Thời điểm uống trà tốt nhất để phát huy công dụng

Một chén trà mỗi sáng cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật.

Ai cũng biết, trà xanh có những tác dụng không nhỏ đối với sức khỏe. Một chén trà mỗi sáng có thể hạn chế sự phát triển của căn bệnh ung thư, giúp điều trị căn bệnh tim mạch, giúp lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt... Một chén trà mỗi sáng cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật.











Tác dụng với trẻ nhỏ

Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Với một liều lượng vừa đủ, nước trà cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 - 3 ly (o,5 - 2g trà/ ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất fluoride cho cơ thể.

Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp các em thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da mịn màng hơn.
tra.jpg

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý liều lượng trà mỗi ngày của trẻ. Trẻ càng nhỏ càng phải lưu ý về liều lượng. Uống nhiều nước trà sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể các em tăng lên, tăng gánh nặng cho tim và thận. Uống trà quá đậm, sẽ làm cho trẻ hưng phấn thái quá, nhịp tim tăng nhanh, dẫn đến mất ngủ.

Trà quá đậm có nhiều tannic acid, có thể kết hợp với đản bạch chất trong thức ăn để hình thành tannic acid đản bạch và đông cứng lại sẽ ảnh hưởng sự tiêu hóa và hấp thu, làm giảm sự thèm ăn của trẻ. Nếu cho trẻ sơ sinh uống trà, chất tannic acid trong trà có thể hợp cùng chất sắt, biến thành muối sắt acid không tan trong đường ruột, cơ thể không hấp thu được, làm cho lượng dự trữ của sắt bị giảm, lâu dần sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu.

Tác dụng của trà xanh


Ngoài những tác dụng với trẻ nhỏ như trên, trà xanh có tác dụng tốt với sức khỏe của người lớn. Y học phương Đông và Trung Hoa cho rằng: Trà thuộc tính mát, mùi vị ngọt, bùi và đắng. Có thể giúp tỉnh táo, giải khát, lợi tiểu, tiêu hóa tốt và giải độc... Dưới đây là những tác dụng đáng kể của trà xanh.

Lợi tiểu, giảm huyết áp: Uống trà giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.

Giúp tan mỡ, giảm cân: Trà có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà có thể nâng cao lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường năng lực phân giải mỡ thừa. Những chất hỗn hợp vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình.

Phòng chống bệnh tim: Hợp chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và cholesterol trong máu; vitamin C và P cũng có tác dụng xúc tiến vào bài tiết cholesterol. Caffeine, theophylline và pentoxifylline có trong trà kích thích tim một cách trực tiếp, mở rộng huyết quản, để máu có thể truyền vào tim một cách đầy đủ.

Chống lão hóa: Rất nhiều tư liệu trên thế giới hiện nay đều chứng minh được điều này. Trà có tác dụng chống lão hóa là nhờ vào các chất vitamin và amino acids khác nhau, vì thế uống trà thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B... Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.

Tăng cường khả năng sinh dục: Trà cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 - 30% hợp chất có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Một ví dụ nữa là hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi.

Tác dụng với việc làm đẹp:

Chúng ta đã từng nghe nói rất nhiều đến tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe: phục hồi làn da dưới tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa việc lão hóa đến sớm, làm tăng độ sáng của da, và quan trọng hơn nó còn có tác dụng ngăn ngừa các loại ung thư da... Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng của trà xanh đối với làn da 

 trà xanh đối với làn da




Nghe có vẻ như một liều thuốc thần kỳ, khó mà tin được. Nhưng giá trị những phương thuốc cổ là ở những gì chúng thể hiện, và người sử dụng cũng chẳng thể giải thích nổi lý do.

Các nghiên cứu

Nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai, Hoa Kỳ, cho thấy rằng trà xanh ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trên huyết mạch. Trà xanh từ lâu còn là một thành phần của phương thuốc chữa trị cho những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tim mạch với những kết quả không ngờ.


Cần nói rõ hơn, trà xanh không giúp làm tan mảng bám đã hình thành, nó chỉ có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành mảng bám mới. Bạn cũng không cần phải uống thật nhiều nước trà xanh, vì hiện nay trên thị trường đã có thuốc viên có chứa tinh chất trà xanh.

Trường đại học Y khoa bang Georgia của Hoa Kỳ đã phát hiện ra khả năng tái kích hoạt những tế bào chết, làm tăng nhanh quá trình vi phân những tế bào da mới của catephin là epigallocatechingallate (EGCG). Với nghiên cứu này, có thể tạo nên một công thức giúp chữa lành những căn bệnh về da như bệnh vẩy nến, những vết thương.

Ứng dụng

Khi chữa trị vết thương, nếu những tế bào da bị tổn thương không được thay thế bởi những tế bào da thích hợp, vết thương sẽ để lại sẹo. Nếu EGCG được áp dụng đúng cách và vào đúng chỗ những tế bào đã bị tổn thương, sẽ có tác dụng giúp chúng phục hồi, hình thành những tế bào da khỏe mạnh. Phương cách này được sử dụng cho những nạn nhân bị bỏng.

Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có chứa trà xanh có thể giúp phục hồi làn da bằng cách làm giảm đến mức tối thiểu tác hại của mặt trời. Nó còn giúp đẩy mạnh việc phát triển tế bào mới.


Uống trà không đúng cách gây hại cho sức khỏe


Trà là thức uống quen thuộc, đặc biệt với người Á Đông. Những lợi ích của việc uống trà, nhất là trà xanh, ngày càng được nhiều người biết đến.





Uống trà không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe



Những nghiên cứu gần đây chứng minh ngày càng nhiều lợi ích cho sức khỏe mà trà xanh mang lại. Và rằng, uống trà thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe con người một cách đáng kể. Tuy nhiên, uống trà cũng phải biết cách. Không phải ngẫu nhiên mà nghệ thuật ẩm trà tồn tại lâu đời ở nhiều quốc gia phương Đông, uống trà không chỉ để cảm nhận vị ngon của trà mà còn giữ được những giá trị do trà mang lại. Có một số điều bạn cần đặc biệt chú ý để tránh những bất lợi cho sức khỏe khi uống trà.

 Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng

Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định – lý tưởng là khoảng từ 56 đến 62 độ C. Khi pha ở nhiệt độ cao, trà quá đậm ảnh hưởng đến vị trà, chưa nói việc uống trà quá nóng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bạn. Khi uống quá lạnh, trà được cho là thu hút đờm.

 Vứt bỏ trà hãm quá lâu

Trà cần phải được uống ngay sau khi đã pha. Điều đơn giản bạn dễ dàng nhận thấy là khi đó trà rất thơm và ngon. Sau khi pha một thời gian, màu sắc trà dần sẫm lại, đậm hơn và cũng bị mất hương thơm. Có điều này là bởi trà bắt đầu bị ô-xy hóa, chính vì vậy bạn không bao giờ nên uống trà đã bị bỏ qua đêm. Trà lúc đó không chỉ mất đi các chất dinh dưỡng, mà sau thời gian bỏ quên ngoài không khí, nó đã bắt đầu thu hút vi khuẩn.

 Xem trà giống như chất caffeine

Có một quan niệm sai lầm phổ biến trong nhiều người là coi trà như một chất caffeine. Trà đặc sẽ có caffeine và polyphenol. Caffeine, như chúng ta đều biết, là một chất kích thích mạnh mẽ, "nạp" quá nhiều có thể gây ra mất ngủ và thậm chí cả tim đập nhanh. Polyphenols, mặt khác, có thể kích thích sản xuất rất nhiều axit dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

 Pha trộn thức uống của bạn

Bạn không nên uống trà với rượu. Sự kết hợp này có thể gây hại cho thận và hệ thống bài tiết. Đây là một nguyên nhân của táo bón và thậm chí có thể gây ra vấn đề cho các cơ quan sinh dục - và không ai muốn điều đó.

 Uống trà quá nhiều

Quá nhiều của một điều tốt vẫn có thể gây hại, đó là lý do tại sao bạn không nên uống trà quá nhiều. Theo Hội đồng Trà Vương quốc Anh, một người chỉ nên uống khoảng sáu tách trà mỗi ngày. Uống nhiều trà xanh có thể dẫn đến kết quả là cơ thể không dung nạp caffeine, ngoài ra còn có triệu chứng khó tiêu, bất lợi cho tiêu hóa.

 Uống trà cùng với thuốc

Tránh uống trà cùng với thuốc nếu bạn bị bệnh hoặc bị sốt. Trà có thể tương tác với các thành phần trong các loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu uống trà khi bị bệnh, bạn chỉ nên uống sau khi dùng thuốc hai giờ.

 Uống trà khi đói

Bạn không nên uống trà trong lúc bụng trống rỗng bởi nó gây những ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Ngoài ra, uống trà khi đói dễ làm bạn bị nhiễm lạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.


Uống trà một cách khoa học


Trà có nhiều ưu điểm, nhưng cũng như nhiều sự việc khác, trà không phải là hoàn mỹ, phải tùy theo thời gian, địa điểm và con người. Cần chú ý là, uống trà không phải thích hợp với tất cả mọi người, độ đậm nhạt và lượng trà thì mỗi người đều có sự khác biệt. Vì thế, khi thưởng thức trà hãy nhớ sáu chữ "khoa học, cẩn thận, đúng lượng".

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh. Người cao tuổi bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì nên uống hồng trà.

Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Bởi những người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất. Có báo cáo khoa học cho rằng, người ăn chay uống trà thường xuyên càng dễ bị bệnh thiếu máu và chứng thiếu sắt.

Một trong những lợi ích của việc uống trà thường xuyên là ức chế mỡ tích tụ trong cơ thể, có hiệu quả trong việc phòng chống béo phì, nhưng hỗn hợp hóa chất trong trà sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu đản bạch chất, vì thế uống trà lâu dài rất dễ dẫn đến trở ngại trong việc hấp thu đản bạch chất, đồng thời cũng ức chế sự hấp thu của cơ thể đối với chất calcium và vitamin B. Vì thế, người mà cơ thể quá gầy hoặc có thói quen ăn uống thiếu đản bạch chất, tốt nhất hãy tránh việc uống trà thường xuyên và quá lượng.

Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già. Vì hàm lượng caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thu calcium và làm gia tăng lượng calcium bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.


Uống trà vào lúc nào là thích hợp nhất?

Khi thức dậy nên uống một tách trà. Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp.

Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà. Đản bạch chất trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói. Thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Sau khi ăn mặn nên uống trà. Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà, nhất là loại trà xanh có hàm lượng catechins cao, có thể ức chế sự hình thành những chất dẫn đến ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà. Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.

Người làm việc trong hoàn cảnh bức xạ như công nhân khai thác quặng, bác sĩ, y tá làm việc trong phòng chụp X-quang, người làm việc thường xuyên trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm việc với máy photocopy nên uống trà. Vì những công việc trên ít nhiều tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà thường xuyên có lợi trong việc phòng hộ.

Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà. Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.

Người bị đái tháo đường nên thường xuyên uống trà. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường là đường huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.





Uống trà xanh lúc bầu bí, có an toàn cho thai nhi

Các loại trà tốt cho sức khỏe

Cách pha các loại trà ngon

Chè xanh chữa bệnh

Nghệ thuật thưởng thức trà của người Hà Nội

Nước chè chữa bệnh tiểu đường


(st)

kô nên uống trà khi đói và sau khi thức dậy nên uosng trà có mâu thuẫn kô ah
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Gửi hỏi đáp - bình luận