Thai nhi khi nào có tim thai và sự phát triển của thai nhi

Mang thai tuần thứ 5 là thời điểm quan trọng bởi thai nhi đang hình thành hình hài. Do đó, bạn cần chú ý để bảo vệ sức khỏe cho bé phát triển tốt.

1. Sự phát triển của thai nhi

Mang thai tuần thứ 5, các bộ phận ở đầu bé bắt đầu hình thành. Đầu bé to với những đốm sẫm ở mắt và lỗ mũi. Lõm nhỏ hai bên đầu chính là chỗ tai bé hình thành. Tay chân của bé giờ chỉ nhỏ nhỏ như những chồi non đang nhú lên. Nhịp tim của bé khoảng từ 100 đến 160 lần/phút, nhanh gần gấp đôi nhịp tim của người trưởng thành. 

Máu cũng bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Những chồi mô hình thành nên phổi và ruột bé bắt đầu phát triển. Một số phần còn lại của não bộ, tuyến yên, cơ bắp và xương cũng đang dần hình thành. Bé lúc này chỉ có kích thước như một hạt đậu nhỏ.

2. Tình trạng cơ thể bạn

Thai nhi chính thức đã được 3 tuần tuổi, bạn cũng đã ngừng kinh nguyệt. Nếu nghi ngờ về việc mang thai thì bạn có thể thử ngay tại nhà. Nếu gia đình đang sốt ruột có thành viên mới thì bạn có thể tới bệnh viện tiến hành xét nghiệm máu. Nhưng để chắc chắn nhất, bạn nên đợi thêm vài tuần nữa đi siêu âm và có kết quả chính xác.

Bạn cũng sẽ cảm thấy một số thay đổi trong cơ thể mình như ngực căng và đau do tuyến sữa bắt đầu phát triển. Đồng thời, phôi thai dần phát triển, đè lên bàng quang khiến bạn buồn đi tiểu nhiều lần. Buổi sáng thức dậy, bạn có thể thấy buồn nôn và hiện tượng này sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong vài tuần tới.

Thời điểm mang thai tuần thứ 5, phôi thai chưa được cấy vào tử cung nên nếu bạn lỡ uống một ly rượu cũng đừng quá lo lắng. Nhưng trong suốt thai kỳ, bạn nên tránh các chất cồn, chất kích thích và tránh xa thuốc lá. Nếu nghén khiến bạn chán ăn thì có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, uống nhiều nước, ăn những thực phẩm dễ tiêu…

Khi nghi ngờ mình có thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn bổ sung các chất cần thiết như axit folic và vitamin. Các thực phẩm bạn ăn hằng ngày có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng nên bạn nên bổ sung các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, axit folic. Canxi tốt cho xương và răng của bé. Còn axit folic có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu, cung cấp oxy trong máu.

3. Một số lưu ý quan trọng

Bạn nên lập cho mình một kế hoạch luyện tập vừa sức để chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai. Cơ thể bạn cần phải vững chắc hơn và có thể chống lại những khó chịu trong suốt thai kỳ. Hơn nữa, tập luyện sẽ giúp bạn nhiều hơn trong quá trình “vượt cạn” sau này.

Bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc bơi lội. Đây là hai môn thể dục tốt cho bà bầu. Đừng quên có người hướng dẫn bạn nhé.

Bạn cũng cần chuẩn bị dần đồ thai sản. Để tránh lãng phí, bạn nên tham khảo các chị em, bạn bè để được tư vấn lựa đồ. Bạn nên lựa chọn chất liệu mềm, nhẹ nhàng, rộng rãi vì cân nặng của bạn có thể sẽ thay đổi lớn trong thời gian tới đấy.

Nếu gia đình bạn đã có con trước đó rồi, bạn cần chuẩn bị tinh thần cho anh/chị của bé nhé. Điều này rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng tới nhân cách và tâm trạng của con bạn. Bạn có thể hỏi han, gợi ý về việc sắp làm anh/chị của chúng và giúp chúng có tâm lý sẵn sàng để đón thành viên mới trong gia đình.