Thai nhi khi nào có tim thai và sự hình thành của tim thai là thế nào?

Bạn biết không, trong khi các bộ phận khác của phôi vẫn chưa hình thành thì tim thai đã xuất hiện.

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. 

- Ở tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.

- Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.

- Đến tuần thứ 7: Tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải.
 


- Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.

- Vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện.

- Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.
 


Ngày thứ 24: Phôi thai chưa có khung xương nhưng đã có một trái tim.


- Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 - 160 lần/ phút, nhưng khi "bé" cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường.