Tập thể dục để dễ sinh em bé

Ai cũng biết, thở và rặn đẻ đúng cách sẽ giúp cho cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, sản phụ sẽ bớt mệt mỏi và ít đau đớn hơn. Nhưng, phải thở và rặn đẻ như thế nào để đạt hiệu quả thì không phải bà bầu nào cũng biết, vì thế dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài cách thở đúng cho từng giai đoạn khác nhau của quá trình sinh con.

Lợi ích của tập thể dục với chuyện sinh đẻ:

Lợi ích của việc vận động trong suốt thời gian mang thai không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu mà còn tốt cho chính thai nhi trong bụng bạn nữa. Dưới đây là 33 lợi ích của việc tập luyện thể thao khi mang thai, mời các bạn tham khảo.

Kiểm soát cân nặng

Khi mang thai, trọng lượng của phụ nữ thường tăng từ 10-15kg điều này khiến chị em gặp khó khăn trong vấn đề lấy lại vóc dáng sau sinh. Việc tập luyện thể thao trong và sau khi sinh nở sẽ giúp thai phụ dễ dàng giảm cân sau khi sinh em bé.

Dễ dàng vượt cạn

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bà bầu dễ dàng vượt cạn hơn rất nhiều. Theo lời khuyên của các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chăm chỉ tập luyện thể dục thường ít phải sinh mổ và sinh thường cũng nhanh chóng hơn. 

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Việc ăn uống quá nhiều và kém khoa học khi mang thai sẽ khiến rất nhiều bà bầu bị tiểu đường. Tiểu đường không chỉ nguy hại cho  sức khỏe mẹ bầu mà ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng thai nhi. Việc tập luyện thể thao sẽ giúp ngăn ngừa và trì hoãn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Giảm táo bón

Một trong những triệu chứng không thể thoát khỏi trong suốt quá trình mang thai là táo bón và trĩ. Căn bệnh này không thể chữa dứt điểm nhưng bằng việc tập luyện có thể làm tăng tốc độ di chuyển của thực phẩm trong dạ dầy, cải thiện tình trạng bệnh tật.

Giảm căng thẳng

Stress nặng nề khi mang thai có thể khiến bà bầu rơi vào chứng trầm cảm đặc biệt là những người thường xuyên ở nhà. Việc tập luyện thể thao thường xuyên hoặc đến lớp học thể thao vừa có tác dụng cải thiện sức khỏe thể chất, vừa giúp bạn có thêm những mỗi quan hệ mới, giảm bớt căng thẳng, lo lắng khi mang bầu.

Giúp bà bầu đẹp hơn

Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể khiến da dẻ hồng hào và trắng mịn hơn. Vậy thì còn lý do gì để bạn không tập luyện nếu muốn trở thành một bà bầu thật quyến rũ?

Duy trì sức khỏe

Nếu bạn đã tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai thì việc tiếp tục tập luyện sẽ giúp sức khỏe của bạn không bị ảnh hưởng nhiều từ chứng ốm nghén, mệt mỏi, nôn ói những tháng đầu thai kỳ.

Giảm đau nhức

Việc bầu bí khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều chứng đau như đau hông, đau lưng, đau mông… Tập thể dục sẽ giúp cải thiện những chứng bệnh đau đớn do sức đè của thai nhi đến bà bầu.

 Dễ dàng phục hồi sức khỏe

Tập luyện khi mang bầu còn giúp bạn nhanh chóng lấy lại được vóc dáng và sức khỏe sau khi sinh nở. Đây là cách ngắn nhất để phục hồi cơ thể sau khi có baby đấy bạn nhé.

Tập thở:

Bài tập 1: Thở ngực chậm

Khi thấy cổ tử cung mở 2 - 6 cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20 - 25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4 - 5 phút xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều ôxy cho hai mẹ con.

Cách tiến hành: Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết thán khí ra.

Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ thở khoảng 9 - 11 lần/phút.

Bài tập 2: Thở ngực nông

Khi cổ tử cung mở 6 - 8 cm, các cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40 - 50 giây/cơn), khoảng cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được thì bạn có thể đứng.

Cách tiến hành

• Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng.

• Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.

• Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.

• Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.

• Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí (Cách cân bằng khí: lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình).

Khi tập thở kiểu này bạn sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần lo lắng.

Bài tập 3: Thở ngắn - nhanh - nông

Khi cổ tử cung đã mở 8 - 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang và trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh (2 - 3 phút/cơn), cơn co kéo dài 50 - 55 giây.

Khi này, bạn càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.

Cách tiến hành: Khi cơn co bắt đầu, hãy thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.

Lưu ý: Khi tập 3 bài tập trên, bạn cần áp dụng tư thế ngồi nghỉ của bà bầu đó là: Hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối. Nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.

Bài tập 4: Thở khi rặn đẻ

Ngồi trên sàn, hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi.
Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn, bạn hãy hít một hơn thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm và nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.

Chú ý khi rặn đẻ:

1. Cằm phải tì xuống ngực để dồn ép không khí xuống dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

2. Không được gào thét, kêu la to làm mất sức và thiếu không khí cho cả hai mẹ con. Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Dấu hiệu mang thai sớm

Đau lưng khi mang thai

Khoẻ mạnh khi mang thai

Tình dục khi mang thai

Tư thế quan hệ khi mang thai

Dấu hiệu có thai sớm nhất


(ST).