trên bệnh nhân ung thư
ThS.BS. Quan Vân Hùng
Viện Y dược học dân tộc TP.HCM
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu phong phú từ cây cỏ, động vật để làm thuốc chữa bệnh và phòng bệnh cho mình. Song song với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vốn kiến thức y học dân tộc nói chung và kinh nghiệm trong việc sử dụng các vị thuốc nói riêng đã được tích lũy. Nhung hươu nai được xem là một vị thuốc quý xếp thứ hai sau nhân sâm trong tứ bảo của thuốc y học cổ truyền: Sâm Nhung Quế Phụ, có tác dụng tăng sức cơ thể, giảm sự mệt mỏi, nâng cao sức làm việc. Theo Đỗ Tất Lợi Nhung hưu có tác dụng sinh tinh bổ tủy ích huyết, có người còn cho nhung nai tốt hơn “nhung hươu” (sạch “Thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” NXV khoa học kỹ thuật, tập 1). Trong đó tác dụng bổ máu tăng hồng cầu thường được nhấn mạnh trong các tài liệu y học và cả trong y học dân gian mà cơ chế là Lộc Nhung có khả năng kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu rất mạnh ngay cả khi suy tủy xương mắc phải do nhiễm độc, hóa chất… Nhân có 1 số bệnh nhân ung thư bị thiếu máu sau hóa trị có yêu cầu y học cổ truyền điều trị hỗ trợ điều trị phục hồi sức khỏe và Nhung nai là 1 trong các phương tiện phục vụ yêu cầu bổ máu, được đánh giá kết quả qua đề tài “THĂM DÒ TÁC DỤNG BỔ HUYẾT CỦA NHUNG NAI TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ”
2. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác dụng của nhung nai trong điều trị chứng thiếu máu trên bệnh nhân ung thư sau hóa trị..
2. Mục tiêu chuyên biệt:
- Đánh giá tác dụng lâm sàng của bột nhung nai trên chứng thiếu máu của bệnh nhân ung thư sau hóa trị.
- Đánh giá cận lâm sàng của bột nhung nai trên chứng thiếu máu của bệnh nhân ung thư sau hóa trị.
3. TỔNG QUAN
Nhung nai:
Tên khoa học: Cornu cervi parvum
Mô tả: Nhung nai là sừng non mới mọc, ngắn từ 5 – 10 cm, mềm chưa phân nhánh, mịn có lông tơ, bóng, màu vàng hồng hặoc nâu, chứa rất nhiều mạch máu. Sừng non bắt đầu phân nhánh được gọi là nhung yên ngựa.
Thành phần hóa học: Nhung nai chứa 52,2% protide, 2,5% lipide, chất keo gelatin, muối khoáng 34% (calcium, sắt, magnesium, v.v…), chất đạm, và 1 chất nội tiết gọi là lộc nhung tinh.
Tác dụng dược lý: Nhung nai có vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc vào kinh can thận tâm, có tác dụng bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, làm mạnh gân xương, làm giảm hiện tượng mệt mỏi lao lực.
Công dụng liều dùng: Nhung nai chữa suy nhược thần kinh hen suyễn, di tinh, ù tai, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể. Thường dùng dưới dạng bột, viên hay ngâm rượu với liều dùng uống 1-3g (dạng bột)/ngày chia 2-3 lần. Tinh chất nhung hưu được pha chế thành rượu, hoặc viên gọi là Pantocrin, ngày dùng 2-4 viên/ngày trước khi ăn chia 2-3 lần, dùng trong 15-30 ngày. Tác dụng rõ rệt trên lâm sàng ngay sau dùng 7 ngày. Người Nhật cũng dùng lộc nhung dưới dạng viên tên gọi Rulodin để điều trị rối loạn về sinh lý ở nam giới. Người dùng nhung hươu nai thấy sảng khoái, khỏe mạnh, ăn nhiều, ngủ tốt. Không được dùng hươu nai trong trường hợp cao huyết áp, đái đường, sơ cứng mạch máu
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không lô chứng (giai đoạn 1)
- Dân số nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân ung thư sau hay đang hóa trị có thiếu máu (so sánh trước khi hóa trị)
- Mẫu nghiên cứu: 30 bệnh nhân
- Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên đơn thuần 30 bệnh nhân ung thư sau hóa trị đến khám có các triệu chứng thiếu máu – suy nhược cơ thể (so sánh trước khi hóa trị, thể đương hư, huyết hư).
* Tiêu chuẩn chọn = : Bệnh nhân có các triệu chứng
+ Chứng dương hư
- Mệt mỏi
- Sợ lạnh
- Đau lưng
- Di tinh, liệt dương
Có ¾ triệu chứng trên sẽ được chọn
+ Chứng huyết hư (thiếu máu)
- Xanh xao
- Chóng mặt
- Hồi hộp
- Mạch nhanh
- Tiếng thổi tâm thu cơ năng ở mỏm tim
- Hemoglobin (Hb) < 12g/dl. Hematocrit (Hct) < 35%. Hồng cầu ngoại biên (HC)< 3,8 triệu/mm3.
Nếu có 2/3 triệu chứng cận lâm sàng, hoặc có 1/3 triệu chứng cận lâm sàng trên và 3/5 triệu chứng lâm sàng của huyết hư sẽ được chọn.
Bệnh nhân phải tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu, không dùng bất cứ loại thuốc nào kèm theo (nhất là các thuốc bổ đông tây y khác như sâm… các loại vitamin B12. Các thuốc kích thích tủy xương như EPREX…) mà không có sự đồng ý của nhóm nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại:
- Không tuân thủ chế độ điều trị, uống thuốc, bỏ ngang điều trị (dưới 7 ngày)
- Có triệu chứng âm hư.
- Hemoglobin < 7g/dl
1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Sinh hiệu:
* Mạch - Huyết áp: Tất cả trong giới hạn bình thường trước và sau điều trị không thay đổi.
2. Hematocrit (Hct):
Bảng 3: Sự thay đổi Hct của bệnh nhân sau điều trị
Hct | Số bệnh nhân | Tỷ lệ |
Tăng | 18 | |
Giảm | 1 | 90% |
Không thay đổi | 1 |
Giá trị trung bình | Trước | Sau | P |
Hct | 28,125% | 29,685% | 0,001 |
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều tăng Hct (90%), sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
3. Số lượng hồng cầu (HC)
Bảng 4: Sự thay đổi HC của bệnh nhân sau điều trị
HC | Số bệnh nhân | Tỷ lệ | |
Tăng | 17 | 85% | |
Giảm | 2 | 10 | |
Không thay đổi | 1 | 5 | |
Giá trị trung bình | Trước | Sau | P |
HC (triệu) | 3,4945 | 3,7075 | 0,006 |
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều tăng HC (85%), sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (P < 0.05)
4. Huyết sắc tố (Hb)
Bảng 5: Sự thay đổi Hb của bệnh nhân sau điều trị
HB | Số bệnh nhân | Tỷ lệ | |
Tăng | 14 | 70% | |
Giảm | 3 | 15 | |
Không thay đổi | 3 | 15 | |
Giá trị trung bình | Trước | Sau | P |
HB (g) | 9,095 | 9,405 | 0,04 |
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều tăng Hct (70%), sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
2. CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG
Bảng 6: Sự thay đổi các rối loạn chức năng sau điều trị
Triệu chứng | Số bệnh nhân | Có cải thiện | Tỷ lệ % | P |
Chóng mặt | 20 | 16 | 80% | < 0,05 |
Hồi hộp | 20 | 16 | 80% | < 0,05 |
Yếu mệt | 20 | 18 | 90% | < 0,05 |
Sợ Lạnh | 13 | 10 | 76,9% | < 0,05 |
Đau lưng | 10 | 7 | 70% | < 0,05 |
Nhận xét: Các rối loạn chức năng do dương hư và huyết hư đều có cải thiện khá tốt sau 1 đợt dùng Nhung nai.
Các xét nghiệm khác: Không thay đổi
Tác dụng phụ: chưa phát hiện
BÀN LUẬN
1/ Tình trạng thiếu máu được cải thiện trên đại đa số bệnh nhân (P <0,05) đã chứng minh kinh nghiệm của Y học cổ truyền trong giải quyết tình trạng thiếu máu do suy tủy xương mắc phải. Các hoạt chất sinh học trong nhung nai đã kích thích tủy xương bị suy yếu vì nhiễm độc hóa chất…, tái hoạt động sản xuất hồng cầu 1 cách nhanh chóng (10 ngày). Y học hiện đại, để giải quyết tình trạng này, cũng có thuốc kích thích tạo hồng cầu (Eprex…) nhưng thuốc rất mắc tiền (> 1,5 triệu/liều) lại phải nhập ngoại tốn nhiều ngoại tệ, còn Nhung nai là nguyên liệu có sẵn trong nước, dễ tìm, bào chế đơn giản, rẻ tiến, phù hợp cho bệnh nhân có thu nhập thấp (1 liệu trình 10 ngày tốn 360.000đ), hơn thế nữa Nhung nai, ngoài tác dụng bổ máu được nghiên cứu trong đề tài này, còn là 1 vị thuốc bổ cao cấp có nhiều tác dụng quý giá khác.
2/ Trong 13 bệnh nhân được sơ kết, có 1 bệnh nhân không đạt hiệu quả. Đây là 1 ca ung thư thận, đã phẫu thuật cắt bỏ 1 quả thận và tiếp theo 1 đợt hóa trị, bệnh nhân đến Viện YHDT xin được điều trị hỗ trợ sức khỏe trong tình trạng suy kiệt, rất gầy ốm xanh xao, đau liên tục hông phải, nhức mỏi yếu 2 chân… Nguyên nhân thất bại phải chăng là Nhung nai chỉ phát huy tác dụng nếu có đầy đủ Erthropoietin, là 1 kích tố có nhiều trong thận, mà bệnh nhân này chỉ còn 1 quả thận!
3/ Các rối loạn chức năng liên quan đến thiếu máu đều được cải thiện khá tốt: chóng mặt, giảm hồi hộp, có cảm giác khỏe hơn, bớt sợ lạnh ít đau lưng hơn. Ngoài ra ăn ngủ khá hơn.
4/ Kết quả đợt nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo, giá trị khoa học chưa cao vì:
* Mẫu nhỏ: 20 ca
* Chưa có lô chứng
* Chưa đánh giá ảnh hưởng của Nhung nai trên các chức năng gan - thận
* Chưa theo dõi tác dụng lâu dài của Nhung nai trên huyết đồ (bệnh nhân không tái khám vì nhiều lý do)
5/ Đề tài sẽ tiếp tục với mẫu lớn hơn.
KẾT LUẬN
Nhung Nai là 1 trong tứ bảo, 4 dược liệu quý nhất đứng đầu bảng các vị thuốc (Sâm-Nhung-Quế-Phụ), được dùng dưới dạng bột để cải thiện tình trạng thiếu máu trên bệnh nhân ung thư sau hóa trị, đã cho kết quả bước đầu đáng khích lệ (P<0,05), dự định của nhóm nghiên cứu là sẽ tiếp tục công trình này trên 1 mẫu bệnh nhân lớn hơn để khẳng định khả năng hỗ trợ điều trị của y học cổ truyền trong trận tuyến phòng chống bệnh ung thư.
Tài liệu tham khảo
1. Đõ Tất lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc VN, tr,920, NXBYT
2. Trương Thìn, 1985, Thực hành châm cứu luận trị,
3. Y học cổ truyền, Trường đại học y HN, Bộ môn y học cổ truyền dân tộc, tr,403
4. Bài giảng Y lý cổ truyền, Trường ĐHYD, TP.HCM, 1997
5. Cách tiến hành công trình nghiên cứu khoa học, NXB Y học HN 1997
Trích Kỷ yếu các công trình NCKH Viện YDHDT TP.HCM năm 2006
trích từ (/www.medinet.hochiminhcity.gov.vn)
CỬA HÀNG HƯƠU SAO
Địa chỉ: 01 Hòa Hưng, phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Điện Thoại: (08) 38.625.553 DĐ: 0986.741.579
Website:www.samnhung.net Email:huousao@gmail.com
(Ngay ngã 3 Hòa Hưng + CMT8, kề bên số 375 CMT8, cách Câu Lạc Bộ Lan Anh 100m)