Thời kỳ mãn kinh - Những thắc mắc thường gặp


Nói một cách chính xác, mãn kinh là từ dùng để chỉ lần có kinh cuối cùng của bạn, nhưng chỉ sau này bạn mới biết được, lúc bạn đã mất kinh được khoảng một năm. Tuổi trung bình của phụ nữ khi mãn kinh là từ 45 đến 55 mặc dù đôi khi cũng có thể là trên 40 hoặc trên 50t tuổ

Những giai đoạn mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh gồm có ba giai đoạn: giai đoạn tiền mãn kinh, lúc bắt đầu có hiện tượng mãn kinh (thường xảy ra ở lứa tuổ trên 40), những kỳ kinh lúc ấy trở nên nhiều hơn hoặc bất thường. Giai đoạn giữa mãn kinh (thường kéo dài vài năm), trước và sau kỳ kinh cuối cùng, khi có các triệu chứng như nóng bừng bắt đầu và rồi các kỳ kinh trở nên càng bất thường hơn. Cuối cùng là giai đoạn hậu mãn kinh, là thời gian còn lại của cuộc đời sau khi bạn đã hết kinh

Có thể biết trước thời kỳ mãn kinh không?

Hầu hết các kỳ kinh đều diễn ra một cách đều đặn. Vài năm trước khi mãn kinh, các kỳ kinh trở nên thât thường, bạn sẽ có kinh vài ba tháng, sau đó không có một hoặc hai tháng rồi lại bắt đầu có lại. Khoảng cách giữa các kỳ kinh trở nên càng lúc càng dài hơn cho đến cuối cùng thì dứt hẳn. Nếu hiện giờ bạn đã 50 tuổi và 6 tháng qua bạn không có kinh, có thể bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh rồi đó

Chúng ta không có cách gì để biết trước kỳ kinh cuối cùng của mình vào kúc nào. Tuổi có kinh lần đầu tiên có thể có y nghĩa quan trọng, bạn càng bắt đầu có kinh sớm bao nhiêu thì bạn sẽ chấm dứt trễ bấy nhiêu. Tuổi mà mẹ bạn mãn kinh cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh của bạn, dù điều này khó chứng minh. Bạn đã có uống thuốc viên ngừa thai hay không và bạn sinh con đầu lòng hay ngườicon cuối vào lúc nào cũng không ảnh hưởng gì đến tuổi mãn kinh của bạn

Hầu như mỗi người trong chúng ta đều có riêng một đồng hồ sinh học trong cơ thể, nó quyết định khi nào chúng ta bắt đầu có kinh và mãn kinh, dẫu một sỗ các yếu tố thể chất khác biệt như dinh dưỡng, hút thuốc, béo phì ... đều có thể làm chậm đi hoặc làm nhanh lên tốc độ của chiếc đồng hồ sinh học ấy

Mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm tự nhiên là thời kỳ mãn kinh diễn ra trước độ tuổi 35. Hiện tượng này rất hiếm, chiếm chưa đến 1% phụ nữ

Giải phẫu cắt buồng trứng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng mãn kinh sớm. Việc giải phẫu này được thực hiện vì một số lý do như có thai ngoài tử cung bị vỡ hoặc ung thư buồng trứng. Phẫu thuật trên là một phần của phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ bao gồm cả buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung. Các yếu tố khác cũng có thể gây ra mãn kinh nhân tạo như điều trị bằng tia xạ (ung thư dạ dày, ung thư vùng chậu,hiếm gặp hơn ở quai bị)

Đối với cả hai tình trạng: Mãn kinh sớm tự nhiên và mãn kinh nhân tạo, phải dùng liệu pháp nội tiết tố thay thế để dập tắt khả năng nảy sinh những vấn đề khó chịu do mất oestrogen quá sớm

Mãn kinh muộn

Còn hành kinh sau tuổi 55 là mãn kinh muôn. Mãn kinh muộn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể bạn tiết ra oestrogen lâu hơn bình thường và theo lý thuyết thì điều này có thể dẫn đến nguy cở nhẹ bị ung thư tử cung và ung thư vú. Bạn có thể tự bảo vệ bằng cách chụp mũ ảnh và khám vùng chậu thường xuyên.

Điều gì có thể xảy ra trong thời kỳ mãn kinh

Nhiều phụ nữ bị những triệu chứng thiếu hụt oestrogen trong thời gian mãn kinh, khi kinh nguyệt giảm đi. Những kỳ kinh trở nên càng lúc càng thất thường và cuối cùng thì dứt hẳn. Trước đây, người ta nói mãn kinh là “ cuộc sồng người phụ nữ thay đổi’ với hàm ý rằng từ đây cuộc sống người phụ nữ sẽ bước sang một nhánh rẽ khác và đang tuột dốc không thể tránh khỏi. Thật ra thì không phải thế. Nhiều phụ nũ ở tuổi này vẫn cảm thấy cuộc sống đầy hứng khởi và tràn đầy niềm vui sống.

Triệu chứng

Triệu chứng không thuộc về thể chất:

  • Trầm cảm
  • Dễ cáu gắt
  • Hay khóc (không kiềm chế được)
  • Mất ham muốn tình dục
  • Mất ngủ

Các triệu chứng thuộc về thể chất:

  • Nóng bừng mặt
  • Vã mồ hôi ban đêm
  • Ngứa tầng sinh môn
  • Viêm âm đạo
  • Đau khi giao hợp
  • Mệt mỏi và yếu sức
  • Đau nhức vì xương mềm

Điều gì gây ra các triệu chứng mãn kinh

Kinh nguyệt sụt giảm chỉ là một triệu chứng song song với sự giảm sản xuất nội tiết tố nữ của cơ thể, đặc biệt là oestrogen. Những gì xảy ra ở tuổi dậy thì khi có kinh lần đầu cùng sự đổi thay về hình dáng của bạn giờ đây lại bắt đầu vì hoạt động của buồng trứng suy giảm, và bạn sẽ không còn rụng trứng nữa. Tất cả các triệu trứng mãn kinh có thể được lý giải bằng nồng độ oestrogen trong máu đang giảm dần

Bạn có nên đi bác sĩ không?

Có đến 3/4 phụ nữ có các triệu chứng mán kinh cần được điều trị và cũng nên được trị liệu. Bạn đừng có gắng chịu đựng. Bạn có quyền sống đoạn đời này theo y mình và nên tham vấn bác sĩ cung như tìm ra phương pháp điều trị. Có nhiều cách tự điều trị để bạn có thể tham khảo và áp dụng theo

Các triệu chứng mãn kinh thông thường nhất là: nóng bừng mặt, ưa đổ mồ hôi ban đêm và khô rát âm đạo. Những điều này dẫn đến các triệu chứng khác, ví dụ như mất ngủ và giảm sút ham muốn tình dục. Tuy thế, nếu bất kỳ một triệu chứng nào gây phiền toái cho bạn, bạn nên di bác sĩ để được thăm khám ngay. Không bao giờ được xem như bình thường nếu bạn thấy ra máu nhiều và đau khi hành kinh, cũng như bỏ qua các trường hợp bị ra máu cục trong thời kỳ mãn kinh

Bác sĩ sẽ làm gì?

Đa số phụ nữ đều vượt qua thời kỳ mãn kinh của mình một cách dễ dàng và không mấy khó khăn. Tuy nhiên với một số người thì thời kỳ này quả thật là rất cam go và vì thái độ không thông cảm của một số bác sĩ nam nên nhiều người đã phải chịu đựng và tự mình chống chọi với những triệu chứng rất khó chịu này mà không được điều trị. Thật ra biện pháp nội tiết tố thay thế hiện nay có khả năng bù đắp việc thiếu hụt oestrogen trong cơ thể và có thể làm mất hẳn đi các triệu chứng. Liệu pháp nội tiết tố thay thế có hiệu quả hơn 90%. Vậy bạn cứ mạnh dạn tìm bác sĩ giúp đỡ nếu việc đó là cần thiết

Bạn cũng có nguy cơ cao về tim mạch như phái nam khi ngưng dùng các nội tiết tố thay thế bảo vệ. Tập thể dục đều đặn cộng với chế độ dinh dưỡng ít chất mỡ và đủ chất bổ dưỡng đa dạng sẽ giúp bạn giảm bớt được nguy cơ. Một số các vấn đề về cảm xúc thì không thể điều trị được đơn thuần bằng liệu pháp nội tiết tố. Bác sĩ có thể cho thuốc an thần và tư vấn để giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn này

Liệu pháp nội tiết tố thay thế

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất cho bạn để ngăn chặn các triệu chứng do mãn kinh gây ra. Nó hoạt động chủ yếu bằng cách thay thế lượng oestrogen và progesterone thiếu hụt

Bạn có thể dụng dạng thuốc viên, các miếng dán trên da; cấy dưới da và dạng kem hoặc viên đặt âm đạo. Ba loại đầu tiên được bác sĩ kê toa cho bạn theo dạng oestrogen và progesterone phối hợp (là một hình thúc tổng hợp progesterone). Bạn sẽ có kinh hàng tháng. Những người đã qua giải phẫu cắt tử cung toàn bộ sẽ dùng liệu pháp nội tiết tố thay thế chỉ có duy nhất oestrogen mà thôi

Thuốc viên phải uống hàng ngày. Loại dán trên da phải thay từ 3 đến 4 ngày 1 lần, loại cấy dưới da thì do bác sĩ làm cho bạn và nửa năm phải thay một lần. Các loại kem hoặc viên đặt âm đạo thì chỉ có hiệu quả tại chỗ và không làm giảm được các cơn nóng bừng mặt cũng như chứng loãng xương

Có nhứng phép trị liệu tự nhiên không?

Không phải kúc nào bạn cũng lệ thuộc vào bác sĩ. Có những cách trị liệu bổ sung cho bạn ví dụ như: dùng chất vi lượng đồng dạng, dùng dầu, dùng thảo dược, yoga và mát xa ... tất cả đều có thể làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Có thể dùng các loại dầu như dầu trái bơ và mộng lúa mì để chữa khô da; các loại dầu trị đau nhức khớp và cơ bắp, nhức đầu. mệt mỏi; một số trà giúp trị chứng mất ngủ (trà atisô, tim sen ...)

Nếu bạn thích dùng các loại thảo dược, bạn cũng nên để ý đến những điều sau đây:

  • Luôn luôn dùng các loại thảo dược với một liều lượng vừa phải
  • Ngừng ngay nếu chúng gây ra các phản ứng phụ
  • Thẩm định hiệu quả của một loại sau một tuần sử dụng
  • Bắt đầu dùng một loại theo như cách thức dùng trà, tăng đàn từ nửa tách dùng một ngày lên vài tách một ngày trong một tuần lễ
  • Nếu như bạn dùng thuốc tây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thảo dược
  • Không nên ngần ngại đi bác sĩ ngay khi bạn thấy cần

Bạn có thể làm gì?

Dinh dưỡng tốt là điều quan trọng để giữ gìn sức khỏe trong và sau thời kỳ mãn kinh cũng như suốt cuộc đời. Đặc biệt là canxi và vitamin D cần được duy trì trong cơ thể sau khi mãn kinh để tránh làm mềm và mỏng xương có thể đưa đến loãng xương

Đừng bao giờ nản lòng. Bạn nên quyết tâm và tự tin vào công việc của mình, hoặc hòa mình vào các hoạt động xã hội. Giai đoạn này thường là lúc các con bạn không có ở nhà, bạn dễ bị câng thẳng và khó đương đầu với thời gian trống vắng, buồn bã của mình

Mặt khác nhiều phụ nữ bắt đầu có cuộc sống mới khi họ không còn bị ràng buộc vì trách nhiệm sinh và nuôi con nữa. Chúng ta cũng thướng nghe nói về những phụ nữ trở nên độc lập vào tuổi trung niên. Những phụ nữ có cái nhìn tích cực về việc mãn kinh thì ít có triệu chứng hơn và triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn. Thời kỳ mãn kinh đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn trong cuộc đời để đánh dấu một giai đoạn mới, vì thế, bạn đừng buồn và tiếc nuối mà ngược lại chính thời điểm này là lúc bạn phải hướng về phái trước để hưởng thụ một cuộc sống mới mẻ và lý thú đang chờ bạn

tôi đã mãn kinh 8 tháng rồi mà sao hôm nay có kinh nguyệt trở lại như hồi trước .xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Toi man kinh 4 nam hon gio lai co nhu dung 1 tuan roi het vay la tot hay xay
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Mẹ tôi năm nay 52 tuổi, đang trong giai đoạn mãn kinh, cách đây 03 tháng bị ra huyết rất nhiều, đi bệnh viên Hùng Vương được chỉ định nạo để không bị ra huyết nữa, nhưng được 01 tháng thì giờ lại bị ra huyết nữa, ra rất nhiều kéo dài suốt gần 2 tháng rồi chưa dứt và ra máu rất nhiều, lần này BS cũng chỉ 9i5nh nạo tiếp, mẹ tôi rất lo và không nạo nữa, mong chương trình chỉ giúp có cách nào để mẹ tôi không phải nạo? Cảm ơn chương trình rất nhiều.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Xin chao cac chuyen gia.minh co 1 thac mac can duoc tu van.me minh nam ngay 54t.3thang truoc me da mat kinh ma qua thang nay lai co lai ma lai ra nhieu hon hoi xua.nhu vay la co bi gi ko
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Chuyện rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ tiền mãn kinh là điều rất bình thường vì vậy bạn và gia đình không nên quá lo lắng. Bạn và mẹ cũng nên đi khám phụ khoa kiểm tra sức khỏe trong giai đoạn này để được yên tâm nhất. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Gửi hỏi đáp - bình luận