụ oxy, lượng khí ở phổi tăng lên, lượng hấp thụ oxy của cơ thể tăng lên, do đó cải thiện được việc cung cấp oxy cho các tổ chức khí quản. Sự vận động lên xuống, qua lại của hoành cách mô sẽ làm cho các mạch máu nhỏ co lại và nở ra giúp tuần hoàn máu tốt hơn, có tác dụng cải thiện các chức năng của khí quản, do đó tăng cường được sức đề kháng của con người đối với bệnh tật.

12. Thường xuyên xoa gan bàn chân

Bệnh lý đông y cho rằng “việc suy thoái của sinh mệnh bắt nguồn từ thận, sự suy thoái của thận lại bắt nguồn từ gót chân”. Y lý dân gian cũng cho rằng “rễ cây già trước, chân người suy thoái trước”.

Chân là tụ điểm của 6 mạch máu lớn gồm ba âm và ba dương, gồm rất nhiều huyệt, đại để có khoảng 94 huyệt, những huyệt này đều có liên quan đến lục phủ ngũ tạng, tứ chi, lá lách, dạ dày, gan, mật, thận, bàng quang v.v… Qua nghiên cứu của khoa học hiện đại đã chứng minh: chân có 26 xương, 19 cơ bắp, 36 khớp, 50 vạn mạch máu, hơn 4 vạn tuyến mồ hôi… đúng là một cỗ máy thần kỳ. Chân còn được gọi bằng cái tên trìu mến: “Trái tim thứ hai” của con người.

Y lý dân gian Trung Quốc cho rằng: “Bách bệnh đều bắt nguồn từ hàn (lạnh), hàn lại bắt nguồn từ chân; thường xuyên giữ cho chân ấm, còn hơn vạn lần uống thuốc bổ”. Cổ nhân cho rằng: rửa chân mùa xuân như mặt trời cố lánh mặt, rửa chân mùa hè mát cả lòng người, rửa chân mùa thu mát tới phủ tạng, rửa chân mùa đông sưởi ấm cả rốn. Càn Long, vị hoàng đế trường thọ nhất cũng nói về cách dưỡng sinh như sau: “sáng đi bách bộ 300 bước, tối ngâm chân bằng nước nóng”. Hàng ngày, sớm tối hai lần ngâm chân vào nước, độ ấm của nước khoảng 38 – 450C, khi nước nguội lại đổ tiếp nước nóng vào, để giữ cho nước có độ ấm nhất định, vừa ngâm hai chân vừa cọ xát vào nhau, mỗi lần ngâm từ 10 – 20 phút. Y học hiện đại cho rằng: nước nóng kích thích các đầu mút thần kinh gây phản xạ lên vỏ đại não, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều tiết sự làm việc của các tổ chức khí quản, làm tăng thêm sự trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch. Matxa bàn chân có thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật vì:

Ngón chân cái là mạch máu dẫn đến gan và lá lách, nếu thường xuyên matxa ngón chân cái sẽ làm cho gan và lá lách thêm khỏe, ăn ngon miệng làm cho gan, lá lách không bị sưng phù.

Nếu chân ít hoạt động thì khớp thứ hai thường bị lõm xuống dễ mắc bệnh ung thư và loét dạ dày.

Ngón chân thứ tư thuộc mạch máu dẫn đến túi mật, nếu thường xuyên matxa có thể chữa trị được bệnh táo bón, đau nhức thần kinh, đau nhức cơ bắp.

Ngón chân út thuộc hệ thần kinh dẫn đến bàng quang, matxa ngón út có thể làm tăng khả năng làm việc của các chức năng cơ thể.

Gan bàn chân thuộc hệ thông lên thận (có huyệt Thống tuyến), matxa gan bàn chân có khả năng điều tiết được huyết áp, cải thiện được giấc ngủ, chữa được bệnh hư thận, giúp cho tinh thần phấn chấn hơn.

Y học hiện đại cũng chứng minh: chân có rất nhiều đầu mút dây thần kinh thông thường với nội tạng và đại não, khi cơ thể cảm thấy khó chịu hoặc bệnh tật, thì các bộ phận tương ứng ở bàn chân sẽ có phản xạ bằng một số đặc trưng nào đó. Vì thế, matxa chân có khả năng đẩy lùi bệnh tật.

Hàng ngày, ngâm chân vào buổi sáng và buổi tối xong, lau khô rồi bàn tay trái úp lên chân trái, tay phải matxa gan bàn chân khoảng 100 lần cho gan bàn chân nóng lên, sau đó đổi tay matxa tiếp 100 lần nữa.

13. Chân tay phải luôn hoạt động: hoạt động chân tay sẽ tăng cường sức khỏe

Chân tay hoạt động thường xuyên không những rèn luyện được gân cốt mà còn làm khí huyết lưu thống, tăng thêm sức khỏe. Yếu lĩnh vận động là: Toàn thân thả lỏng, đứng theo tư thế tự nhiên, tập trung tư tưởng, động tác không nên quá mạnh.

Vận động đầu

Hai chân dạng ra, ngẩng đầu nhìn lên trời, hàm dưới cố vươn thẳng về phía trước, cúi đầu nhìn xuống đất, làm đi làm lại 30 lần; đầu nghiên về bên trái, mắt nhìn về phía sau, đổi động tác, đầu nghiêng về bên phải, thực hiện những động tác như trên, mỗi bên làm 15 lần.

Vặn sườn

Hai chân đứng dạng, hai vai giữ thăng bằng, tay trái chống nạnh sườn, tay phải giơ cao lên đầu, vặn sườn 15 lần, rồi đổi tay vặn sườn phải 15 lần.

Vận động ngực

Dạng hai chân, chân trái bước lên phía trước, chân phải duỗi thẳng về phía sau, hai tay giơ thẳng về phía trước, đưa hai tay giơ thẳng sang hai bên, ưỡn ngực ra, tập đi tập lại động tác này 15 lần, sau đó đổi tư thế chân, tập tiếp 15 lần nữa.

Vận động xoay người

Dạng hai chân, hai tay chống nạnh, quay người sang trái, rồi sang phải.

Vận động tay

Dạng hai chân, hai tay buông xuôi tự nhiên, lấy khớp vai làm trung tâm, đưa thẳng hai tay về phía trước, thu về theo tư thế cũ, tập đi tập lại 30 lần.

Vận động vỗ, đấm

Dạng hai chân, hai bàn tay nắm lại, gập bụng, hai tay đấm nhẹ các bộ phận cơ thể như bụng, ngực, lưng, hai khớp vai, làm khoảng 30 lần, sau đó đấm nhẹ hai đùi, chân, không hạn chế số lần.

Vận đồng vắt tréo

Dạng hai chân, hai tay duỗi thẳng tự nhiên, lấy khớp vai làm trung tâm, hai tay vắt tréo trước ngực rồi xoay người sang bên 15 lần.

Vận động chèo thuyền

Dạng hai chân, chân trái bước lên theo hình cánh cung, chân phải duỗi ra phía sau, hai tay làm động tác cầm mái chèo, người ngả về phía trước làm động tác chèo thuyền 15 lần.

Vận động lắc mông

Dạng hai chân, mông lắc sang trái, sang phải 30 lần.

Vận động xoay mông

Dạng hai chân, xoay mông từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái, mỗi bên 15 lần.

Vận động lưng

Dạng hai chân, hai tay vắt tréo sau lưng, từ từ gập người xuống, mắt ngước nhìn lên rồi đứng thẳng người, làm động tác gập người khoảng 30 lần. Chú ý cơ lưng phải thả lỏng, chân phải đứng vững, tránh bị ngã.

Vận động vặn lưng

Dạng hai chân, gập người về phía trước, hai tay xoay theo hướng vặn lựng, làm 15 lần mỗi bên.

Vận động cong lưng

Hai chân chụm lại, sau đó chân trái bước lên nửa bước, hai tay giơ cao lên đầu rồi làm động tác gập bụng, cố gắng để tay có thể với tới bàn chân, sau đó trở về tư thế đứng thẳng, làm 15 lần rồi đổi chân làm tiếp 15 lần. Khi làm động tác này, cố gắng thả lỏng lưng, cứ trình tự nhi tiến, tránh gập lưng quá sức dẫn đến đau lưng, cái chính là phải kiên trì tập luyện.

Vận động đá chân

Đứng chụm hai chân, hai tay đưa lên ngang vai, thả lỏng các khớp, chân thẳng đứng, lần lượt từng chân đá mạnh về phía trước, mỗi chân 15 lần, sau đó từng chân lại đá hất về phía sau, mỗi chân 15 lần.

Vận động đầu gối

Dạng hai chân, phần trên cơ thể gập về phía trước, hai tay vịn vào đầu gối, đầu gối gập xuống, xoay đầu gối theo chiều thuận kim đồng hồ 15 lần rồi xoay ngược chiều 15 lần nữa.

Vận động quỳ

Đứng chụm chân hai gót chân rời khỏi mặt đất, hai đầu gối quỳ xuống, rồi từ từ đứng lên, làm như vậy khoảng 30 lần.

Vận động xoay chân

Dạng hai chân, chân phải giơ lên phía trước xoay chân từ trong ra ngoài theo chiều kim đồng hồ rồi lại xoay từ ngoài vào trong, làm 15 lần rồi đổi chân cũng làm động tác như vậy.

Vận động nhảy đá chân

Hai chân nhảy lên khỏi mặt đất lần lượt đá về phía trước, mỗi chân 15 lần, khi đá chân phải thẳng.

Thế nào là tập luyện khoa học

I. Phương pháp tập luyện khoa học

1. Các loại vận động

Phương pháp vận động khoa học mới có khả năng đem lại sức khỏe cho con người. Vận động cần căn cứ vào khả năng, cá tính của mỗi người, kết hợp với việc chữa trị bệnh, phòng bệnh, bổ não, chống suy thoái, giảm béo để có thể lựa chọn những phương pháp thích hợp nhất cho từng người. Đối với những người có bệnh, người già, đề nghị nên chọn những phương pháp tập luyện có trao đổi oxy và tĩnh dưỡng thích hợp.

Vận động có trao đổi oxy là vận động toàn thân ở mức độ nhất định nhằm nâng cao khả năng hấp thụ oxy, nâng cao hoạt động của cơ thể, cải thiện tố chất con người. Nếu kiên trì tập luyện lâu dài có thể tăng thêm hồng cầu, sức đề kháng của cơ thể, chống suy thoái, nâng cao hiệu suất làm việc của đại não, tăng thêm khả năng làm việc của tim, phổi, tăng lượng tiêu hao chất béo, phòng ngừa được xơ cứng động mạch, giảm thấp được tỷ lệ các bệnh tim phổi, mạch máu não.

Có thể chọn cách tập luyện hít thở sâu bằng bụng, tập thể dục chân tay, nhảy quốc tế vũ, đi bộ, chạy bộ v.v… là những cách tập luyện có trao đổi khí oxy.

2.Thời gian vận động

Tập vào lúc nào trong ngày là tốt nhất? Rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã cho thấy: vào nửa đêm trạng thái cơ thể con người thường có sự thay đổi: mỗi ngày từ 8 – 12 giờ, từ 14 – 17 giờ là giai đoạn tốc độ, sức mạnh và sức bền ở vào trạng thái tốt nhất, nếu trong thời gian này tập luyện và vận động sẽ thu được hiệu quả tốt nhất. Nhưng từ 3 – 5 giờ, từ 12 – 14 giờ cơ thể lại rơi vào trạng thái thấp nhất, nếu tập luyện vào thời gian này sẽ dễ bị mệt mỏi và do “gánh nặng” quá lớn sẽ dẫn đến tổn thương do vận động gây nên. Vì thế, buổi sáng không nên đi tập quá sớm vì dễ gây ra các bệnh tật.

Thời gian tập luyện hàng ngày chỉ nên kéo dài từ 30 – 60 phút.

3.Cường độ vận động

Phương pháp đơn giản và tiện lợi là ghi chép tần số mạch đập để tính khổi lượng vận động. Tần số nhịp đập của một vận động viên khi vận động ở mức trung bình là từ 120 -140 lần/phút, khi vận động với khối lượng cao có thể lên đến 180 – 200 lần/phút, như vậy có thể coi là phù hợp. Nói chung, người già nên tập luyện với khối lượng có nhịp đập từ 100 – 120 lần/phút là phù hợp nhất, sau khi tập được khoảng một tháng sẽ tăng dần khối lượng vận động lên ở mức 130 – 140 lần/phút, khi đó lượng máu từ tim sẽ ở vào trạng thái tốt nhất, sức khỏe tăng lên rõ rệt. Nếu thấp hơn 100 – 120 lần/phút thì tác dụng đến sức khỏe sẽ rất ít.

4.Tần số vận động

Rèn luyện thân thể cần tuân thủ nguyên tắc sau đây: lượng vận động phải từ ít đến nhiều tăng dần khối lượng, kiên trì không mệt mỏi, dù là mùa hè hay mùa đông cũng phải kiên trì tập luyện, từng bước tạo cho cơ thể thích ứng với thời tiết nóng lạnh. Trong lịch sử chiến tranh thế giới có một đoạn đã ghi như sau: tháng 6 năm 1812, Napoleon đã thống lĩnh 60 vạn quân xâm lược nước Nga, lúc đó đúng giữa mùa hè, các binh lính Pháp không quen với thời tiết nắng nóng, nhiều người đã chết. Tháng 11 năm đó thời tiết cực lạnh của nước Nga lại làm cho binh sĩ Pháp chết hàng loạt, quân số còn lại chẳng được bao nhiêu. Qua đó thấy rằng việc nâng cao sức chịu đựng nóng lạnh cho con người là rất cần thiết, nếu sợ nóng, sợ lạnh thì sức khỏe sẽ ra sao?

Kiên trì tập luyện mỗi ngày 1 -2 lần, tối thiểu mỗi tuần từ 4 – 5 lần. Những người có tố chất tốt, có thể tập đi cầu thang mỗi bước hai bậc.

5.Những điều cần chú ý khi tập luyện

Trước khi tập phải khởi động cho nóng người

Làm nóng người tức là làm một số hoạt động chuẩn bị. Tốt nhất trước khi bước vào tập chính thức nên tập khởi động chân tay, sườn v.v…

Không ăn no trước khi tập

Trước khi tập độ 1 – 2 giờ chỉ nên ăn vừa phải vì thức ăn đi vào bụng cần một thời gian tương đối dài mới có thể tiêu hóa hết. Nếu ăn no quá, bụng sẽ trướng lên, sự vận động các cơ sẽ gặp trở ngại, khó thực hiện các động tác thở hít bằng bụng. Trước khi tập luyện nên ăn ít các món ăn như đậu đỗ, khoai, củ cải, cá v.v… vì sự vận động của dạ dày và ruột tương đối chậm, thể khí khó thải ra, nó tích tụ lại trong bụng nên khi tập dễ bị đau bụng.

Khi tập luyện không nên làm các động tác mạnh rồi ngừng lại đột ngột

Vì máu trong cơ thể chưa kịp truyền dẫn về tim, việc tim cung cấp máu cho các khí quản sẽ bị giảm sút dễ dẫn tới chóng mặt, nôn mửa, thậm chí có thể bị choáng. Vì thế khi tập xong, cần làm một số động tác thả lỏng.

Sau khi tập không nên uống nhiều nước quá

Mùa hè tập luyện thường ra mồ hôi, dễ khát nước, nếu lúc đó uống nước nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho tiêu hóa và tuần hoàn máu, đặc biệt là tim. Uống nhiều nước còn có khả năng làm mất muối trong cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chuột rút, co giật. Cách làm tốt nhất là sau tập luyện nên nghỉ ngơi một lát, uống một ít nước muối.

Tập luyện xong không nên ăn các đồ nguội

Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 370C, sau tập luyện có thể lên đến 390C hoặc cao hơn, nếu ăn đồ nguội ngay khác nào như cho đá vào nước sôi để nguội, uống vào dễ dẫn đến rối loạn chức năng của dạ dày, gây hiện tượng chuột rút, đau bụng v.v…

Sau khi tập xong, không nên tắm ngay

Trong khi tập luyện, máu truyền dẫn đến tứ chi và da một khối lượng lớn, khi tập xong máu chưa kịp điều chỉnh trở lại, nếu tập xong tắm ngay sẽ làm cho máu tích tụ ở tứ chi dẫn đến thiếu máu cung cấp cho đại não và tim.

Tập xong không nên ăn ngay

Khi tập, lượng máu cung cấp cho dạ dày bị thiếu, nếu tập xong ăn ngay sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của dạ dày và ruột, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tật. Nhất là vào mùa đông, sau khi tập xong không nên ăn những thứ nóng quá vì nhiệt độ sẽ kích thích thực quản, dạ dày dễ dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu.

II. Luyện tập khoa học càng có lợi cho sức khỏe

1. 80 tuổi tập luyện chưa phải là muộn

Các chuyên gia phương Tây khi nghiên cứu về sức khỏe đã nêu lên: “80 tuổi tập luyện chưa phải là muộn”, lý do là tập luyện có thể giảm nhẹ nguy cơ bị mắc bệnh tim và rạn xương, mặt khác, người 80 tuổi mới bắt đầu tập luyện cũng sẽ tăng cường được khả năng miễn dịch, giảm được tỷ lệ bệnh tật.

Một chuyên gia Hà Lan đã nghiên cứu về 120 cụ già có độ tuổi trung bình là 79 tuổi, trong đó có một số cụ vừa uống thuốc bổ vừa tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 45 phút, một số cụ chỉ uống thuốc bổ, còn một số cụ chỉ tập luyện, không uống thuốc bổ. Kết quả cho thấy số cụ chỉ uống thuốc bổ tuy sức khỏe cũng khá nhưng khả năng miễn dịch không được tăng cường. Nhà nghiên cứu cho rằng sự giảm sút khả năng miễn dịch của người cao tuổi là do hai nguyên nhân không đủ chất dinh dưỡng và cơ thể ít hoạt động, vì thế, ngoài việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nếu tăng cường hoạt động gân cốt sẽ rất có lợi cho việc nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, các nghiên cứu y học về người già cũng phát hiện, tuổi thọ trung bình của con người ở thế kỷ 20 là 75 tuổi, nhưng khi bước vào thế kỷ 21, do sự tiến bộ của y học, tuổi thọ trung bình có khả năng lên đến 85 tuổi.

Một giáo sư Mỹ cho rằng, một số nhân sĩ trong giới y học khẳng định tuổi thọ trung bình có thể lên đến 100 tuổi. Lời dự đoán đó hơi quá sự thật. Ông đã chỉ ra: cho dù không mắc các bệnh tim, ung thư, nghễnh ngãng nhưng cùng với tuổi tác, các tế bào sẽ ngày càng thoái hóa, vì thế hiện tượng lão hóa là một quá trình không sao tránh khỏi, trừ phi y học có những đột phá phi thường.

2.Tập luyện buổi chiều tối tốt hơn buổi sáng

Mùa xuân không nên tập vào buổi sáng. Mùa xuân, không khí buổi sáng ít ấm, độ ẩm thấp cao, có sương mù, trong sương mù lại có các vi sinh vật và chất độc hại gây mầm bệnh như: axit, kiềm, muối, cacbon v.v… Phần lớn những vật chất này do khí sulfure gây nên, như khói, chất thải công nghiệp, bụi bặm, xác chết của động, thực vật v.v… Làn sương mù sẽ đem theo những chất đó. Qua xác định của một trường đại học ở Mỹ cho thấy: độ axit có trong sương mù cao gấp 10 – 100 lần độ axit trong nước mưa. Nếu tập vào buổi sáng sẽ hít phải rất nhiều bụi bặm có hại đó, sẽ kích thích đường hô hấp dẫn đến viêm khí quản, viêm họng, thêm vào đó, độ ẩm trong sương mù nói chung đều từ 80% trở lên, nó bám dính vào da làm cho mồ hôi khó thoát ra khiến con người cảm thấy nhớp nháp khó chịu. Đây chính là hiện tượng các chuyên gia gọi là “sương mù xâm hại cơ thể”.

Vào mùa hè, mặt trời mọc sớm nên tập vào lúc 5 – 6 giờ sáng là tốt nhất, nhất là đối với các bạn trẻ và người đứng tuổi, vì lúc đó không khí trong lành, trời mát nên tập cũng thấy thoải mái. Nhưng vào những tháng đầu, tháng thứ hai của mùa đông và mùa xuân thì không nên tập trước 6 giờ sáng, bởi vì lúc đó nhiệt độ rất thấp, rất lạnh không có lợi cho sức khỏe.

Người già tập vào lúc sáng sớm cần hết sức thận trọng. Phần lớn người già đều mắc bệnh xơ cứng động mạch ở các mức độ khác nhau, nồng độ máu lúc sáng sớm thường cao hơn đến 6%, việc xảy ra đau tim, trúng cảm, đột tử có khả năng tăng lên 20%. Vì thế, sáng dậy tốt nhất là nên ngồi tĩnh dưỡng khoảng 15 phút, không nên dậy đột ngột, không nên tập luyện ngay.

Trước khi tập nên uống một ít nước nóng như sữa bò, sữa đậu nành, canh trứng v.v… và ăn một vài miếng bánh quy, bánh ngọt để bổ sung nước, tăng thêm nhiệt lượng, thêm lượng máu, tăng tốc độ tuần hoàn máu, phòng ngừa mạch máu não xảy ra nhưng hiện tượng bất ngờ.

Thời gian tập luyện buổi chiều nên bắt đầu từ 3 – 4 giờ, sẽ có lợi nhất cho cơ thể. Xét về góc độ sinh lý học, thì mọi hoạt động đều chịu ảnh hưởng của sinh vật, cho dù sức khỏe, năng lực và độ nhạy cảm của con người như thế nào thì tập luyện vào buổi chiều vẫn là tốt nhất, vì vào buổi chiều thị giác, vị giác, thính giác đều ở thời điểm nhạy cảm nhất, năng lực hoạt động của các khớp tốt nhất, nhất là tim và huyết áp tương đối ổn định. Vì thế, có thể đưa ra kết luận “Tập buổi chiều tốt hơn tập buổi sáng”.

3.Đi bộ

Đi bộ là vận động cơ bản nhất, có ích nhất với người cao tuổi. Đi bộ đơn giản, dễ thực hiện, đi bộ ở trong nhà hoặc ngoài trời nơi thoáng khí sẽ giúp cho sự điều tiết của lớp vỏ đại não tốt hơn, giảm bớt sự mệt mỏi. Do đi bộ, cả hai chân đều phải hoạt động nên có thể rèn luyện được cơ bắp, làm cho tuần hoàn máu tốt hơn, có tác dụng tốt tới tâm huyết quản, đồng thời cũng có thể cải thiện được hệ thống hô hấp. Khi đi bộ, hô hấp và vận động phải có sự phối hợp nhịp nhàng, thông thường một lần thở nên đi từ 3 – 4 bước, dần dần thành thói quen. Đi bộ rất phù hợp với người già và người mới ốm dậy.

Nói chung, nên đi bộ ở ngoài trời. Tốc độ nên từ chậm đến trung bình rồi nhanh dần lên. Đi chậm mỗi phút khoảng 100 bước, sau khi vận động, mạch đập của tim sẽ tăng lên. Đi với tốc độ trung bình, mỗi phút đi khoảng 100 – 110 bước, mạch đập của tim từ 100 – 110 lần/phút. Đi tương đối nhanh, mỗi phút đi từ 120 bước trở lên, mạch đập 120 lần/phút. Thời gian đi bộ từ 15 – 60 phút. Nếu muốn nâng cao khả năng trao đổi chất để giảm béo thì nên áp dụng cách đi bộ nhanh, tốc độ đi nói chung nên từ 125 bước/phút trở lên. Đi bộ chậm cũng có thể coi là cách vận động hoãn xung giúp cơ thể hồi phục sau khi tập nặng.

Đi bộ có thể hạ huyết áp

Tổ chức Y tế thế giới coi huyết áp cao là “sát thủ trầm lặng”, chính nó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim và bệnh thận nguy hiểm. Trong tạp chí “Y học Anh” đã có bài viết: Qua nghiên cứu 84.000 người Anh và Mỹ cho thấy: tỷ lệ giảm huyết áp của người đi bộ là 83%, bệnh tim cũng giảm đáng kể. Các chuyên gia chỉ ra rằng đi bộ không những giảm cholesterol và mỡ, mà còn giảm được tinh thần căng thẳng do các phản ứng gây nên. Tất nhiên nếu chỉ đi bộ không thôi thì chưa đủ để tránh được tắc mạch máu, muốn giữ cho mạch máu lưu thông còn phải kiêng hút thuốc lá và ít uống rượu.

Đi bộ có thể phòng ngừa được cảm cúm

Trong báo cáo của Viện nghiên cứu ý học Mỹ có viết: chỉ cần mỗi ngày phụ nữ ở tuổi trung niên đi bộ khoảng 30 phút, tỷ lệ bị cảm cúm sẽ giảm 30%, cũng có kết quả như chơi cầu lông, đi xe đạp v.v… Nếu mỗi ngày đi bộ nhanh từ 45 – 60 phút thì tỷ lệ cảm cúm có thể giảm đến 40%. Nếu trong 12 phút đi được 1km thì rất có ích cho việc rèn luyện tim. Những phụ nữ không quen vận động chỉ bắt đầu từ nay”đi bộ nhanh khoảng 30 phút” cũng có thể đem lại sức khỏe tốt cho mình.

Đi bộ là tiện lợi nhất

Ở Mỹ hiện nay, dù trên đường phố hay trong công viên đều có thể bắt gặp một số người mặc trang phục vận động viên, đi giày thể thao đi bộ. Đi bộ nhanh đã trở thành một trong những môn vận động được mọi người chú ý mà còn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Các chuyên gia kết luận: đi bộ là hình thức rèn luyện được nhiều người yêu thích nhất. Đi bộ thường xuyên có nhiều điều lợi như: phòng ngừa được bệnh nhồi máu cơ tim, giảm béo, làm cho cơ bắp săn chắc, còn phòng ngừa được bệnh tiểu đường, bệnh loãng xương và một số bệnh tật khác.

Đi bộ là cách giảm béo tốt nhất

Người muốn giảm béo cần phải hiểu rằng: muốn tiêu hao số nhiệt lượng thừa trong cơ thể thì biện pháp tốt nhất là đi bộ. Đối với người trung niên khỏe mạnh, mỗi giờ đi bộ 5km, mỗi km đi 12 phút. Nếu tốc độ đi quá 5km/giờ thì nhiệt lượng tiêu hao sẽ cao hơn. Nếu mỗi ngày đi 12000 bước thì sẽ giảm béo rõ rệt; nếu mỗi ngày đi 17000 bước, tương đương với 14km sẽ đạt được hiệu quả giảm béo tốt nhất.

1. Chạy bộ

Chạy bộ có tác dụng rèn luyện cơ bắp toàn thân, tăng cường hoạt động của hệ thống mạch máu tim. Đây là phương pháp rèn luyện tim tốt nhất để phòng ngừa bệnh huyết áp cao, giảm nhẹ thể trọng, giảm béo, phòng xơ cứng mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu, điều chỉnh sự làm việc của hệ thống thần kinh. Hiện nay, ở trong và ngoài nước đã áp dụng rộng rãi hình thức chạy bộ để phòng chữa bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì v.v… Nói chung, chạy bộ chậm được thực hiện trên cơ sở của đi bộ nhanh, bắt đầu từ cự ly 50 – 100m, sau đó tăng dần lên 2000 – 3000m, tốc độ chạy lúc đầu là 80m/phút, sau tăng dần lên 100 – 120m/phút. Thanh niên trai tráng mỗi lần chạy khoảng 30phút, người già mỗi lần chạy 30 phút nhưng phải căn cứ vào tần suất mạch đập và điều kiện cụ thể của mình để nắm vững lượng vận động. Chạy bộ đến khi cảm thấy đã ra mồ hôi và hơi mệt thì thôi, tức là chưa đến mức thở gấp, tức ngực hoặc chóng mặt.

2. Đi bộ và chạy bộ phương pháp nào tốt hơn

Một bác sĩ nước ngoài đã nói: nếu so sánh giữa đi bộ và chạy bộ đương nhiên nên chọn cách đi bộ mỗi tuần từ 4 – 5 lần vẫn hơn. Ông trích dẫn câu nói của một bác sĩ nội tiết: “Đi bộ là sống, chạy bộ là chết”. Câu nói này có ý nghĩa gì? Ông bác sĩ này muốn cảnh báo người chạy bộ: “Phương pháp chạy của đa số người là không đúng. Họ cho rằng chạy rất đơn giản, dễ dàng nhưng thực ra đó là môn vận động đòi hỏi nhiều sức mạnh”. Ông nói: “Nếu bạn không quen, không hiểu cách chạy như thế nào cho đúng sẽ rất có hại cho các khớp. Khi gót chân tiếp xúc với mặt đất thì đầu gối phải chịu lực nhiều nhất và mỗi lần tiếp xúc mặt đất như vậy đều sẽ gây nên những rạn nứt nhỏ sụn đệm cột sống, dầu và lâu ngày sụn đệm sẽ lồi lên”. Nói như vậy không có nghĩa là không được tập chạy nhưng “để đảm bảo có sự hoãn xung thỏa đáng, phải biết làm thế nào để lưng thật thẳng để giảm bớt áp lực cơ bắp của hai chân”. Leo núi cũng không phải là tốt với các khớp. Vị bác sĩ này nói: “Khi leo nói, cơ bắp dồn sức mạnh vào khớp, khi xuống núi, bánh chè khống chế xương đùi dễ nảy sinh ma sát quá mức”. Vậy phải bảo vệ như thế nào? Không nên chạm đất bằng ngón chân, mà phải chạm đất bằng gót chân.

Vậy giữa đi bộ và chạy bộ chọn phương pháp nào tốt hơn? Nhằm mục đích nhanh, mạnh, các vận động viên và bộ đội thường chọn phương pháp chạy nhanh. Người béo thì lại “đốt hết” chất béo thừa trong người nên chọn cách chạy chậm. Có người lại nói: “Người béo không nên chạy”, như vậy là không đúng. Để giảm bớt gánh nặng cho xương bánh chè và gót chân, tránh cho chúng khỏi bị thương tổn khi vận động, khi chạy cần nắm vững yếu lĩnh động tác, lưng phải ở tư thế thẳng, cố gắng giảm nhẹ áp lực của hai chân.

3. Người béo nên tập chạy như thế nào?

Chạy ở cường độ trung bình có trao đổi oxy sẽ rất tốt cho việc giảm béo. Nhưng có người lại không kiên trì tập luyện nên không đem lại kết quả mong muốn, nguyên nhân là sau khi chạy không lâu thấy cơ bắp và gân cốt bị đau nhức nên phải ngừng chạy. Thực ra, khi mới tập chạy, cơ bắp bị đau nhức là điều khó tránh khỏi, nhưng người béo thì lại không thể vì khi chân chạm mặt đất, lực phản tác dụng quá lớn, cơ bắp, các dây chằng phải chịu lực lớn hơn so với những người bình thường, cho nên dễ bị chấn thương. Để có thể bảo vệ được các khớp xương lại có thể giảm được béo, khi chạy, người béo phải tuân theo các yếu lĩnh kỹ thuật đặc biệt sau đây:

Nên chạy ở những đoạn đường bằng phẳng, tốt nhất là trên đất mềm hoặc trên cỏ, khi chạy đầu không được đổ về phía trước, vì như vậy người sẽ đổ theo, như thế sẽ rất khó thở, cũng không được đổ về phía sau, vì đổ về phía sau, ngực sẽ trồi ra. Phải đảm bảo tư thế người thẳng đứng, mắt chăm chú nhìn về phía trước.

Lưng phải thẳng, khuỷu tay cong 900, hai bàn tay nắm nhẹ, biên độ vung tay nhỏ.

Tiếp xúc cả bàn chân xuống mặt đất, giống như đi lên cầu thang, dùng lực nhanh khi tiếp xúc mặt đất.

Khi chạy chân phải vung mạnh, bước chạy phải lớn, cẳng chân phải thả lỏng, đùi sẽ kéo theo cẳng chân vung lên. Lúc đầu nên chạy chậm, khi thấy đã ra mồ hôi mới tăng nhanh tốc độ.

Phải đi giày có độ đàn hồi tốt, tốt nhất là đi loại giày có đế lồi cao, đủ độ cong.

4. Ăn cơm xong không nên đi bách bộ

“Ăn cơm xong, đi bách bộ có thể thọ đến 99 tuổi”, câu nói này đã lạc hậu lắm rồi. Theo phân tích của khoa học hiện đại thì nói như vậy không hoàn toàn chính xác, vì sau khi ăn thức ăn tập trung ở dạ dày đòi hỏi phải có một lượng dịch và lượng máu lớn để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Nếu lúc đó có sự nghỉ ngơi thỏa đáng, máu trong cơ thể sẽ có điều kiện đưa một lượng máu thích hợp xuống khí quản tiêu hóa làm cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Nhưng nếu ăn xông đi bách bộ ngay, máu sẽ phải vận chuyển đi khắp các bộ phận trong cơ thể, lượng máu cung cấp cho dạ dày sẽ ít đi, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn.

Hơn nữa dich tiêu hóa trong dạ dày là do điều kiện phản xạ khi ăn tạo nên, khi dạ dày chứa đầy thức ăn, dịch vị mới nhiều lên. Ăn xong đi bách bộ ngay, dạ dày sẽ phải làm việc gấp gáp rất có thể sẽ đẩy cả những thức ăn chưa được tiêu hóa xuống đường ruột làm cho chất dinh dưỡng bị mất đi, không hấp thụ được.

Ăn cơm xong đi bách bộ ngay rất có hại đối với những người mắc bệnh tim, bệnh huyết áp cao, bệnh xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh sa dạ dày, các bệnh đường ruột và nhất là đối với những người đã qua phẫu thuật. Nó có khả năng dẫn đến các hiện tượng đau nhức tim, chóng mặt, đầy bụng, tụt huyết áp, tim đập mạnh, đập nhanh v.v…

Ăn xong đi ngủ ngay cũng là một thói quen thiếu khoa học. Ăn xong, thức ăn còn nằm ở dạ dày, sự hưng phấn của đãi não rất cao, khó ngủ, dù có ngủ được thì giấc ngủ cũng không sâu, thức ăn khó tiêu hóa hết, trao đổi chất trong cơ thể yếu, do đó tiếu hóa không tốt, các chức năng bị rối loạn. Nếu ăn xong đi nằm ngay thì nồng độ mỡ trong máu sẽ rất cao, tăng thêm độ dính của máu, đồng thời chất đường cũng tăng cao, do đường không hoạt động nên có thể biến thành chất béo kích thích tụy tiết dịch nhiều hơn, ngược lại, để tạo thành chất béo sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim. Ăn cơm xong phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, sau đó mới đi từ từ. Như thế mới có lợi cho tiêu hóa, vừa bảo vệ được tim, vừa có lợi cho sức khỏe.

5. Muốn kéo dài tuổi thọ, hãy tập luyện lên xuống cầu thang

Ở thành thị, các nhà cao tầng ngày một nhiều lên, vì thế mọi người ngại leo cầu thang, chỉ thích đi thang máy. Nhưng các nhà sinh lý học và y học lại khuyên rằng leo cầu thang vẫn là con đường có ích cho sức khỏe. Khi đi cầu thang, do lưng, cổ và chân tay đều không ngừng hoạt động, hai tay phải vung mạnh, cơ bắp co giãn đều nên làm cho hoạt động của phổi tăng lên, tuần hoàn máu nhanh hơn, thúc đẩy tiến trình trao đổi chất trong cơ thể làm cho tim, phổi khỏe mạnh hơn.

Hai bác sĩ người Anh đã phát biểu trên “Tạp chí y học” như sau: Bước lên một bậc cầu thang có thể kéo dài thêm tuổi thọ được 4 giây. Hai bác sĩ này đã làm các thí nghiệm về đi cầu thang cho biết: một người nặng 50kg, đi cầu thang 10phút sẽ tiêu tốn khoảng 250calo, xuống cầu thang tiêu tốn khoảng 1/3. Cùng thời gian như vậy nếu tham gia các hoạt động khác thì tỷ lệ tiêu hao calo như sau: đi cầu thang so với bơi lội tăng 2,5 lần, so với đi bộ tăng gấp 4 lần, so với chạy bộ tăng 23%, so với chơi cầu lông tăng 94%. Cho nên có thể khẳng định đi cầu thang vẫn là cách tập luyện tốt nhất.

Qua kết quả điều tra ở một số nam thanh niên cũng cho thấy: nếu kiên trì tập đi bộ và đi cầu thang thì tỷ lệ tử vong của họ thấp hơn 1/3 – ¼ so với những người không tập luyện. Hai bác sĩ này đã chinh phục được lòng tin của mọi người: Bất cứ vận động dưới hình thức nào cũng đều có lợi cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, vì thế không nên xem nhẹ việc đi cầu thang.

6. “Tắm nửa người” thói quen của người Nhật

Người Nhật thường quy công lao về sức khỏe cho thóc gạo, đậu đỗ, sữa bò, cá và các thực phẩm đa dạng khác, họ còn cho rằng tắm cả người cũng có công lao với sức khỏe. Còn “tắm nửa người” hiện đang là mốt thịnh hành ở Nhật Bản, chủ yếu của cách tắm này là: đo nhiệt độ nước trong bồn tắm, khi ở nhiệt độ 37 – 390c thì ngâm mình từ rốn trở xuống trong khoảng 30 phút trở lên, nói cách khác là ngâm nửa người trong nước, “tắm nửa người” thực ra không có gì là khắt khe cả bởi lẽ nước nóng, thời gian dài như vậy thì ngâm bộ phần nào trong cơ thể mà chẳng được.

Giáo sư viện trưởng viện Châm cứu Nhật Bản đã viết: Khi máu tuần hoàn từ tim đi khắp cơ thể một lần rồi lại trở về tim, nếu chỉ ngâm mình trong nước nóng 3 phút thì máu chỉ có thể trở về tim 3 lần, nhưng nếu ngâm mình trong nước nóng 30 phút thì máu có thể tuần hoàn trong cơ thể 30 lần. Cái tốt của “tắm nửa người” chính là ở chỗ máu có thể tuần hoàn nhiều lần trong cơ thể.

Nếu “tắm nửa người” lên đến vai thì hiệu quả càng tốt hơn, vậy tại sao lại chỉ tắm nửa người thôi? Giáo sư nói: Nếu ngâm đến vai cơ thể phải chịu một áp lực của nước là 560kg, áp lực nước sẽ đem lại gánh nặng cho tim, tim sẽ phải đội áp lực của nước truyền dẫn máu đi.

Ngoài ra, những người yếu tim và người già không nên tắm cả người. Kết quả nghiên cứu của một tổ công tác ở bệnh viện số 1 Nhật Bản cũng cho biết: Ngâm mình trong nước có nhiệt độ 37 thì huyết áp và tim đập ổn định là vì: thần kinh giao cảm ở vào trạng thái tốt nhất, toàn bộ cơ thể được thả lỏng. Nếu nhiệt độ nước tăng đến 420C thì sau khi ngâm nước huyết áp sẽ tăng rất cao, nhịp tim tăng nhanh, ra khỏi bồn tắm huyết áp lại tụt xuống, nhịp tim cũng hạ thấp; nếu ngâm mình trong nước nóng 470 thì huyết áp và nhịp tim đều thay đổi rất lớn. Không những huyết áp và nhịp tim thay đổi, mà nhiệt độ nước quá nóng còn có thể làm thay đổi cả trạng thái của máu.

Ngoài ra, sau khi tắm, cơ thể còn ra mồ hôi, tỷ lệ nước trong máu giảm. Vì thế, tốt nhất tắm xong nên bổ sung nước. Ngâm mình trong nước nóng quá thì ngoài tỷ lệ nước trong máu giảm còn dễ hình thành hiện tượng tắc máu. Nếu mạch máu bị tắc, sẽ làm cho mạch máu não cũng bị tắc, cơ tim cũng bị tắc. Đối với người trẻ tuổi và người khỏe mạnh thì không sao nhưng người từ 40 tuổi trở lên, nhất là người mắc bệnh huyết áp, bệnh xơ cứng động mạch và bệnh tiểu đường thì không nên ngâm mình trong nước từ 420C trở lên.

7. Hoạt động chân tay trái để phòng ngừa tụ máu não

Bán cầu phải của bộ não chi phối nửa thân trái, bán cầu trái chi phối nửa thân phải. Mọi người thường có thói quen dùng tay phải và nửa người bên phải, cho nên mạch máu của bán cầu trái chi phối nửa người bên phải phát triển hơn, còn tay trái và nửa người bên trái ít sử dụng hơn cho nên mạch máu bán cầu phải chi phối nửa người bên trái tương đối yếu.

Theo thống kê gần đây của các học giả Nhật Bản cho thấy: có tới 60% hiện tượng tụ máu não xảy ra ở bán cầu phải của não. Vì thế các nhà sinh lý học đã đề xướng nên sử dụng nhiều tay trái và chân trái để tăng cường sự nhịp nhàng của bán cầu phải bộ não nhằm phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình tụ máu. Biện pháp tốt nhất là sáng sớm nên tập luyện tay trái và hàng ngày kiên trì tập luyện tay trái, như vậy sẽ có lợi cho việc phát triển bán cầu não phải.

Khi tập luyện bằng bóng, để bóng trong lòng bàn tay, năm ngón tay vận động linh hoạt trên quả bóng, làm cho quả bóng xoay tròn trong lòng bàn tay theo chiều thuận của kim đồng hồ hoặc chiều ngược lại. Khi tập thành thục rồi thì mỗi lòng bàn tay có thể đặt từ ba đến bốn quả cầu.

Do ngón tay và lòng bàn tay có sự ma sát và kích thích liên tục của quả cầu nên gân cốt được khỏe hơn, khí huyết lưu thông tốt hơn. Đối với nhưng người mắc bệnh huyết áp cao, thần kinh suy nhược, viêm xương cổ, xương vai v.v… thì việc tập luyện như trên là rất bổ ích. Tập bằng quả cầu còn có tác dụng điều chỉnh khu thần kinh trong bộ não, tăng cường trí nhớ, đặc biệt có hiệu quả đối với những người già bị suy nhược thần kinh.

Phương pháp viết bằng hai tay có thể làm cho lượng vận động được cân đối và thông qua hoạt động của mười ngón tay sẽ kích thích bộ não, nâng cao đáng kể trí nhớ, làm chậm và phòng ngừa được sự thoái hóa của tế bào não. Nói chung tay trái không được linh hoạt bằng tay phải, vì thế nếu hoạt động nhiều bằng tay trái sẽ làm cho hai bán cầu não đều có sự kích thích như nhau, giúp cho việc khôi phục các chức năng của não tốt hơn.

8. Khỏe mạnh tất phải có mồ hôi

Nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh: Mồ hôi có thể điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể, thải loại các chất thải tích tụ trong cơ thể - các gen oxy tự do. Một người được coi là khỏe mạnh thì phải có mồ hôi, điều này rất có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao năng lực hoạt động của thần kinh và kích thích các bộ máy trong cơ thể. Những năm gần đây có người còn nói rằng một số bệnh mà con người mắc phải (như tim, não, huyết quản, phù, tiểu đường v.v…) đều có liên quan đến mồ hôi. Do đó có thể thấy rằng người khỏe mạnh nhất thiết phải có mồ hôi, vì việc toát ra một lượng mồ hôi thích hợp sẽ rất có ích cho sức khỏe.

Người có sức khỏe khi vận động, ra mồ hôi là tốt nhất. Ta có thể căn cứ vào sức chịu đựng của cơ thể để lựa chọn phương pháp tập luyện thích hợp như nhảy múa, đi bộ, chạy bộ, đá bóng, võ thuật v.v… để làm cho cơ thể sinh ra nhiều nhiệt lượng và toát mồ hôi. Nhưng cần chú ý, mỗi lần tập luyện không để mồ hôi ra quá nhiều, khi thấy mồ hôi ra lấm tấm, có thể tập thêm ít phút nữa rồi nghỉ là vừa.

Khi tập xong, mồ hôi gần ráo có thể tắm bằng nước nóng, thay quần áo dinh mồ hôi, như vậy bạn sẽ cảm thấy hết sức khoan khoái dễ chịu. Nói chung mỗi tuần sẽ cảm thấy tập từ năm đến sáu buổi, đặc biệt vào mùa xuân tập luyện để ra mồ hôi sẽ rất có lợi cho cơ thể. Nếu mồ hôi ra nhiều quá có thể uống một chút nước đường hoặc một chút nước muối, cũng có thể uống một ít vitamin B và C để bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

9. Khi xương trồi lên càng cần vận động

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng đi đôi với sự suy thoái của cơ thể, phần lớn những người đứng tuổi và người già đều có hiện tượng xương trồi lên, tuy nhiên không gây đau nhức vì đó không phải là bệnh, chính vì thế mà mọi người thường hay xem thường. Nếu một người nào đó thấy đau lưng, nhức chân thì đó chẳng qua chỉ là hiện tượng biểu hiện sự già nua mà thôi. Người già bị trồi xương vẫn nên hoạt động và vận động, bởi vì vận động sẽ có thể phòng ngừa được bệnh teo cơ. Ngoài ra, tập luyện còn có thể làm cho phần mềm xung quanh xương thích ứng nhanh với sự kích thích cục bộ của xương, do đó giảm được sự đau nhức của cơ thể.

Phương pháp tập luyện cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng người để có quyết định. Đối với những người đau xương cổ, cột sống v.v… có thể tập theo cách gập người về phía trước, duỗi thẳng về phía sau, vặn sườn bên trái, bên phải, mỗi ngày tập từ một đến hai lần, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Đối với những người bị đau đầu gối thì chủ yếu là tập quỳ, đứng lên hoặc tập các động tác tăng cường cơ đùi. Những người già yếu không nên tập các động tác nặng, nói chung nên tập các động tác thể dục, thái cực quyền, chạy chậm, đi xe đạp, bơi lội v.v…

Lượng vận động nhiều hay ít sẽ tùy tình hình cụ thể của mỗi người, tập luyện là nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, vì thế không để sau khi tập luyện các khớp xương lại đau thêm. Nếu sau khi tập luyện thấy khớp xương đau nhức và sưng lên thì phải giảm khối lượng tập, trường hợp đau nhức quá phải ngừng tập vài ngày, chờ khi nào khỏi đau sẽ tiếp tục tập.

10. Cơ thể con người có hai huyệt “trường thọ” quan trọng nhất

Tại sao có người lại không thể sống được đến 80 tuổi? Nguyên nhân vì đâu? Chính là vị họ đã không biết sử dụng đầy đủ “nguồn trường thọ” rất tốt của mình. Thực ra trong mỗi con người chúng ta đều có hai huyệt “trường thọ” quan trọng nhất: một là huyệt Dũng tuyền, hai là huyệt Túc tam lý. Nếu thường xuyên “chăm sóc” hai huyệt này chúng ta sẽ luôn luôn khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

Huyệt Dũng tuyền là một huyệt quan trọng của thận, thường xuyên matxa huyệt này sẽ làm tăng tinh, ích tủy, bổ thận tráng dương, gân cốt khỏe mạnh. Các nhà đông y Trung Quốc cho rằng thận là bộ phận quan trọng cho việc phát triển và sinh đẻ, các chức năng của thận bình thường, thì sẽ phát triển bình thường: tai thính, mắt tinh, đầu óc tỉnh táo, tư duy nhạy bén, tóc đen mượt.

Ngược lại, nếu thận yếu, thì trí nhớ sẽ giảm, lưng, gối đau nhức, đi bộ khó khăn, già trước tuổi. Huyệt Dũng tuyền nằm ở bàn chân, cách ngón cái khoảng 1/3, nơi hơi lõm vào. Phương pháp cụ thể như sau: Hàng ngày trước khi ăn cơm tối, ngồi dạng chân rồi dùng hai tay matxa hoặc bấm vào huyệt Dũng tuyền, lực bấm vào: khi nào cảm thấy đau thì thôi, mỗi lần làm từ 50 đến 100 lần. Nếu kiên trì nhiều năm sẽ tăng cường được chức năng của thận.

Huyệt Túc tam lý nằm phía dưới đầu gối 10mm, dùng bàn tay úp lên đầu gối, năm ngón tay quay về phía dưới dùng ngón tay trỏ ấn vào chỗ lõm, đấy chính là huyệt Túc tam lý. Huyệt Túc tam lý là huyệt quan trọng của hệ thống dạ dày. Như chúng ta đều biết dạ dày là “kho chứa dinh dưỡng” của cơ thể, chỉ khi nào thức ăn ở dạ dày được tiêu hóa, phân giải, hấp thụ thì các bộ phận khác mới được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, con người mới khỏe mạnh, tinh thần mới sung mãn. Vì thế việc tiêu hóa của dạ dày là rất quan trọng, và huyệt Túc tam lý chính là bộ phận đảm nhận trách nhiệm quan trọng này. Việc bấm vào huyệt Túc tam lý chẳng những làm cho lá lách và dạ dày mạnh khỏe mà còn làm cho thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ nhanh chóng, tăng cường được khả năng miễn dich, còn làm tiêu tan sự mệt mỏi, khôi phục lại sức khỏe, giúp cho tinh thần phấn chấn và có cảm giác như mình trẻ lại.

Huyệt Dũng tuyền và huyệt Túc tam lý là hai huyệt quyết định sức khỏe của con người, vì vậy thường xuyên bấm hai huyệt này thì việc sống đến 100 tuổi không có vấn đề gì phải bàn cãi.

Trong các huyệt giúp cho con người trường thọ sống lâu còn có các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Bách hội, Mệnh môn v.v… Tất cả các huyệt này đều có tác dụng bổ thận ích khí, giúp cho con người trường thọ. Các huyệt ở sau lưng như Hiền du, Cao manh, Trí thất, cũng có thể giúp con người chữa trị nhiều bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ. Các huyệt khác như Tam âm giao, Hợp cốc, Khúc trì, Nội quan, Ủy trung, Thừa sơn, Thái khê đều có thể điều chỉnh được nội tiết, cân đối hệ thống miễn dịch, tăng sức khỏe cho lá lách và có lợi cho thận, cũng giúp con người kéo dài tuổi thọ. Hàng ngày tích cực bấm các huyệt này sẽ có tác dụng giúp kéo dài tuổi thọ.

11. Bí quyết dưỡng sinh trong quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục hơn hẳn thuốc bổ

Quan hệ tình dục là một loại vận động mạnh, đòi hỏi phải có sự nhịp nhàng giữa các hệ thống thần kinh, tuần hoàn, vận động, nội tiết và hệ thống sinh dục. Có thể nói sinh hoạt tình dục mạnh hơn liều thuốc bổ, và mạnh hơn tất cả các hình thái vận động khác.

Sinh hoạt tình dục giúp cho con người hoạt động nhịp nhàng giữa xương chậu, tứ chi, các khớp, cơ bắp và cột sống, giúp cho sự tuần hoàn máu và trao đổi oxy trong cơ thể được thuận lợi, phòng tránh được bệnh loãng xương. Đồng thời sinh hoạt tình dục đúng mức sẽ giúp cho cơ thể có nhiều tiết dịch ở các tuyến thận, tuyến giáp trạng, tuyến tụy, giúp làm chậm sự thoái hóa của các tế bào và tiến trình thoái hóa của cơ thể.

Có thể nói: Sinh hoạt tình dục là “liều thuốc bổ” kéo dài tuổi thọ của con người. Cao trào tình dục còn là “liều thuốc trị đau” của thiên nhiên ban cho con người. Sở dĩ nói như vậy là vì khi sinh hoạt tình dục ở vào thời điểm cao trào thì hệ thống thần kinh sẽ phóng ra một loại chất hóa học có hiệu quả chống đau nhức rõ rệt.

Nhất là ở những người đứng tuổi, quan hệ tình dục đúng mực có thể đề phòng được rất nhiều bệnh của tuổi già như bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường, viêm tiền liệt tuyến, sỏi thận, viêm gan mãn tính v.v… Đối với phụ nữ lớn tuổi, do tinh dịch của người đàn ông phóng ra, đã có tác dụng cân bằng chất hoocmôn, cho nên có thể phòng ngừa và giảm thiểu được bệnh ung thư vú. Đối với người có tuổi để bảo đảm được sự hài hòa thì ngoài việc có sức khỏe và tình cảm nồng thắm ra còn cần phải biết cách sinh hoạt tình dục điều độ. Nếu giải quyết được vấn đề này hợp lý, thì sinh hoạt tình dục của người già nhiều khi còn đạt chất lượng tốt hơn những người trẻ tuổi.

Sinh hoạt tình dục có lợi cho phụ nữ

Trong khi làm thí nghiệm sinh vật, các nhà khoa học nước ngoài đã phát hiện: tinh dịch của đàn ông có chứa một chất chống vi khuẩn. Đây là chất albumin có tác dụng đặc biệt, nó có thể ngăn cản vi khuẩn và không cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, những phụ nữ quan hệ tình dục bình thường, do tinh dịch của người chồng phóng vào âm đạo theo quy luật, tinh dịch đó sẽ từ từ đi từ cổ tử cung vào buồng trứng, sẽ có tác dụng phòng ngừa và giảm thiểu viêm âm đạo, viêm màng tử cung, viêm buồng trứng v.v…

Vì thế đối với những phụ nữ đã có gia đình việc sinh hoạt tình dục bình thường chẳng những sẽ làm cho tinh thần thoải mái, mà còn lợi cho sức khỏe. Chính vì thế nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng chị em phụ nữ nên biết cách hưởng thụ thú vui tình dục không nên hạn chế hoặc có thái độ bảo thủ, đặc biệt không nên tránh xa sinh hoạt tình dục.

Không nên tắm trước và sau khi sinh hoạt tình dục

Trong các phim ảnh thường có các cảnh sau đây: nhằm đảm bảo vệ sinh, trước khi quan hệ tình dục, người ta thường tắm cho sạch sẽ, thực ra cách làm như vậy là rất có hại, bởi lẽ khi tắm các mạch máu ở da đều căng lên, máu sẽ tích tụ và làm căng các mạch máu ở da. Nếu quan hệ tình dục lúc đó thì các cơ quan sẽ chứa đầy máu, như vậy cơ thể sẽ phải gấp rút điều động máu để bổ sung cho các mạch máu, làm cho sự phân bổ máu trong toàn cơ thể có sự thay đổi, sự tuần hoàn máu sẽ mất cân đối khiến việc cung cấp máu cho các cơ quan khác bị thiếu, dễ xảy ra tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh v.v… Thậm chí có người còn bị hạ đường huyết nghiêm trọng. Lý do là vì các chức năng thần kinh thực vật tạm thời bị rối loạn cho nên đã khống chế sự phân giải của đường. Nếu trường hợp này rơi vào người mắc bệnh tim lại càng nguy hại hơn, bởi vì “cuộc đại chiến” tranh giành máu sẽ dễ dẫn đến việc cơ tim không được cung cấp đủ máu, làm cho tim đau nhức hoặc xơ cứng cơ tim.

Cũng như vậy, sau khi sinh hoạt tình dục, không nên tắm ngay. Tại sao? Tại vì sinh hoạt tình dục là một vận động tiêu hao nhiều thể lực, trong khi sinh hoạt, máu trong cơ bắp và các khí quản tăng lên rõ rệt, tim đập mạnh. Sau khi sinh hoạt tuy lưu lượng máu và nhịp đập của tim có giảm đi, nhưng nó vẫn duy trì ở mức độ cao một thời gian dài. Vì thế nếu sinh hoạt tình dục xong đi tắm ngay sẽ làm cho lượng máu phải tăng lên ở lớp da và cơ bắp, dẫn đến việc cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng khác bị thiếu.

Nếu lượng máu cung cấp cho tim và đại não bị thiếu sẽ ảnh hưởng ngay đến các chức năng sinh lý bình thường, sẽ xuất hiện tình trạng huyết áp thấp và thiếu máu não. Đặc biệt đối với nhưng người bị bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thiếu máu, sau khi sinh hoạt tình dục nên tắm nước nóng ngay, nếu không rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Bảy điều kiêng kỵ trong sinh hoạt tình dục

Cổ nhân đã có câu: “Việc chăn gối có thể giúp sinh con đẻ cái, làm thỏa mãn lòng người. Cũng ví như nước và lửa, người biết sử dụng thì có thể dưỡng sinh, người không biết sử dụng sẽ trở nên tai họa”. Vì thế, sinh hoạt tình dục cũng có những điều cần kiêng kỵ

Khi tinh thần không được thoải mái thì không nên quan hệ tình dục

Trong khi bực bội, không nên sinh hoạt tình dục, vì nếu sinh hoạt tình dục, con cái sau này sẽ dễ mắc bệnh mụn nhọt, chốc lở. Trong tác phẩm kinh điển về y học ở Trung Quốc có nói rõ: Việc trẻ em bị mụn nhọt có quan hệ mật thiết tới việc lo lắng của người mẹ khi mang thai.

Khi người mệt mỏi, không nên quan hệ tình dục

Khi người mệt mỏi, tinh thần không thoải mái tốt nhất không nên sinh hoạt tình dục, nếu không sẽ tổn hại đến sức khỏe, thậm chí không thể có thai. Nếu vẫn muốn, thì tốt nhất phải đợi đến 5 – 6 giờ sáng hôm sau, khi cả hai đều được nghỉ ngơi thoải mái thì hãy sinh hoạt tình dục.

Không nên sinh hoạt tình dục khi thời tiết thay đổi thất thường

Như có sấm chớp, mưa to gió lớn, lạnh quá, nóng quá v.v… Chỉ khi nào thời tiết mát mẻ mới có lợi cho sinh hoạt tình dục. Thời tiết thay đổi sẽ làm cho các chức năng trong cơ thể khó thích ứng, phá hoại sự cân đối giữa âm dương, khí huyết hỗn loạn, dễ gây bệnh cho con người. Sở dĩ có một số trẻ em khi sinh ra đã mắc bệnh bẩm sinh, một phần chính là do nguyên nhân thời tiết khi bà mẹ mang thai.

Sau khi uống rượu không nên sinh hoạt tình dục

Sau khi uống rượu, sinh hoạt tình dục ngay sẽ khó kiềm chế bản thân, sẽ ham muốn vô độ, dễ dẫn đến tổn hại thận, làm cho cơ thể sớm suy yếu.

Trong thời gian mắc bệnh hoặc sau khi ốm khỏi không nên sinh hoạt tình dục

Thời gian ốm và thời gian hồi phục sau khi bị ốm, âm dương không được điều hòa, khí huyết không đủ, nếu sinh hoạt tình dục tất nhiên sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn, tổn hại đến sức khỏe. Nếu một người khỏe mạnh, khí huyết dồi dào, tinh thần sung mãn thì sinh hoạt tình dục sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng ở những người sức khỏe yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể kém, nếu sinh hoạt tình dục sẽ dẫn đến hậu quả chóng mặt, thở gấp, đầu gối rã rời, xuất tinh sớm chẳng khác gì tuyết phủ thêm sương.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai, đẻ, đang cho con bú không nên sinh hoạt tình dục

Trong thời kì kinh nguyệt, nếu sinh hoạt tình dục sẽ mất vệ sinh, dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa. Phụ nữ mới sinh đẻ, sức khỏe yếu kém nếu sinh hoạt tình dục sẽ tổn hao khí huyết, dễ sinh bệnh tật. Trong thời kỳ cho con bú nếu không biết kiềm chế tình dục sẽ dẫn đến thiếu sữa, chất lượng sữa thấp kém, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Không nên sinh hoạt tình dục quá mức

Không kiềm chế bản thân, chỉ nghĩ đến thú vui nhất thời, tất sẽ mang vạ vào thân. Nếu chẳng may mắc bệnh AIDS sẽ có hại cho xã hội, mang khổ vào thân.