Thời thơ ấu của các thiên tài vĩ đại trong giới khoa học


Họ là những người đã làm cả thế giới kính phục với tài năng, trí tuệ, sự uyên bác. Chúng ta cùng nhìn lại thời thơ ấu của các thiên tài nhân dịp 1/6 nhé!



Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Isaac Newton người đặt nền móng cho: cơ học, quang học, vật lý cổ điển

Một nhà bác học đại tài của nhân loại, người khai sinh học thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Ông cùng với Einstein chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.


Issac Newton năm 46 tuổi

Newton sinh vào năm 1642 (năm nhà bác học Gallile qua đời) trong tình trạng thiếu tháng, tên của ông được đặt giống hoàn toàn theo tên cha – người đã mất cách đó 3 tháng. Khi mới sinh, Isaac là một cậu bé ốm yếu, bé nhỏ đến nỗi có thể đặt vừa vào trong chiếc bình 1,5 lít.

Sinh ra trong một gia đình nông dân, mẹ đã khuyên cậu bé bỏ học làm nghề nông, trông nom trang trại gia đình. Tuy nhiên, vì quá dở trong công việc tay chân này, năm 1661, Newton đã được gia đình cho tiếp tục đi học tại khoa Luật của trường Cambridge với diện học bổng và phải phục dịch các học sinh đóng học phí.


Tài liệu về khoảnh khắc Newton phát hiện ra thuyết “Vạn vật hấp dẫn” trong cuốn sách về các nhà khoa học vĩ đại được lưu giữ tại Hội Hoàng Gia.

Newton là người sùng bái Kinh thánh còn hơn cả nghiên cứu khoa học. Ông đã tiên tri đúng một sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel. Đồng thời ông cũng tính ra ngày hành hình chúa Jesu chính xác là ngày 3 tháng 4 năm 33 sau Công nguyên. Issac cũng đưa ra dự đoán ngày Tận thế của nhân loại là năm 2060.

Thời còn trẻ Issac Newton có rất nhiều nghiên cứu, sáng chế, tuy nhiên ông thích giấu những phát minh đó và không hề công bố. Tuy nhiên khi xảy ra tranh cãi về công trình nghiên cứu số vi phân, tích phân (một cuộc tranh cãi rùm beng nhất trong lịch sử toán học thế giới) thì cái tên Newton liên tục xuất hiện trên diễn đàn khoa học thế giới như là một hiện tượng của nhân loại.

Einstein tác giả của “Thuyết tương đối” nổi tiếng

Albert Einstein (1879 - 1955), người “đàn ông thông thái nhất thế giới” được sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái bên bờ sông Đanuyp thuộc Ulm, bang Wurttemberg, nước Đức.

“Người đàn ông của thế kỷ, tri thức lỗi lạc nhất trong lịch sử” đã có một tuổi thơ khác biệt hoàn toàn với bóng dáng “thiên tài” được biết đến như ngày nay.


Einstein cùng em gái thời thơ ấu

Einstein là một đứa trẻ chậm biết nói và bố mẹ đã phải đưa cậu bé đi khám. Mỗi câu, từ trước khi nói ra Albert đều tự lẩm nhẩm vài lần trong miệng đến nỗi người hầu đã gọi ông là “Thằng đần”. Thông thường cậu bé Einstein hay suy nghĩ bằng hình ảnh hơn lời nói. Einstein đã tự tưởng tượng ra các hành động, hiện tượng và đặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời cho những điều nghi vấn đó.

Một cậu học trò ngỗ ngược, Einstein luôn luôn đặt những câu hỏi kỳ quái và cố tìm câu trả lời. Cậu rất hay cãi lời thầy giáo và có những phát ngôn ngớ ngẩn. Chính vì vậy mà vào năm cuối thời trung học (1895) Albert đã bị đuổi học.


Einstein năm 14 tuổi với rất nhiều câu hỏi kỳ lạ

Sau đó Albert đã theo bố mẹ sang Milan học dự bị, khi thi vào trường dự bị ở Zurich (Thụy Sỹ) cậu đã bị đánh trượt vì điểm kém và chưa có bằng trung học. Năm 1896, Einstein phải tiếp tục học trung học tại trường Aarau trong hoàn cảnh: không tiền, không gia đình, không bạn bè, không quốc tịch (từ bỏ quốc tịch Đức).


Albert Einstein năm 1921

Đến năm 1905, Einstein đã đăng bài nghiên cứu về nền tảng cơ bản lý thuyết tương đối đầu tiên trên Biên niên vật lý. Từ đây, tên tuổi của Albert Einstein mới bắt đầu được biết đến trong giới khoa học với sự ngỡ ngàng của những người từng quen biết ông.

Những điều nhầm lẫn thú vị của Einstein

Einstein – nhà vật lý tài ba người Đức, sở hữu IQ cao chót vót được mệnh danh là một trong những thiên tài hàng đầu của thế giới. Nhắc tới ông, người ta không thể quên được thuyết tương đối nổi tiếng. Thế nhưng, trong sự nghiệp của mình, ông cũng có những góc khuất, những sai lầm mà một con người không thể tránh khỏi…
Thế giới đầy rẫy sự ngẫu nhiên
Einstein là nhà khoa học đưa ra quan điểm mọi thứ trong vũ trụ đều có quy luật, không tồn tại sự ngẫu nhiên. Ông tổng kết bằng phát ngôn nổi danh: “Chúa trời không hề reo xúc xắc”. 
Trong thuyết cơ học lượng tử đã đạt giải Nobel năm 1921 của mình, Einstein cho rằng, chắc chắn có một điều gì đó được ẩn giấu bên trong các hạt nhân, một biến số quyết định sự phân rã của nguyên tử.
Không may, lần này ông đã sai. Một cuộc nghiên cứu quy mô được tiến hành bởi các nhà triết học thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự phân rã của các nguyên tử phóng xạ là hoàn toàn ngẫu nhiên. Không thể tìm ra nổi quy luật nào thống nhất cho chúng, cũng như chẳng có biến số nào như Einstein đã tin tưởng và bảo vệ.
Vũ trụ tĩnh tại hay vận động?
Trong quá trình phát triển học thuyết về luật hấp dẫn, Einstein tình cờ phát hiện ra một vấn đề. Vũ trụ – thứ mà ông vốn nghĩ là tĩnh tại, là đứng im lại không hề tuân theo phương trình tính toán bấy lâu nay. 
Thay vì khẳng định dự đoán rằng vũ trụ vận động, ông lại thay đổi phương trình của mình sao cho có một hằng số của vũ trụ và ủng hộ quan điểm tĩnh tại của bản thân. Theo Einstein, vũ trụ sinh ra đã thế, bất biến và đứng im một chỗ.
Cho đến khi nhà vật lý học Edwin Hubble khám phá ra sự thật rằng vũ trụ vận động từng giây, từng phút thì Einstein mới chịu thừa nhận. Chính bản thân ông sau này đã tâm sự rằng, sự bảo thủ trong nghiên cứu trên là “sai lầm lớn nhất của cuộc đời ông”.
Hằng số vũ trụ
Trớ trêu thay, khi tiếp nhận quan điểm của Hubble, Einstein hoàn toàn từ bỏ cái “hằng số vũ trụ” mà ông đã nghĩ ra. Đây lại chính là sai lầm tiếp theo trong đời ông. Thực chất, giả thuyết ông đang nghiên cứu rất có ý nghĩa về sau này, mở ra một thời kì mới cho con người tiếp cận không gian.
Vào khoảng cuối những năm 1990, Saul Perlmutter và cộng sự ở Berkely đã chứng minh được nhận định, vũ trụ đang giãn nở ra với tiền đề then chốt là “hằng số vũ trụ” mà Einstein từng bỏ quên. Kết quả này sau đó cũng được một nhóm nghiên cứu độc lập khác công bố và được toàn thế giới thừa nhận.
Học thuyết hợp nhất vũ trụ
Thiên tài của chúng ta đã dành tâm huyết cả cuộc đời mình để nghiên cứu một học thuyết hợp nhất tất cả – một thứ có thể gọi là “thuyết tuyệt đối” từ những năm 40 tuổi. Ông muốn dành tất cả tinh hoa của mình để đem đến chân lý cho toàn thế giới, đi tìm nguồn gốc của vũ trụ, liên kết trọng lực và điện lực. 
Tuy nhiên, Einstein đã mất mà chưa kịp hoàn tất công trình nghiên cứu vĩ đại ấy. Để rồi vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, một nhóm các nhà vật lý khác đã hoàn tất phần dang dở của thiên tài. 
Đáng tiếc, thứ mà họ thu được không phải như ước nguyện của Einstein. Họ không hề tìm ra nguồn gốc của trọng lực mà khám phá ra nguồn lực của điện học. Chúng chính là năng lượng tạo ra năng lượng phóng xạ. Điều ấy cũng chứng minh rằng, một lần nữa nhà bác học đã sai lầm khi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu.

Napoleon nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giới

Napoleon là vị đệ nhất Tổng tài của nước Pháp, hoàng đế của Pháp và là vua của Italia, tuy nhiên việc nói tiếng Pháp của ông lại rất khó khăn. Tại sao?

Napoleon Bonabarte sinh vào năm 1769 trên một hòn đảo Corsica được người Pháp mua lại của Italia trước đó một năm. Cho nên ông nói tiếng Ý rất tốt, còn tiếng Pháp thì rất tệ và ông phải luyện tập mỗi ngày.


Họa phẩm thể hiện uy quyền của Napoleon

Ở trường học, cậu bé thuận tay trái này luôn bị bạn bè trêu chọc vì nói tiếng Pháp chậm và không được chuẩn như bạn bè. Tuy nhiên Napoleon tỏ ra học rất giỏi các môn: Toán và Lịch sử.

10 tuổi, được mẹ cho đi học ở một trường Quân sự, ông dùng tiền học bổng tiêu vặt để gửi về giúp gia đình. Đặc biệt hầu như Napoleon không bao giờ ngủ, thời gian rảnh ông đều giành để đọc sách, tạp chí.


Họa phẩm Napoleon trong phòng làm việc của Jacques – Louis David

Với tài năng nổi trội, Napoleon đã được giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Năm 16 tuổi ông được mang hàm Đại úy, điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

Napoleon đã xây dựng một đế chế rộng lớn khắp châu Âu, cái tên của ông bao phủ cả thời đại bấy giờ, và ông thực sự là một kỳ nhân vĩ đại của thế giới.

Edison thầy phù thủy ở Menlo Park

Edison là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người Scotland. Ông là Người đàn ông sở hữu 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Tưởng nhớ đến ông, chúng ta cùng tìm hiểu về những câu chuyện ngộ nghĩnh của nhà bác học "ngốc" này ...

Edison đã từng ở trong một túp lều tranh, cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù, dưới bụng là mấy quả trứng gà. Cậu cứ thế nằm im, vẻ mặt đầy chăm chú. Khi mẹ của cậu bé là Bà Nancy tìm hiểu sự việc, thực ra Edison đã nhìn thấy gà mẹ ấp trứng nở thành gà con nên tò mò muốn thử tự mình ấp xem có nở ra gà con được không.


Edison và chiếc đèn điện đã vang danh khắp thế giới

Đến năm 7 tuổi, Edison được cha mẹ cho đi học ở ngôi trường độc nhất trong vùng trường, chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Edison được xếp ngồi gần thầy nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.

Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ.


Edison thời trẻ

Edison khi thấy thí nghiệm khí cầu bay của bố và cậu đã miệt mài tự chế ra mấy loại chất hóa học và bảo người làm thuê của bố là Max thử uống. Sau khi uống thứ thuốc Edison đưa cho, Max gần như ngất lịm người. Nhưng Edison vẫn một mực cho rằng: “Không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình”!


Tạp chí Life đã đưa Edison vào danh sách “100 người quan trọng nhất trong 1.000 năm qua” với ghi chú: Bóng đèn của ông đã chiếu sáng thế giới.

Năm 12 tuổi, Edison làm nghề bán báo và bán kẹo dạo trên tàu hỏa. Ngày ngày, vừa bán báo, Edison vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học. Một lần, trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu. Kết quả là cậu bị nhân viên soát vé tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu, đồng thời cấm lai vãng đến đường ray nữa. Sự việc này đã khiến cho khả năng thính giác của Edison ngày một kém dần cho đến mãi về sau.

Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình với những phát minh vĩ đại, nổi tiếng nhất là bóng đèn điện. Edison như là một nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới.


Thời thơ ấu của Hoàng Thùy Linh
Thời thơ ấu của ca sĩ Mỹ Tâm thủa nhỏ cực đáng yêu
Thời thơ ấu của Big Bang siêu đáng yêu và cute
Thời thơ ấu của sao Hollywood cực đáng yêu
Thời thơ ấu của Công Vinh và tuổi thơ đầy khó khăn
Thời thơ ấu của sao bóng đá cực đáng yêu


(ST)