Vẹo cổ ở trẻ em. Nguyên nhân gây vẹo cổ ở trẻ em. Làm gì khi trẻ bị vẹo cổ
Vẹo cổ ở trẻ em
Vẹo cổ ở trẻ em có 2 dạng : dạng vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ ( trẻ có khối u cơ ở 1 bên cổ gây co rút cơ nên trẻ sẽ bị vẹo cổ ) và một dạng vẹo cổ không có khối u cơ ( do nguyên nhân viêm nhiễm hay do các nguyên nhân khác.. ). Chị nên đến tái khám tại khoa Vật Lý Trị Liệu để được chẩn đoán trẻ vẹo cổ ở dạng nào và để được hướng dẫn cách tập cũng như theo dõi tình trạng của cháu.
Thời gian điều trị sẽ kéo dài vài tháng và cần có sự phối hợp của gia đình để cho kết quả tốt. Nếu con chị bị vẹo cổ do tật cơ và trẻ đã 7 tháng tuổi,nên khối u cơ ở cổ đã co rút, trẻ cần tập kéo dãn cơ một thời gian và tái khám với bác sĩ Chỉnh hình để quyết định cần phẫu thuật không , sau khi phẫu thuật trẻ vẫn phải tiếp tục tập Vật Lý Trị Liệu để tránh tái phát.
Tại sao trẻ bị tật này ?
- Đến nay, y học vẫn chưa xác định đuợc nguyên nhân, có một số thuyết đuợc đưa ra là do tư thế bất thường của thai trong bụng mẹ (nghiên cứu thấy trẻ sinh ngược có 65% bị vẹo cổ do cơ ƯĐC); thuyết khác cho là do cơ ƯĐC bị chấn thương khi làm thủ thuật lấy thai. Các nhà khoa học đã làm giải phẫu bệnh lý cơ ƯĐC của một trẻ có u cơ ƯĐC , và tìm thấy cơ này bị xuất huyết, rách, có những sợi cơ bị hư chết; dần dần dẫn đến sự hình thành mô sợi, cơ ƯĐC chưá đầy mô sợi làm cơ mất tính đàn hồi, đó là cơ chế gây co rút cơ ƯĐC, làm cho cổ bị vẹo.
Làm cách nào để điều trị khỏi tật này?
- Nếu phát hiện sớm và điều trị sớm, cổ của trẻ sẽ không bị vẹo.
Sớm là khi nào, làm sao cha mẹ phát hiện đuợc ?
- Thường sau sinh khoảng 2 – 3 tuần , khi tắm, săn sóc bé sẽ thấy hoặc sờ thấy một bên cạnh cổ gồ lên hình dạng một bướu căng cứng hơn bình thường; ngoài ra đầu bé từ sau sinh thường chỉ quay có một phía.
- Đối với trẻ có yếu tố sinh ngược thì cha mẹ càng nên chú ý tìm kiếm dấu hiệu trên ở thời điểm này vì nghiên cứu cho thấy 65% trẻ sinh ngược bị tật này.
U cơ ức-đòn-chủm bên phải, mặt thường quay sang
trái
Ở đâu sẽ điều trị sớm tật này ?
- Khoa Vật Lý Trị Liệu các bệnh viện Nhi : Bệnh viện Nhi Trung Ương, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2.
Nếu không được điều trị kịp thời thì trẻ có thể bị di chứng không?
- Mất cân đối của sọ mặt, vẹo cột sống là hai di chứng có thể xẩy ra khi vẹo cổ không đuợc điều trị sớm kịp thời
Điều trị như thế nào ? Như chúng tôi ở tỉnh thì sao?
- Phát hiện sớm, bé sẽ đuợc điều trị bảo tồn bằng vật lý trị liệu với những biện pháp :
. Kéo dãn cơ ƯĐC bị co cứng
. Huấn luyện cơ ƯĐC bên bình thường để tạo tư thế cân bằng đầu-cổ
- Những bài tập này sẽ huấn luyện cho người nhà thực hiện tại nhà và hẹn theo dõi tái khám từ 1 – 2 tuần / lần.
Môt số bài tập kéo dãn cơ ƯĐC
Tập như thế cho đến khi nào ?
- Phải tập tích cực trong 3 tháng đầu, đây là thời gian quyết định.
- Nếu tình trạng bé cải thiện tốt, bé sẽ tiếp tục tập luyện các bài tập khác phù hợp với lứa tuổi. Đến khoảng 6 tháng tuổi, nếu kết qủa tốt hoàn toàn, bé có thể ngưng các bài tập, nhưng vẫn phải tái khám theo dõi đến 12 tháng hoặc hơn nữa vì cơ ƯĐC có thể không phát triển phù hợp với độ phát triển của toàn cơ thể bé khiến bé bị vẹo cổ lại.
Nghe nói phẫu thuật thì kết qủa nhanh hơn ?
- Không đúng.
- Y học đã quy định, phải điều trị vật lý trị liệu trước; chỉ định phẫu thuật lúc khoảng 6 – 7 tháng tuổi nếu vật lý trị liệu không kết qủa hoặc kết qu? giới hạn. Trẻ có thể xuất viện 1 tuần sau mổ. Vết mổ sẽ chỉ là một sẹo nhỏ, khoảng 2cm rất mờ, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Sau phẫu thuật vẫn phải tiếp tục tập vật lý trị liệu.
Như thế nào để cha mẹ cháu yên tâm là đã khỏi hoàn toàn?
. Cơ ƯĐC sờ không còn căng cứng.
. Đầu bé luôn thẳng so với trục thân người.
. Cử động đầu : xoay sang trái, phải được như nhau.
Hà Thị Kim Yến
Khoa Phục Hồi Chức Năng - Bệnh viện Nhi Đồng 1
Vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ, hay còn gọi là u cơ ức đòn chũm là một dị tật về cơ quan vận động thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng thường do tư thế xấu trong tử cung (ở trẻ sinh ngôi mông, dây nhau choàng cổ…) dẫn đến mạch máu nuôi cơ bị chèn ép làm cho cơ ức đòn chũm bị xơ hóa, hoặc trong các trường hợp sinh khó, mạch máu trong cơ bị đứt gây chảy máu, cục máu đông bị xơ hóa làm co rút nhóm cơ này.
Trẻ bị vẹo cổ có khối u cơ hình quả trám cứng, co rút, không đau tại vị trí của cơ ức đòn chũm (thường nhầm lẫn với hạch cổ đau do viêm nhiễm). Đầu của trẻ nghiêng về một phía và mặt nghiêng về phía đối diện, có thể kèm theo mặt lép, đầu méo, về lâu dài có thể bị vẹo cột sống nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Theo y văn, đa số các trường hợp vẹo cổ là bé trai và thường gặp u cơ bên phải 8% kèm theo trật khớp háng bẩm sinh. Nếu được phát hiện sớm, tốt nhất là dưới một tháng tuổi, tập vật lý trị liệu sớm, liên tục và đúng cách, khối u cơ sẽ mất, tầm vận động nghiêng và xoay cổ sẽ trở lại bình thường.
Một số tư thế tốt hướng dẫn tập tại nhà cho bệnh nhân có khối u cơ bên phải. Những bệnh nhân có khối u bên trái tập ở chiều ngược lại. Ảnh: LTĐ
Trong trường hợp phát hiện trễ hoặc tập không liên tục, cơ sẽ bị co rút, do vậy cần phẫu thuật để kéo dài cơ, sau đó vẫn tiếp tục tập vật lý trị liệu để duy trì độ dài cơ. Như vậy việc điều trị sẽ tốn kém và lâu dài hơn nhưng đôi khi kết quả không thành công hoàn toàn.
Phòng tập tốt nhất phải yên tĩnh, tập khi bé ngủ. Cách tập là tập chậm, nhẹ nhàng, kéo dãn thụ động nhẹ nhàng cơ co rút bằng động tác nghiêng và xoay cổ, không xoa bóp lên khối u cơ. Mỗi động tác kéo dãn khoảng năm phút và kéo dài 30 phút cho một lần tập, động tác được lập nhiều lần, tập nhiều lần trong ngày. Phải luôn giữ trẻ thoải mái và thư giãn trong suốt thời gian tập luyện.
CN.VLTL LÊ THỊ ĐÀO (Khoa Vật lý trị liệu - BV Nhi đồng 2)
(ST)