Thịt chó có tính hàn hay nóng?

Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.

 

THỊT CHÓ CÓ TÍNH NÓNG, LÀ VỊ THUỐC TỐT CHO NGƯỜI CÓ MÁU HÀN
 

Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.

Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử: Thịt chó 500g - 1kg (làm sạch, thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều để 15 phút, thêm nước nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết, đau lưng, mỏi gối lạnh chi thể...), người cao tuổi cơ thể suy nhược.Một số món ăn, bài thuốc từ thịt chó

Cháo thịt chó đậu hạt: Thịt chó 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt nấu hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.

Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.

Thịt chó hầm đậu đen: Thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 - 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.

Ngoài thịt chó, các bộ phận khác như xương, mỡ, óc, tinh hoàn của chó đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh

Xương chó (cẩu cốt): Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét.

- Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.

- Cao ngũ cốt: Xương chó kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
 
 
Mỡ chó vị ngọt tính mát

Dương vật và tinh hoàn của chó: Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 - 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.

Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): Vị ngọt mặn, tính bình; có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 - 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác.

Óc chó: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.

Mỡ chó: Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó. Bôi hàng ngày chữa bỏng.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người sau các bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng.

Trời nóng có nên ăn thịt chó?

Vào những ngày nắng nóng chỉ cần ăn một vài múi mít, sầu riêng hay ăn thịt chó, bạn sẽ thấy cơ thể nóng rực khó chịu. Đây là các thực phẩm có tính dương mạnh, nếu ăn vào mùa hè dễ làm cho cơ thể mắc bệnh.

- Theo các nhà dinh dưỡng, nguyên tắc ăn uống trong mùa nóng là nên ăn đủ chất nhưng hạn chế các chất béo và các chất cung cấp nhiều năng lượng, nên tăng cường rau quả và các loại nước.

- Trong Đông y, mùa hè được coi là có dương khí vượng vì vậy trong ăn uống phải đảm bảo cân bằng âm dương. Nên ăn những loại thực phẩm có tính âm, mát như thịt vịt, thịt trâu, bí xanh, rau cải... Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, mùa nóng, nên kiêng các thực phẩm có tính dương mạnh như thịt chó, thịt dê, thịt cừu, mỡ lợn, các gia vị như hành hẹ, tỏi, ớt, các loại quả như mít, sầu riêng, nhãn, ổi cũng nên hạn chế.

-  Thịt chó có tính nóng, không độc, có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, được sử dụng để phòng chữa bệnh do dương hư, do đó không nên dùng làm thức ăn hàng ngày như các loại thịt khác. Đây cũng không phải là món ăn thích hợp cho những người cơ thể hay bị nóng, táo bón, nóng nảy, khó ngủ. Những người cao huyết áp hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này. Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn.

- Theo Tây y, thực phẩm nóng là những loại sinh năng lượng cao. Ví dụ, theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, trong 100g thịt chó cung cấp 338Kcal, mỡ lợn là 394Kcal, trong khi thịt bò chỉ cung cấp 118Kcal, thịt gà là 199kcal.

- Một số loại trái cây được coi là có dương tính mạnh như nhãn, xoài, mít, mãng cầu, sầu riêng... Đây là những loại quả ngon của mùa hè, vì vậy cũng khó mà bỏ qua được tuy nhiên có thể ăn vừa phải và nên kết hợp với một số loại quả mát như chôm chôm, thanh long...

- Để đảm bảo sức khỏe, mùa nóng người nội trợ cũng nên biết cách chế biến các món ăn phù hợp với thời tiết. Ví dụ, nên tăng cường các món nhiều nước như canh rau, các món luộc, các món ăn chua như cà muối, dưa muối, nộm canh chua...

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT CHÓ

Thường những người thích ăn thịt chó ít quan tâm đến một điều quan trọng là “tính nóng” của nó. Về phương diện dưỡng sinh, thịt chó chỉ nên dùng để phòng chữa bệnh do dương hư, không nên dùng làm thức ăn bình thường hằng ngày như các loại thịt khác. Nếu phải ăn để phòng chữa bệnh thì cũng không nên dùng thường xuyên bởi cơ thể con người dương thường dư, âm thường thiếu.
Ăn thịt chó - nên và không nên...

Thịt chó không phải là món ăn thích hợp cho những người kém chịu nóng, táo bón, khó ngủ. Những người cao huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này.

Thịt chó tốt cho những người thường cảm thấy lạnh tay chân, ít chịu được lạnh, thích ăn uống nóng, dễ đi ngoài lỏng, hắt hơi sổ mũi, ho hen do lạnh, liệt dương do dương hư hoặc tỳ thận lưỡng hư. Trẻ con, người lớn bị bệnh đái dầm cũng có thể ăn món này.

Nên hạn chế thịt chó với những người ít chịu được nóng bức, thích ăn uống nguội lạnh, hay uống nước, thích quạt, táo bón, ăn không tiêu, tiểu sẻn đỏ, khó ngủ, nóng nảy, tăng huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt. Những người bị ung thư, bệnh tim mạch, người còn “trai trẻ xa nhà”, mới ốm dậy... cũng không nên ăn.

Ăn thịt chó nên chọn hôm mưa, lạnh, mùa thu đông vì sẽ thấy ấm, ngon và có lợi hơn.

Ăn thịt chó có màu lông gì thì tốt?

Cho đến thời điểm này, có rất nhiều ý kiến khác nhau về kinh nghiệm phòng chữa bệnh bằng “liệu pháp mộc tồn”. Nhưng có một điểm tương đối thống nhất, đó là chọn chó lông vàng tuyền.

Có ý kiến cho rằng nên chọn theo thuyết ngũ hành: vàng bổ tỳ, đen bổ thận, trắng bổ phế. Dân gian còn xếp thứ tự: “nhất vàng, nhị đen, tam đốm”; hoặc “nhất vện, nhị vàng, tam khoang, tứ mực, gặp lúc cùng cực, mới xực chó trắng”. Còn câu “nhất trắng nhị vàng tam khoang tứ đốm” là để chọn chó khôn nuôi giữ nhà.

Sau thịt, nên ăn món dồi. Dồi làm bằng tiết trộn nước riềng, đậu xanh, lạc, gạo nếp, rau thơm và gia vị. Các thành phần này có tác dụng bổ âm huyết, làm bổ tâm, yên ngũ tạng, dùng tốt trong trường hợp cảm lạnh có sốt phát cuồng, nói nhảm.

Có sách hướng dẫn khi ăn thịt chó, nếu bỏ mỡ và da thì lành hơn, có lẽ để bớt nóng. Xét về phương diện chữa bệnh, hầu hết các bộ phận của chó đều có ích. Trong Đông y có rượu tam cường gồm bầu dục chó 2 quả, tinh hoàn chó đen 2 quả, dương vật chó đen 1-2 cái, cùng với 20 vị thuốc bổ thực vật chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tinh trùng ít và yếu.

Các gia vị ăn kèm thịt chó cũng có tác dụng phối hợp chữa bệnh. Riềng giúp cho thịt dễ tiêu hóa, tránh đầy hơi, giúp tráng dương, diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột. Củ sả cũng có công dụng tương tự. Lá mơ lông phòng tránh rối loạn tiêu hóa.
 

Thịt chó có tốt cho sức khỏe?
 

"Tôi rất hay ăn thịt chó. Gần đây, có người bảo việc ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ gây mất ngủ và không tốt cho sức khỏe; lại có người bảo thịt chó có tác dụng chữa bệnh. Vậy thực hư ra sao?".

Trả lời:

Theo Đông y, con chó cho các vị thuốc như cẩu nhục (thịt), cẩu thận (dương vật và tinh hoàn), cẩu bảo (sỏi trong dạ dày chó có bệnh).

Thịt chó vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, yên ngũ tạng.

Cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương, ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mềm yếu (những người âm hư, có nhiệt không dùng được). Ngày dùng 4-12 g dưới dạng bột hoàn thành viên hay ngâm rượu.

Cẩu bảo vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng hạ khí nghịch (nghẹn) khai uất kết, giải độc, dùng chữa nghẹn, mụn nhọt, nôn mửa, nấc. Ngày dùng 0,3 đến 2 g dưới dạng bột hoặc nước sắc.

Về việc thịt chó gây mất ngủ và có hại cho sức khỏe thì từ trước đến nay tôi chưa thấy tài liệu nào nói đến.

Những thứ nên kiêng khi ăn thịt chó

Hỏi: Quê tôi rất hay ăn thịt chó, xin hỏi khi ăn thịt chó nên kiêng những gì? Nguyễn Bá Trọng (Vân Đình, Hà Nội).

 

Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Việt Nam trả lời: Thịt chó giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên khi sử dụng nên kiêng một số thực phẩm.

Cụ thể: 

- Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.

- Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ.

- Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.

Ngoài ra, trong dân gian còn có quan niệm ăn thịt chó không nên uống nước chè bởi sinh ra độc tố, lâu dần sẽ gây ung thư. Vấn đề này thực hư thế nào còn phải nghiên cứu. Theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà chè lại có vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein (chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau, gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên vừa ăn thịt chó vừa uống nước chè.

 

 

Thịt chó - Vị thuốc bổ

Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn.

 

Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.


CÁCH CHẾ BIẾN MÓN THỊT CHÓ NGON MIỆNG
 

Muốn làm bữa tiệc thịt chó cho chu đáo, cần phải sửa soạn các phương tiện từ trước cũng như mua sắm các đồ gia vị và để sẵn sàng ngay tại chỗ xả thịt.

ĐỒ DÙNG : 3 nồi nhỏ, 3 nồi vừa, 2 nồi to, 1 chảo đất, 1 chảo gang, 1 thớt to, 1 dao phay, 1 dao chặt, vỉ nướng, rơm, than củi, cối đá, rổ rá.

GIA VỊ : Riềng, mẻ, mắm tôm, nước mắm, muối, hành sống, sả, lá na, lá bí đao, lá lốt, lá mơ, lá đài bi (còn gọi là cúc tần), húng quế, lá ổi non, húng lìu, chanh ớt, vừng, đậu xanh, mỡ nước, thịt lợn nạc, mỡ lợn sống, dầu ăn.

1. Món dồi

Tiệc thịt chó không thể thiếu món dồi và nhựa mận.

Tất cả khúc ruột non, ruột già phải “lộn lèo” để rửa sạch sẽ bằng muối. Nhớ đừng cắt dạ dày rời cuống ruột non, vì sẽ dùng dạ dày để dồn nhân vào ruột cho dễ dàng.

Nhân dồi có những gia vị sau :

- 2 nắm lá mơ

- 2 nắm lá đài bi

- 100 gr đậu xanh rang chín, giã nát

- 1 thìa mắm tôm

- 1 thìa mẻ

- 1 chút riềng

- 1 thìa nước mắm

- 1 lít mỡ lợn sống và mỡ chó

Tất cả các gia vị trên cho vào chậu thau nhỏ trộn nhuyễn và dồi vào khúc ruột non. Nên cho vào 3,4 thìa thịt luộc để khi tuốt nhân chứa từ dạ dày xuống được trơn tru. Trước khi dồn nhân, lấy dây buộc chặt khúc cuối ruột, và buộc đầu dạ dày sau khi đã nhồi nhân xong.

Cho vào nồi luộc chín. Khoảng 30 phút sau dùng một chiếc đũa tre vót nhọn, đâm sâu vào đầu, giữa, đuôi khúc dồi, cốt ý để xả hơi làm cho nhân dồi nở, chặt. Vớt khúc dồi ra để trong rổ cho khô ráo. Trước bữa ăn, cho vào chảo chiên vàng .




Ngày nay, nhiều người không luộc mà nướng dồi trên lò than và cũng có thể nướng bằng rơm.
Thái hơi vát từng khúc dồi bằng đốt ngón tay đặt vào đĩa. Khúc dồi lớn (dạ dày) đặt sát mặt đĩa, khúc dồi nhỏ đặt ở giữa và thái tim gan đặt lên trên.

Xử dụng một đùi sau để làm món thịt luộc. Luộc luôn tim gan, thịt da đầu (lóc trước), lưỡi để làm nhân tiết canh. Nồi luộc phải dùng nồi lớn, cho nhiều nước. Vì nước luộc này sẽ còn dùng cho nhiều món sẽ nói ở sau.

Luộc chừng một giờ thì chín, vớt ra để cho nguội. Riêng thịt đùi đun thêm 30 phút nữa.

Cũng có người không luộc mà hấp thịt, một nồi ba món: lớp dưới cùng là nhựa mận, sau đó đến đồi và trên cùng là thịt hấp. Dồi và thịt hấp chín trước, lấy ra rồi tiếp tục nấu món nhựa mận.

Lưu ý : Thái thịt luộc cần phải dùng con dao phay mỏng lưỡi, sắc bén. Thái mỏng và to bản. Mỗi miếng thịt luộc phải có đủ 3 thành phần : da, mỡ, thịt.

3. Món chả nướng

Lấy một đùi sau và một đùi trước, thái từng miếng nhỏ, cho vào thau và tra các gia vị sau :

- ½ bát riềng đã giã nát

- ½ bát mẻ đã nghiền nát

- 3 thìa mắm tôm

- 1 thìa nước mắm

- 3 cây sả đập dập và thái nhỏ

- 1 chút húng lìu

Trước nhất, vắt nước riềng vào thịt nướng, bóp thật kỹ cho nước riềng thấm vào từng thớ thịt, rồi lần lượt đến mẻ, mắm tôm, bã riềng. Khi tất cả gia vị đã tra xong, cũng cần pahir nhào bóp trong khoảng 5 phút nữa. Lúc đó, thịt đã ngả màu trắng ngà. Trước khi nướng thịt, cho vào 3 thìa tiết, 1 thìa mỡ lợn, 1 nắm húng quế thái nhỏ trộn đều.

Dụng cụ để nướng gồm 1 hoả lò dùng than củi, 1 vỉ nướng, 1 chiếc quạt. Than phải thật hồng. Khi nướng, một tay cầm vỉ, một tay cầm quạt. Vỉ pahir được đảo ngửa sấp liên hồi, cốt ngăn mỡ không chảy nhiều xuống lò than tránh gây ám khói vào thịt. Cần phải quạt luôn, chiều gió quạt từ trên xuống lò, cốt áp đảo ngọn lửa đừng cho cháy thịt. Khi thịt nướng vàng đều, đổ ra thau, quạt vỉ khác.

Thời gian nướng độ 30 phút.


 

4. Chả chiên lá na
Lóc thịt nạc ở 2 bên lườn xương sống, và ở rải rác các khớp xương khác, có thể lấy thêm thịt đùi. Cho thêm 300 gr thịt lợn nạc, băm nhuyễn cùng với gia vị : riềng, mẻ, mắm tôm mỗi thứ 1 thìa, chút muối, chút nước mắm, 5 củ hành ta.

Rửa sạch lá na, lựa lá to (nếu không sẵn lá na thì thay bằng lá lốt). Lá cần phải để cuống dài. Lấy thịt đã băm sẵn to bằng đốt ngón tay, đặt bên trên mặt lá, cuộn tròn cho tới sát cuống lá, lấy một chiếc tăm tre chọc thủng lỗ nhỏ vào giữa khúc chả, ấn cuống lá ngập vào (gói như các bà gói miếng trầu).

Khi chiên chả, cần đổ nhiều mỡ, chờ cho mỡ sôi mới cho chả vào chiên. Chả ngả màu vàng vàng thì vớt ra, chiên mẻ khác.

5. Món chả sườn

Sườn được rọc từng 2 khúc xương một, chặt từng miếng ngắn bằng đốt rưỡi ngón tay. Tra mắm tôm, riềng, mẻ, 1 thìa mỡ lợn, trộn đều cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp đun cho khô, đổ vài ba muôi nước luộc thịt, khi nào thấy sền sệt là được.

Sườn còn dùng để làm món khác nữa, món chả chìa. Món này thay vì xào thì đem nướng, ướp thêm sả, mỗi miêng chả chìa dài bằng cả 1 ngón tay út.

6. Món nhựa mận

Một đùi trước và tất cả các da thịt để làm nhựa mận như thịt bụng, lưng, cổ, xắt từng miếng nhỏ. Cách thức tra gia vị giống như món thịt nướng. Món này, ướp trong thời gian 1 tiếng. Trước khi đem lên bếp đun, cho vào 3 thìa tiết, 3 thìa mỡ lợn, trộn đều.

Khi thấy thịt xào đã khô (nhớ lấy đũa đảo liên hồi phòng thịt khê) lấy nước luộc thịt đổ vào nồi nhựa mận, đổ thừa trên mặt thịt 1 đốt ngón tay. Đun chừng hơn 1 tiếng thì nước và thịt sẽ dẻo và keo lại. Món này cần ăn nóng, vì thế phải tính thời gian cho sát.


 

7. Xáo ninh

Bộ xương sống được chặt rời từng đốt và các xương ống chân chặt từng khúc. Món này cũng được tra gia vị riềng mẻ, mắm tôm, nước mắm, muối.

Sử dụng nồi luộc thịt, sau khi xào xương xong, đổ vào nồi. Ninh chừng 2 tiếng thì thịt nhừ. Tuỳ theo sở thích từng nơi, có thể nấu thêm với măng tươi hoặc măng khô.
Món này cũng để chan bún. Khi múc xáo vào bát, nhớ múc luôn cả những đốt xương sống. Các khúc xương này thịt nhừ và có tuỷ, ăn rất ngon, bùi và ngọt. Món này ăn nóng về cuối bữa tiệc.

8. Món óc

Sau khi lấy cả bộ óc, trộn thêm 100 gr mỡ lợn sống, 100 gr mỡ cầy, đem băm nát với ba củ hành ta và tra nước mắm tôm, nước riềng, nước mẻ (mỗi thứ một thìa cà phê). Xếp lá bí đao thành nhiều lượt rộng bằng 2 bàn tay, đặt trên thớt, đổ óc vào giữa, gói theo hình vuông, buộc chỉ bên ngoài thành chữ thập (như gói bánh chưng).

Một bộ óc có thể làm 2 gói - nếu muốn thêm một vài gói nữa thì băm thêm 200 gr thịt nạc cầy. Gói xong, cho vào nồi nhôm, lấy nước luộc thịt đổ ngập, đậy vung kín và cho lên bếp đun, chừng 30 phút sẽ chín.

Chú ý : Món này ăn đầu tiên, nên lựa thời gian để khi thực khách vào bàn ăn thì vừa chín, ăn nóng mới ngon. Ăn luôn cả lá bí đao bọc ngoài. Lấy dao xẻ trước làm 4 phần.

9. Món tiết canh

Nhân tiết canh gồm thịt da đầu, lưỡi, thái và băm nát, cho một ít húng quế vào băm luôn. Băm xong cho nhân vào từng đĩa có lòng sâu. Mỗi đĩa tuỳ nhân nhiều hay ít,số lượng tiết cũng theo đó mà tăng giảm.

Nhưng thường thường từ 3 đến 4 thìa tiết đổ thêm 5 đến 6 thìa nước lạnh (nước này là nước luộc thịt múc ra trước để cho nguội). Khi đổ nước vào tiết, cần quấy nhanh tay và đổ liền vào đĩa nhân. Chừng ½ phút thì đĩa tiết canh sẽ đông lại. Lấy 5,6 miếng gan đặt lên trên tiết canh theo hình ngôi sao.

Mấy năm gần đây, ít người dùng món tiết canh chó.

Lưu ý : Gặp khi tiết không đông, nên nếm tiết xem có mặn không, nếu tiết mặn đổ thêm chút nước lạnh quấy đều, tiết sẽ đông. Nếu nhận thấy ít nhân, có thể băm thêm một ít ruột cây chuối non, trộn lẫn với nhân thit.

10. Lòng xào

Lấy khúc ruột già, một đoạn ruột non, phổi, 1/3 buồng gan. Tra riềng, mẻ, mắm tôm đem xào khô, vớt ra. Dùng một củ chuối non, thái từng mảng mỏng rồi xắt từng miếng dài to bằng sợi bún, xắt đến đâu ngâm ngay vào chậu nước, nước này được pha vào một thìa mẻ, giữ cho củ chuối được trắng.

Sau khi rửa sạch, cho vào chảo xào chín, đổ vào bát nước luộc thịt. Tra thêm nước mắm, muối, mẻ. 

11. Món tái áp chảo

Thịt ở hai bên ngực (nằm trên 2 bộ sườn) được lóc ra để nguyên mảnh thịt như hình chữ nhật. Đặt lên mặt thớt, lấy một chiếc đũa tre vót nhọn, xâm vào khắp mảnh thịt, lấy nước riềng, nước mẻ, nước mắm tôm rưới vào mảnh thịt cho thấm, thái húng quế sát trên thịt, sau đó đem ướp độ 1 giờ sau thì áp chảo. Đặc biệt món tái áp chảo này phải dùng chảo đất. Phải cho to lửa, khi chảo đã nóng, đặt từng mảnh thịt vào chảo. Lật ngửa lật úp chừng 3 phút là chín tái.

Để nguội, gần đến giờ ăn hãy thái từng miếng nhỏ, mỏng, dài độ 4 cm. Trộn với vừng rang giã dập.

 

(ST)