Vào lúc này, thai nhi đã đủ lớn về kích thước để tạo ra các hệ thần kinh và cơ giúp cho nó có thể cử động được dễ dàng. Vì vẫn còn quá nhỏ nên thai nhi chuyển động lên xuống và không cố định ở một vị trí nào nhất định.
Sự phát triển của bào thai
Bắt đầu từ bây giờ, 19 tuần sau khi bạn thấy kinh lần cuối, tốc độ tăng trưởng (nhưng không tăng trọng lượng) của thai nhi bắt đầu giảm dần và thai nhi chuyển sang giai đoạn trưởng thành về các mặt khác. Thai bắt đầu xây dựng hệ phòng vệ. Một vỏ bọc bắt đầu hình thành chung quanh các dây thần kinh của tủy sống để bảo vệ chúng khỏi bị thương tổn. Thai cũng có riêng một hệ thống miễn nhiễm nguyên thủy giúp chống lại được phần nào sự nhiễm trùng. Nhờ các mô mỡ đặc biệt mà thai nhi được tạo ra và giữ được thân nhiệt. Các mô mỡ đặc biệt này có màu nâu và bắt đầu hình thành trong tháng thứ 4. Cổ, ngực, và vùng mông được bao phủ bởi các lớp mỡ nâu. Và chúng tiếp tục phát triển đến cuối thai kỳ. Thiếu các lớp mỡ này, các trẻ sinh non thường rất dễ tổn thương vì không đủ ấm.
Da tiếp tục phát triển tuy có màu đỏ và nhăn nheo vì chưa tích tụ mỡ bên dưới. Kể từ tháng này trở đi thai nhi trở nên béo ra. Tuyến bã nhờn bắt đầu hoạt động vầ tiết ra một chất mỡ sáp gọi là chất gây (vernix caseosa) phủ lên toàn bộ lớp da để bảo vệ thai nhi trong thời gian dài chìm trong túi dịch ối.
Thân thai nhi bao phủ bởi một lớp lông tơ, còn goi là lông măng. Nhiệm vụ của lớp lông tơ này chưa được xác định nhưng có lẽ nó giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể thai nhi hoặc để giữ chặt lớp chất gây trên da.
Cử động của thai nhi
Các cử động có chủ đích và phối hợp được với nhau nhờ các dây thần kinh đã nối kết, một hệ thống cơ phát triển và khỏ hơn. Thai nhi có thể chuyển động, uốn mình, hoặc bám chặt vào thành túi ối. Như vậy sẽ giúp thai nhi thuần thục các cử động của mình, nâng thêm sự rắn chắc của hệ xương cơ. Các cử động này sẽ gây cho vùng bụng của bạn bị đau.
Cơ quan sinh dục
Bao tinh hoàn của bé trai đã vững chắc ở giai đoạn này. Âm đạo của bé gái bắt đầu rỗng và buồng trứng chứa khoảng 7 triệu trứng. Số lượng này sẽ bị giảm dần còn khoảng 2 triệu khi bé ra đời. Đến tuổi dậy thì còn lại khoảng từ 200000 đến 600000 trứng, và sẽ cho từ 400000 đến 500 trứng rụng trong suốt thời gian trưởng thành cảu bé với chu kỳ mỗi tháng một trứng.
Thai nhi 22 tuần tuổi
Cơ quan sinh dục của thai nhi
Giới tính của thai nhi đã được xác định từ khi thụ thai. Siêu âm hay kính quan sát bào thai có thể phát hiện được giới tính nếu được thấy trực tiếp cơ quan sinh dục ngoài.
Thính giác của thai nhi
Thai nhi có thể nghe được tiếng chảy của dòng máu, tiếng đập của tim, tiếng sôi bụng của bạn. Kể từ giờ phút này, thai có thể nghe được âm thanh bên ngoài tử cung và có thể trả lời các tiếng động, nhịp điệu và cả âm nhạc du dương. Bạn có thể thử hát và nói chuyện với bé. Sau khi ra đời bé sẽ cảm thấy êm ả với những bài hát ấy và cảm thấy an toàn, tự tin khi nghe tiếng bố mẹ.
Về sự phát triển của thai nhi
Vào cuối tháng của giai đoạn này chiều dài từ đỉnh đầu đến mông bằng 18,5 cm và cân nặng 0.5kg.
Em bé của bạn
Tuy thai nhi đã phát triển hoàn toàn nhưng nó chưa có thể sống biệt lập bên ngoài tử cung. Phổi và hệ tiêu hóa chưa được hình thành trọn vẹn và nó cũng chưa tự giữ được thân nhiệt.
Lớp chất gây nên (vernix caseosa): Lớp chất gây này do các tuyến chất nhờn của bé sản xuất giúp cho da luôn được mềm mại.
Vị giác: Bé có thể phân biệt được các vị đắng, ngọt.
Xúc giác: Da rất nhạy cảm với các tiếp xúc. Khi bạn đè nhẹ lên bụng, bé đáp ứng lại bằng cách cựa quậy.
Răng: Còn ẩn chứa dưới nướu răng, nhiều răng sữa đã hình thành.
Nhịp tim: Chúng ta có thể nghe được nhịp tim này với các ống nghe kém nhạy bén nhất.
Đối với bà mẹ
Ở giai đoạn này, đúng vào tam cá nguyệt thứ 2, tính tình của bạn thay đổi. Vui tính, nghị lực đã trở lại với bạn và nôn ói đã chấm dứt.
Cử động của thai nhi
Nếu trước đây bạn chưa thấy thai nhi cử động thì bây giờ bạn bắt đầu cảm nhận được. Thật tuyệt vời khi thấy con máy.
Bụng bạn
Eo bạn đã biến mất. Bụng bạn to căng ra.
Da
Mặt, tay và vai bạn điểm các chấm đỏ nhi nhỏ do sự trương nở của các mạch máu. Các chấm này sẽ phai đi sau khi sinh.
Các bất ổn tạm thời
Nướu răng bạn trở nên xốp mềm do ảnh hưởng của các nội tiết tố. Bạn có thể bị táo bón và ợ nóng. Nguy cơ nhiễm trùng bàng quang tăng vì cơ trơn của đường niệu thả lỏng.
Chuyển hóa thay đổi
Tuyến giáp trở nên hoạt động hơn do đó bạn sẽ ra mồ hôi nhiều hơn lúc bình thường. Hơi thở sâu hơn và có thể bạn sẽ bị hụt hơi khi vận động mạnh.
(St)