Con bạn đã to đến thế nào rồi?
Chiều dài từ đầu đến mông của trẻ là 11 đến 12 cm. Cân nặng của thai nhi đã tăng lên gấp đôi trong vòng 2 tuần và tương đương với 100g. Cho tới thời điểm này, con bạn đã có kích thước bằng một bàn tay mở rộng.
Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình?
Tử cung của bạn giãn ra và nằm cách rốn bạn từ 3,8 đến 5cm. Bạn lúc này đã thể hiện ra ngoài nhiều hơn và bụng dưới của bạn đã bắt đầu hơi phồng lên. Cho đến thời điểm này, những loại quần áo rộng hoặc dùng riêng cho trường hợp mang bầu là bắt buộc để có thể cảm thấy thoải mái nhất.
Các phần khác của cơ thể bạn cũng có những thay đổi. Lượng cân nặng tăng thêm từ 2,25 đến 4,5kg là hết sức bình thường.
Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào
Nếu như bạn nhìn ở hình minh hoạ trang sau và xem lại những chương trước đó, bạn sẽ thấy có sự thay đổi đáng kể đang diễn ra ở con bạn. Các lớp mỡ bắt đầu hình thành và tiếp tục phát triển sau những tuần tiếp theo. Con được gọi bằng cái tên khác đó là mô mỡ, mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra độ ấm và sự trao đổi chất trong cơ thể.
Trong tuần thứ 17 của quá trình phát triển, nước chiếm khoảng 89g trong cơ thể con bạn. Trong một em bé bình thường, mỡ chiếm khoảng 2,4kg trong một trọng lượng bình thường 3,5kg.
Bạn có thể cảm thấy trẻ đạp trong thời gian này, hoặc có thể điều này đã diễn ra trước đó. Nhưng không phải ngày nào bạn cũng có thể cảm nhận được sự di chuyển này. Khi thai kỳ phát triển hơn, sự di chuyển của trẻ trở nên mạnh hơn và thường xuyên hơn.
Những thay đổi của bạn.
Cảm giác được con bạn đang đạp sẽ khiến cho bạn chắc chắn được thai kỳ của mình đang diễn ra rất tốt. Điều này thực sự có thật nếu như bạn có một vấn đề gì đó.
Khi thai kỳ càng dài, bạn sẽ cảm thấy rằng phần trên của dạ con là hình cầu. Nó sẽ càng ngày phát triển nhanh về chiều dài (lên phía trên bụng) hơn là về chiều rộng, và do đó dạ con của bạn càng tròn và giống hình trứng hơn. Dạ con của bạn sẽ lấp đầy khung chậu và bắt đầu phát triển lên phía trên bụng. Ruột gan của bạn bị đẩy lên cao và sang bên cạnh. Nó chiếm hầu hết vào vị trí của gan. Tử cung này không phải trôi nổi lung tung nhưng cũng không gắn lại ở một điểm cố định nào đó.
Khi bạn đứng lên, dạ con của bạn chạm vào thành trên của bụng tại phía trước. Bạn sẽ cảm thấy rõ nhất mọi thay đổi tại vị trí này. Khi bạn nằm xuống, nó sẽ trôi về phía ngược lại cột sống và các mạch máu. (động mạch chủ và tĩnh mạch chủ).
Đau dây chằng.
Dây chằng xung quanh được gắn vào mỗi bên của phần trên dạ con và ở bên thành của khung xương chậu. Trong suốt thai kỳ và trong giai đoạn lớn lên của dạ con, các dây chằng này sẽ giãn ra và bị kéo căng ra. Nó sẽ dài ra và dày hơn. Sự di chuyển của bạn sẽ kéo căng các dây chằng, gây đau và khó chịu gọi là đau dây chằng. Nó không phải là dấu hiệu của một vấn đề; nó biểu hiện là tử cung của bạn đang lớn lên. Đau có thể xuất hiện ở một bên hay cả hai bên, hoặc có thể tồi tệ hơn ở một bên hơn là bên kia. Cơn đau này không gây tổn hại đến bạn và con bạn.
Nếu như bạn gặp phải những cơn đau như thế này, bạn sẽ cảm thấy khá hơn nếu nằm xuống nghỉ ngơi. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu như các cơn đau trở nên trầm trọng hơn hoặc các dấu hiệu khác có thể nảy sinh. Một số dấu hiệu đáng báo động chẳng hạn như chảy máu ở vùng âm đạo, chảy nước ối từ âm đạo và đau nặng.
Hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.
Gia tăng lượng khí hư ở âm đạo
Trong suốt quá trình mang thai, việc gia tăng về lượng chất thải của âm đạo hoặc phân tiết âm đạo, còn gọi là bạch sản, là hết sức thông thường. Các chất tiết ra này thường có màu xanh hoặc vàng và tương đối dầy. Nó không phải là một dạng của lây nhiễm. Chúng tôi cho rằng đó là do lượng máu lưu thông trên da và cơ xung quanh vùng âm đạo tăng lên, tạo ra màu sắc tím hoặc xanh của âm đạo. Sự xuất hiện này bác sĩ của có thể dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn đầu của thai kỳ, gọi là dấu hiệu Chadwick.
Bạn cần phải đóng thêm băng vệ sinh trong trường hợp bạn bị chảy với số lượng nhiều. Tránh mặc những loại quần bó ống hoặc quần áo lót bằng nilông; chọn những loại quần lót có lớp màng bọc giữa bằng cottông để vùng giữa âm đạo được thoáng khí hơn.
Lây nhiễm âm đạo có thể và đã xảy ra trong khi mang thai. Trường hợp chảy ra có viêm nhiễm thường có mùi thối. Nó thường có màu vàng hoặc màu xanh và thường gây khó chịu hoặc ngứa xung quanh và bên trong âm đạo. Nếu bạn có một trong các dấu hiệu ở trên, hãy gọi cho bác sĩ của bạn nhé. Một số các loại kem thoa và chất kháng sinh chống viêm nhiễm đều an toàn khi sử dụng trong thời gian mang thai.
Tắm vòi hoa sen trong khi mang thai.
Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng bạn không nên tắm vòi hoa sen trong thời gian mang thai. Vòi tắm âm đạo hoàn toàn không nên dùng!
Dùng vòi hoa sen có thể khiến cho bạn xuất huyết hoặc có thể gây ra nhiều vấn đề khác nữa, chẳng hạn như nghẽn mạch khí. Nghẽn mạch khí xuất hiện khi không khí len vào dòng máu của bạn từ áp lực của vòi hoa sen. Trường hợp này hiếm nhưng nó có thể gây ra các vấn đề tương đối phức tạp.
Mách nhỏ cho các ông bố
Hãy làm nhiệm vụ xoa bóp để giảm căng cơ, thư giãn cơ và đầu óc, lưng và chân.
Chế độ dinh dưỡng của bạn.
Một số phụ nữ lựa chọn ăn kiêng trong khi mang thai vì lý do cá nhân hoặc vì lý do tôn giáo. Nhiều người thì lại bị nôn khi ăn thịt. Liệu ăn chay trong khi mang thai có an toàn không? Có thể an toàn nếu như bạn để ý đến loại và kết hợp các loại thực phẩm với nhau.
Nếu bạn không ăn thịt trong các bữa ăn, hãy đảm bảo rằng bạn phải hấp thụ đủ lượng calo cần thiết cho nhu cầu năng lượng của mình. Những loại thực phẩm đó là hoa quả tươi và rau. Tránh dùng những loại thực phẩm không có calo và ít hoặc không có giá trị về mặt dinh dưỡng. Mục tiêu của bạn là ăn đủ các nguồn protein để cung cấp đủ năng lượng thai nhi và cho bản thân bạn.
Một điều cũng không kém phần quan trọng đó là phải chú ý bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn ăn nhiều loại ngũ cốc khác nhau, và đậu sấy, hoa quả và mầm lúa mạch, bạn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bạn về sắt, kẽm và một số loại khoáng chất chủ yếu khác. Bạn cũng cần phải hấp thụ thêm các loại canxi và Vitamin B2 và Vitamin D.
Nếu bạn không ăn thịt vì chúng làm bạn cảm thấy khó chịu, hãy tham khảo ý kiến căn bệnh về tham chiếu tới một chuyên gia dinh dưỡng. Bạn sẽ cần sự hỗ trợ của họ để có thể lên được một kế hoạch ăn uống hoàn thiện. Nếu như bạn là một người ăn chay, có thể trong một thời gian ngắn bạn không thể biết được cách để hấp thu đủ các lượng chất dinh dưỡng mà bạn cần. Tuy nhiên, nếu như bạn có bất cứ vấn đề gì, hãy tự tin trao đổi với bác sĩ của bạn.
Bạn cũng cần biết.
Xét nghiệm chụp chiếu hình tứ giác.
Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ của bạn có thể xác định được liệu đứa con bạn đang mang trong bụng có mắc phải hội chứng Đao hay không. Xét nghiệm máu dạng này cũng có thể tìm thấy các vấn đề khác trong thai kỳ của bạn, chẳng hạn như dị tật về ống dây thần kinh.
Xét nghiệm hình tứ giác này cũng giống như xét nghiệm 3 lớp, với thêm phương pháp thứ tư – lượng inhibin-A trong cơ thể bạn. Chỉ số thứ 4 này có thể tăng tính nhạy cảm so với tiêu chuẩn của xét nghiệm 3 lớp trên khoảng 20% trong việc xác định một thai nhi có thể mang hội chứng Đao hay không.
Xét nghiệm theo hình tứ giác này có thể xác định được 79% trường hợp hội chứng Đao ở thai nhi. Nó có kết quả dự đoán sai khoảng 5% trong tất cả các trường hợp.
Mách nhỏ tuần thứ 17
Nếu như bạn bị chuột rút chân trong thời gian mang thai, không nên đứng trong thời gian quá lâu. Nghỉ ngơi bằng cách nằm nghiêng càng nhiều lần càng tốt. Các bài tập giãn cơ được tiến hành thận trọng cũng rất có lợi. Bạn cũng có thể dùng các miếng băng nóng để dán trực tiếp vào những chỗ hay bị chuột rút, nhưng không nên dùng quá 15 phút mỗi lần. Hãy bổ sung thêm kali trong các bữa ăn hàng ngày để đối phó với trường hợp chuột rút trước khi chúng bắt đầu hoành hành bạn – nho khô và chuối là những nguồn cung cấp kali tuyệt vời nhất.
(St)