Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Các em bé cần và muốn liên lạc ngay với bạn từ những ngày đầu tiên mới chào đời và ngay trước khi phát âm, các em bé sẽ lắng nghe và cố gắng bắt chước theo cách phát âm của bạn. Nền tảng của ngôn ngữ được hình thành trong bộ não của bé. Một bé sơ sinh bị điếc tai vẫn khởi sự nói bi bô vào cùng tuổi như một đứa trẻ có thính giác bình thường, nên chúng ta biết rằng yếu tố kích thích thính giác không cần thiết cho tiến trình phát triển lời nói của trẻ. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn nói là chúng ta có sẵn một “dụng cụ để biết nói” đâu đó trong não khiến cho lời nói không thể nào không phát ra.
Trước khi em bé được sáu tuần tuổi, cháu đã biết được rằng khi cháu mỉm cườihay phát âm, là bạn sẽ đáp ứng ngay. Điều đáng chú ý là ngay vào giai đoạn rất sớm ấy, em bé đã ý thức được rằng mình có thể điều khiển câu chuyện được rồi: bé cười, bạn hài lòng, vậy bạn nên nói chuyện với bé nhiều hơn, và bé có thể duy trì cho cuộc “chuyện trò” tiếp tục. Bằng cách mỉm cười và nói chuyện với em bé và cho thấy bạn thích thú khi em bé đáp ứng, đấy chính là bài học đầu tiên về giao tiếp bạn đã dạy cho bé.
Em bé sơ sinh
Em bé của bạn sẽ đáp ứng lại với giọng nói ngay từ lúc lọt lòng, và cháu sẽ cố gắng bắt chước những bộ điệu và nét mặt của bạn . Bé sẽ cảm nhận được khi nào bạn nói chuyện với bé và bé sẽ đáp ứng lại bằng cách phát âm và cử động toàn thân.
4 – 6 tuần
Cháu đã có thể nhận ra giọng nói của bạn. Cháu sẽ đáp ứng lại nụ cười và lời nói của bạn bằng những tiếng ríu rít và đợi bạn đáp lại. Hãy ghé mặt bạn lại gần mặt bé khi bạn nói chuyện với bé để bé có thể nhìn thấy bạn, và bạn hãy đáp lại các phát âm của bé bằng nhiều nụ cười và lời nói hơn nữa.
4 tháng
Giờ đây em bé của bạn đã có một loạt các kiểu phát âm, kể cả khóc ré và dùng môi thổi “bong bóng”. Em bé giao tiếp với bạn qua tiếng cười, nên bạn hãy cười thật nhiều khi nói chuyện với bé.
6 tháng
Có nhiều dấu hiệu là em bé của bạn bắt đầu hiểu những điều bạn nói. Cháu nói bi bô và nối liền các âm thanh thành chuỗi cùng với nhau. Hát cho cháu nghe, nhắc lại những vần thơ, và nói năng nhịp nhàng, mọi cách đó đều giúp cháu hiểu được lời nói và khuyến khích cháu sớm biết nói.
BẮT ĐẦU TẬP NÓI
Để cho em bé bạn nói được, trước tiên, cháu phải hiểu được bạn nói những điều gì, và sự hiểu biết của cháu sẽ tăng lên mau về cuối năm đầu tiên. Từ 6 tháng trở đi, cháu sẽ hiểu khi nào bạn nói “không” môt cách kiên quyết, và tới chín tháng thì cháu có thể tuân theo những lệnh đơn giản như vẫy tay chào “tạm biệt”. Bạn có thể giúp đỡ cháu bằng cách làm rõ nghĩa với kiểu nhấn mạnh và những điệu bộ cường điệu: hãy đọc sách cho cháu nghe, chỉ cho cháu xem hình và nhắc lại tên những đồ vật cháu có thể trông thấy, và cho cháu nghe lời bình luận rõ ràng, chậm rãi mô tả những việc làm hàng ngày.
Những trẻ hay được cho nghe hát, cho nghe những bài ca tuổimẫu giáo, được trò chuyện một cách nhịp nhàng và được tham gia vào những trò chơi hát, ngâm thơ vần và vỗ tay thì biết nói sớm hơn và sõi hơn những trẻ không được như vậy, vì thế bạn nên làm tất cả những chuyện đó ngay từ những ngày đầu tiên. Ngay khi con bạn nói được lời nói đầu tiên, hay là những cái mà bạn nghĩ là có thể là một lời nói, bạn hãy nhắc lại phát âm đó cho cháu. Hãy khen ngợi cháu và cho cháu thấy là bạn thích thú như thế nào khi cháu làm được như vậy.
7 tháng
Giờ đây bạn sẽ có thể phân biệt được những âm tiết rõ ràng trong cách phát âm của em bé, như “ba” hay “bà” chẳng hạn. Thường thì cháu sẽ sử dụng cách phát âm đặc biệt để thu hút sự chú ý của bạn như một tiếng ho hay khóc ré và cháu sẽ khởi sự làm nhiều trò với lưỡi và môi của mình.
8-9 tháng
Phạm vi phát âm của em bé đang tăng dần, và cháu đã phát âm thêm được những phụ âm “tờ”, “đờ”, và “vờ” vào vốn từ của mình. Cháu sẽ khởi sự bắt chước những âm thanh của lời nói thực tế, và có thể sử dụng một lời có ý nghĩa. Cháu rất chú ý đến các cuộc nói chuyện của người lớn.
11 tháng Giờ đây gần như chắc chắn là em bé của bạn đang dùng được một lời có ý nghĩa và có thể hiểuvài tiếng đơn giản như “tắm, uống, ăn”. Hãy khen cháu khi cháu nói được một tiếng mới và hãy nhắc lại tiếng ấy; cháu sẽ nói tiếng ấy hoài khi thấy bạn tán thành. Bạn là người thầy đầu hướnng dẫn cháu về cách nói chuẩn, vậy bạn hãy nói với cháu mộtcáchrõ ràng và chậm rãi.
15 tháng Em bé đang chuyển dần sang kiểu nói líu ríu khó hiểu – nghĩa là những chuỗi phát âm với tiếng nhận ra đựoc và kỳ quặc nhưng với cách phân nhịp và chuyển giọng của lời nói thực tế. Đây là dâuc hiệu cháu bắt đầu biết nói. Cháu có thể bắt đầu sử dụng một số cụm từ hay ưa dùng như “chua choa”, trong những tình huống thích hợp.
18 tháng Có lẽ em bé có thể sử dụng khoảng mười tiếng có ý nghĩa. hiểu biết của cháu ngày càng tăng lên với thời gian và cháu có thể chỉ vào nhiều đồ vật trong cuốn sách có hình ảnh của cháu hoặc trong môi trường xung quanh nếu bạn yêu cầu cháu.
(St)