Nên cho trẻ đi mẫu giáo khi nào?
Vận động di chuyển ở trẻ tuổi mẫu giáo
Nguồn dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
Khi thế giới xung quanh con bạn trở nên rộng lớn hơn, cách ăn nói của cháu sẽ phải theo kịp với những trải nghiệm và những ý nghĩ mới. Cách cháu nhận thức thể giới xung quanh trở nên phức tạp hơn và vốn từ của cháu cũng vậy sẽ phong phú hơn; thí dụ, cháu sẽ bắt đầu nhận thấy rằng màu tím hoa cà khác với màu đỏ tía, và do đó cháu tìm từ thích hợp hơn để diễn đạt sự khác biệt đó.
Ba tuổi
Con bạn sẽ thích học những từ mới, nên cháu cẩn thận lắng nghe những cuộc trò chuyện của người lớn, và khoảng thời gian chú ý của cháu sẽ tăng lên dần. Cháu có thể hiểu được những danh từ nào mô tả cảm tưởng của mình ra sao, như “lạnh”, “mệt” và “đói”. Cháu cũng bắt đầu hiểu những từ như “trên”, “dưới” hay “sau”, mặc dù điều này sẽ phải mất thời gian hơn. Cháu có thể nói được họ, tên của mình. Vì trí óc của cháu phát triển nhanh hơn khả năng phát âm nên vào giai đoạn này, cháu có thể bắt đầu nói lắp, nhưng điều này chỉ có thể là nhất thời thôi. Nếu đến khoảng 4 tuổi rưỡi hay sớmhơn trong trường hợp nói lắp nặng, mà cháu chưa khắc phục được tật này, thì có lẽ cần đưa cháu đến khám ở một chuyên viên điều chỉnh cách phát âm để chữa trị.
Bồn tuổi
Vào tuổi này trẻ con rất hay nói: các cháu nói khoác, phóng đại, bịa chuyện, và có những trò chuyện với người bạn tưởng tượng. Con bạn sẽ đặt nhiều câu hỏi vì muốn nghe bạn nói cũng như do tò mò thực sự, vì lẽ cháu rất thích trò chuyện. Cháu sẽ thích bịa ra những từ ngộ nghĩnh và có thể ham mê chơi chữ với những từ hơi thô tục, đặc biệt là có liên quan đến nhà cầu hay cái bô. Chắc hẳn cháu sẽ khởi sự dùng tiếng lóng, và cháu có thể gọi bạn bằng tên nọ tên kia và doạ dẫm bạn.
Năm tuổi
Em bé lên 5 của bạn sẽ hỏi bạn vô số câu hỏi và giờ đây, cháu thực sự tìm kiếm thông tin mới. Cháu rất thích được nghe đọc truyện. Cháu ý thức rằng có một cách “đúng” khi muốn diễn giải điều nọ điều kia, và nhiều khi sẽ hỏi bạn cách nói đúng đó như thế nào. Cháu có thể hiểu được những điều đối nghịch nhau và bạn có thể biến điều đó thành một trò chơi, bạn đưa ra một từ như “mềm”, “trên”, “lạnh” và cháu phải đưa ra từ ngược lại. Cháu có thể cũng sẽ định nghĩa những danh từ nếu bạn yêu cầu, và đây là một cách rất tốt để khiến cho cháu sử dụng kỹ năng phân loại cũng như kỹ năng ăn nói. Trên thực tế, các trò chơi chữ nghĩa là cách rèn luyện trí não rất tốt, vì lẽ ăn nói rõ ràng sẽ đi song song với suy nghĩ rõ ràng.
SÁCH VÀ ĐỌC SÁCH
Hãy cho con bạnbiết rằng bạn xem việc đọc sách là một thú vui mà bạn luôn muốn cháu làm. Bạn nê mua nhiều sách trong nhà và cho cháu thấy rõ là tất cả những sách nằm đó sẵn sàng là để cho cháu xem. Bạn hãy cất riêng sách của cháu vào những ngăn ở dưới thấp để cháu có thể dễ dàng lấy khi cháu muốn xem.
Hãy lựa chọn cho con bạn những cuốn sách nào trông hấp dẫn; những sách đọc vỡ lòng đầu tiên cần phải mỏng, chỉ có vài ba trang, và có hình ảnh lớn, chữ lớn và vốn từ đơn giản. Bạn nên đọc đi đọc lại nhiều lần những cuốn sách mà con bạn ưa thích; cuối cùng thì cháu sẽ thuộc lòng những danh từ, và khi cháu sẵn sàng tự mình đọc, các danh từ quen thuộc sẽ dễ nhận ra hơn.
DẠY ĐỌC CHỮ VÀ ĐỌC SỐ
Bạn hãy nắm lấy mọi cơ hội để giúp cháu làm quen với các con chữ và con số. Hãy chỉ cho con bạn cách đánh vần tên cháu ra sao và cho cháu thử viếtlại. Khi bạn đọc cho cháu nghe, hãy chọn ra một từ đơn giản như “mèo” chẳng hạn và chỉ vào từ đó mỗi khi lặp lại.
Rồi bạn viết cho cháu xem từ đó, và hỏi cháu xem cháu có thấy nó ở một trang nào đó không? Khi bạnlàm một công chuyện thường ngày, hãy đếm số to lên; chẳng hạn như khi cài nút áo cho con bạn hay trong lúc xếp chén bát. Khi bạn mua sắm, bạn có thể bảo cháu đi lấy đồ cho bạn: ba gói súp, hay hai quả cam.
(St)