Con bạn phát triển, bé cao hơn và mạnh hơn, trong khi đó thì các cử động của bé ngày càng phức tạp hơn. Sự nhạy cảm, nhận biết và thông minh của bé cũng được bộc lộ. Nếu sinh ra sau 24 tuần kể từ ngày thụ thai, thai nhi có thể sống sót được nhưng phải cần có sự chăm sóc đặc biệt và tích cực.
Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi vẫn còn đỏ và trông gầy ốm nhưng bé bắt đầu tăng cân sớm. Toàn bộ lớp da chưa được đầy đủ và da tương đối nhiều hơn diện tích cơ thể. Vào cuối thời kì này, thân phát triển giống nhưn một bé sơ sinh. Các cơ của chân tay phát triển đầy đủ, chân và thân đều cân đối, lõi xương rắn chắc hơn. Các chỉ tay xuất hiện trên lòng bàn tay. Các tế bào não bắt đầu trưởng thành giúp thai nhi có thể học và nhớ được (trong một số xét nghiệm, các thai nhi trông tử cung được huấn luyện để đáp ứng các kích thích rung đặc biệt). Bộ phận sinh dục đã biệt hóa trọn vẹn. Nếu thai nhi là bé trai thì các tế bào tiết testerone tăng số lượng.
Thính giác
Thai nhi có thể nghe được tần âm thanh ở tần số cao hơn tần số của tiếng nói bình thường. Ở tần số cao, thai nhi đáp ứng lại bằng cách cử động nhiều hơn ở tần số thấp. Thai có thể di chuyển thân hình theo nhịp độ tiếng mẹ. Bắt đầu từ tháng này thai nhi có thể nhảy theo nhịp trống. Một vài bà mẹ phải từ bỏ nghe nhạc vì sự kích động của thai nhi theo tiếng nhạc. Nếu thai nhi được nghe một bản nhạc thường xuyên thì thai nhi khi lớn lên có thể hồi tưởng lại âm thanh quen thuộc đó dù không nhớ được. Một vài nhạc sĩ cho biết họ nghe được một vài bản nhạc quen thuộc mà trước đó họ chưa bao giò nghe được và sau đó mới phát hiện ra rằng đó là bản nhạc mà mẹ họ thường hay độc tấu lúc mang thai. Thai nhi cũng bắt đầu nhận ra tiếng nói chuyện trò khi còn trong bụng mẹ thì ngay sau khi chào đời nó có thể nhận ra tiếng cha mẹ mình trong một phòng đông người và đáp ứng lại một cách đầy thiện cảm: nếu đang nổi giận thì bé sẽ ngưng khóc ngay và nguôi đi.
Hô hấp
Bên trong phổi, các phế nang bắt đầu tăng số lượng và sau đó tiếp tục phát triển cho đến 8 năm sau khi sinh. Một hệ thống mạch máu phát triển chung quanh các phế nang này giúp cho việc hấp thụ oxy cũng như đào thải khí dioxid cacbon được nhân lên. Hai lỗ mũi mở ra và bắt đầu các cử động thở bằng các cơ, như thế, hệ cơ mũi đã tập hô hấp trước khi bé ra đời.
Thai nhi 26 tuần tuổi
Da của thai đã mất tính chất trong suốt cũ và trông có vẻ đục hơn và đỏ hơn. Da vẫn còn nhãn vì lớp mỡ bên dưới chưa hình thành đủ.
Thân của thai nhi hãy còn nhỏ nhưng đã cân xứng hơn so với đầu.
Đặc điểm khuôn mặt
Nét mặt của thai nhi sáu tháng tuổi này cũng gấn giống như nét mặt một em bé vừa ra đời. Lông măng tạo thành các hình hoa văn do các vị trí nằm nghiêng của chân lông ở da.
Siêu âm
Thai nhi tăng thêm cân và chiếm thêm chỗ trong tử cung. Một tay đã hình thành trọn vẹn, một bàn tay và một bả vai tựa sát vào đầu.
Vế sự phát triển của thai nhi
Đến cuối tháng của giai đoạn này thì chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi là 25 cm và cân nặng dưới 1 kg.
Em bé của bạn
Thai nhi tiếp tục tăng trưởng chậm nhưng đều đặn. Nếu sinh vào lúc này thì bé có ít cơ may sống sót.
Phổi
Các phế nang phát triển nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn.
Não bộ
Sóng thần kinh não bộ lúc này hoạt động cũng giống như sóng thần kinh não bộ của bé sơ sinh đủ tháng. Nguồn gốc cuả các sóng thần kinh này đựoc cho là phát xuất từ vỏ não, là phần phát triển mạnh nhất của não bộ. Bây giờ thai nhi cũng đã bắt đầu phát triển các mô hình ngủ và thức.
Đối với bà mẹ
Lúc này của động thai nhi đã rõ ràng, hằng ngày bạn đều có thể cảm nhận được. Ví dụ như khi thai máy, bạn sẽ hay bị giật mình.
Trọng lượng
Bạn sẽ lên cân mỗi tuần khoảng 0,5kg. Nếu bạn trông hãy còn nhỏ so với thời gian mang thai thì bạn chớ nên lo lắng. Kích thước của bạn còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thể tạng, tầm vóc và khối lượng dịch ối chứa bên trong cơ thể bạn. Điều quan trọng chính là kích thước của thai nhi đang phát triển mà bạn cần thêo dõi bằng siêu âm.
Đau nhức
Thai nhi tăng trưởng kéo theo sự phát triển của tử cung lên phía trên, áp sát vào khoang ngực, nâng nó lên khoảng 5 cm và đẩy các xương sườn phía dưới ra bên ngoài. Điều này khiến bạn thấy đau bẹ sườn và vì lúc này thai nhi bắt đầu ép mạnh lên dạ dày, khiến cho bạn thường hay bị táo bón và ợ chua. Cơ của tử cung quá căng cũng gây cho bạn đau xóc hông dưới vùng bụng.