Thực phẩm làm co bóp cổ tử cung không có lợi cho thai nhi
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Top 8 loại thực phẩm gây ngộ độc thai nhi mẹ bầu nên tuyệt đối tránh
Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu. Với vị trí ngôi trước này, quá trình chuyển dạ sẽ nhanh và đơn giản nhất. Hiểu nôm na là khi đầu bé quay xuống thì gọi là thai thuận, khả năng đẻ thường rất cao còn không bạn sẽ phải mổ đẻ.
Nhưng có nhiều thai phụ khi ở tuần thứ 35 - 36 mà thai vẫn chưa chịu xoay ngôi thai. Đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều bà mẹ trẻ. Bạn cứ tưởng tượng mà xem ngày xưa khi y học vẫn còn lạc hậu bác sĩ còn bắt mạch hoặc nghe tim thai bằng ống nghe (mình nghe mẹ mình kể lại như vậy) nhưng tại sao các bà các mẹ chẳng mấy khi đẻ khó mà cứ 'sòn sòn' ra năm bảy con, đôi khi chưa kịp đến trạm xá đã đẻ rơi rồi ấy chứ. Sở dĩ các mẹ đẻ dễ vì phải vận động nhiều. Một ngày phải mấy giờ đi bộ ra ngoài đồng rồi chổng mông lên cấy với gặt và tất nhiên khi bé nằm trong bụng cũng sẽ được hoạt động nhiều theo mẹ rồi.
Còn chúng ta thì sao? Hết ở nhà rồi ở công ty, bạn chỉ phải ngồi làm việc miệt mài bên máy tính. Chỉ toàn ngồi là ngồi, có đôi lúc bạn đứng dậy đi lại trong phòng cho thoải mái nhưng cũng không thể bù lại được thời gian bạn ngồi làm việc. Ngồi đến ê cả mông ấy chứ. Đó cũng là nguyên nhân tại sao mấy bà bầu trẻ ngày nay cứ hễ đi kiểm tra ở giai đoạn cuối thai kỳ mà vẫn thấy em bé trong bụng chưa chịu xoay đầu. Bạn biết vì sao mình lại nói vậy không? Có một nguyên nhân gây ra hiện tượng thai ngược đó là tại chị em khi mang bầu không chịu vận động nên em bé trong bụng cũng không được vận động nhiều.
Mình kể cho các bạn nghe một chuyện mà mình vô tình nghe được ở bệnh viện phụ sản khi đi kiểm tra sức khỏe nhé. Chuyện là thế này, có một em đến kiểm tra và xin tư vấn khi cầm trên tay tờ giấy kết quả báo khả năng phải mổ đẻ vì thai ngược khi ở tuần thứ 36. Em đó nước mắt ngắn dài bảo chị y tá xem có cách nào giúp không vì đẻ mổ nhà không có kinh tế do kinh phí rất tốn kém rồi sợ chồng chê là không biết đẻ nên cứ ngồi thút thít mãi…
Chị y tá chẳng biết khuyên thế nào nhưng cũng chỉ động viên bảo em đó chịu khó đi bộ nhiều vào, rồi tối tối cứ chống hai tay xuống giường rồi chổng mông lên trời khoảng 5 -10 phút. Đó là kinh nghiệm chị được một số người lớn tuổi khuyên nhằm giúp thai xoay đầu dễ dàng…
Khi tôi đang đứng chờ làm thủ tục nhập viện để sinh bé thì gặp lại em đó đang bế con xuất viện. Tôi hỏi thì em đó cười tươi khoe em sinh thường chị ạ. May mà có bí kíp của chị y tá, em về luyện tập nhẹ nhàng như chị hướng dẫn nên trong tuần cuối thai xoay rồi. Có mỗi tuần đó thôi mà cứ hễ hôm nào tập thì cả nhà em được bữa cười đau cả bụng vì cái bài chống đẩy mông của em đấy, nhiều lúc em còn thấy bé trong bụng cũng trồi lên trồi xuống như cùng tập ấy.
Thực tình việc đi lại, hoạt động nhẹ trong những tuần cuối sẽ giúp sản phụ cảm thấy thoải mái, giảm bớt áp lực chờ đợi, cũng như tạo điều kiện cho bé vận động, lựa chọn được vị trí và hướng thích hợp nhất để đi vào đường sinh của mẹ. Vì vậy dù mẹo chống hai tay lên giường rồi chổng mông lên trời không có cơ sở khoa học lắm nhưng mẹo các cụ truyền miệng từ đời này qua đời khác luôn có mặt lợi chứ chẳng bao giờ gây hại tý nào. Để ra 5 -10 phút cho bài tập thể dục mỗi ngày mà sinh ra được một em bé khỏe mạnh dễ dàng tội gì không thử phải không bạn?
Kinh nghiệm chia sẻ của mẹ Hip