Thông tin về diễn viên hài Minh Vượng
Thông tin về diễn viên hài Việt Hương
Thông tin về diễn viên hài Xuân Hinh
Khi ra trường, Thúy Nga từng lâm vào cảnh thất nghiệp, bởi ít sân khấu nào chịu nhận sinh viên mới ra nghề. Không việc làm, không tiền bạc, không nhà, Thúy Nga như người lông bông giữa đất Sài Gòn rộng lớn.
DANH HÀI THÚY NGA KỂ CHUYỆN CUỘC ĐỜI
Mong làm thợ may nhưng lại “bén duyên bà già”
Từ mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, cô gái quê Trần Thị Thúy Nga lặn lội lên Sài Gòn để tiếp tục con đường học tập của mình. Ngày đó, chị may mắn thi đậu vào trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trở thành học trò của diễn viên Minh Nhí.
Dù ngày còn nhỏ, Thúy Nga đã có biệt tài chọc cười bạn bè, nhưng chị chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành một diễn viên hài. Cho đến buổi tổng kết học kỳ 1 năm nhất, chị biểu diễn một tiểu phẩm cho sinh viên trong trường xem.
Gia đình nhỏ của Thúy Nga |
Chẳng biết độ quái của chị lúc đó ra sao, nhưng cả trường đều đồng lòng khẳng định, Thúy Nga là một tài năng tạo chất gây cười trong tương lai. Từ đó, suốt những năm học tại trường, người ta thấy Thúy Nga chăm chỉ trau dồi cái duyên trong con người để sau này cống hiến những tràng cười thú vị cho khán giả.
Siêng năng trau dồi nghề nghiệp, nhưng khi ra trường, Thúy Nga lại lâm vào cảnh thất nghiệp, bởi ít sân khấu nào chịu nhận sinh viên mới ra nghề, vì kinh nghiệm chưa nhiều.
Không việc làm, không tiền bạc, không nhà, Thúy Nga như người lông bông giữa đất Sài Gòn rộng lớn. Không tìm được đất diễn, Thúy Nga đành tạm gác ước mơ theo nghề diễn mà chuyển sang nghề khác để sinh sống.
Nhớ lại ngày xưa từng có ước mơ trở thành cô thợ may, được may những bộ quần áo đẹp và lộng lẫy, Thúy Nga lại tiếp tục đi học. Học may đến giai đoạn may được quần đùi cho trẻ em thì các sô diễn bỗng dưng gõ cửa.
Một lần nữa, Thúy Nga gác lại ước mơ thời trang để về với nghề diễn của mình. Thúy Nga tâm sự: "Đó là vào đầu những năm 2000, tôi được gặp chị Hồng Vân. Chị em nói chuyện với nhau, chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng chị Hồng Vân phát hiện ra được máu hài trong người tôi, vậy là chị gọi tôi về với sân khấu kịch Phú Nhuận".
Có đất để dụng võ, những năm đầu 2000, Thúy Nga liên tục làm mưa, làm gió các sân khấu hài khiến khán giả phải cười vỡ bụng vì chị. Một điểm đặc biệt ở Thúy Nga đó là chị rất hợp với các vai bà già.
Suốt nghiệp diễn, chị sắm đủ bộ sưu tập bà già cho mình, từ bà già miền Bắc, đến bà già miền Trung, cũng không bỏ qua bà già Nam bộ. Nhờ khả năng phát âm cả ba miền, nên Thúy Nga chinh phục không sót một khán giả nào.
Diễn viên hài Thúy Nga |
Khi thoát xác khỏi vai bà già
Thúy Nga vốn được sinh ra trong một gia đình trí thức. Ngày đó, mẹ Thúy Nga vốn là một bác sĩ ở Hà Nội. Trong một lần chữa bệnh cho các bệnh nhân, bà vô tình gặp ba Thúy Nga. Mối nhân duyên giữa bác sĩ và bệnh nhân nảy nở, khiến cô gái Hà Nội đồng ý theo chồng về Nha Trang để sinh sống.
Hạnh phúc của gia đình bé nhỏ của họ kéo dài không được bao lâu, thì cô con gái nhỏ Thúy Nga chứng kiến cảnh cha mẹ mỗi người sống một nơi. Đứa em trai nhỏ về sống với ba, trong khi Thúy Nga sống với mẹ.
Nỗi thất vọng về một gia đình tan vỡ đã gây ra tâm lý buồn và tuyệt vọng trong chị, nhưng Thúy Nga luôn giữ một niềm tin để vươn lên mà sống: "Cuộc sống buộc mỗi người chúng ta luôn phải đối diện với sự thật, dẫu vui hay buồn. Chẳng có cuộc đời nào chỉ có toàn niềm vui, hay toàn nỗi buồn.
Chính mỗi cảm xúc vui, buồn, khổ đau, cay đắng... mới tạo nên một cuộc sống hoàn hảo, muôn màu. Tôi chấp nhận quá khứ, nhưng không để mình chìm đắm trong nỗi buồn quá lâu. Nếu cứ nghĩ mãi đến chuyện buồn đau, sẽ chẳng thể làm được gì, đặc biệt là làm hài lại càng không thể”.
Với suy nghĩ đó, Thúy Nga luôn giữ mình trong trạng thái tưng tửng, tâm hồn đi mây về gió. Khó ai nắm bắt được suy nghĩ thật sự của chị, cũng như biết chị sẽ làm gì, bởi Thúy Nga thuộc tuýp người rất ngẫu hứng. Thúy Nga tâm sự:
"Bề ngoài có vẻ thế nhưng bên trong, tôi thực sự là một bà già. Bạn bè vẫn bảo, về nhà tôi chơi, mới thấy tôi bà già tới mức nào. Khổ nỗi, tôi lại hơi bị... chu toàn, giỏi giang, đảm đang... ưu điểm nào cũng có".
Vào nghề hơn 10 năm, Thúy Nga đã tích lũy cho mình nhiều giải thưởng đáng kể: Giải diễn viên được yêu thích nhất của Gala cười 2003, 2004, 2005, giải Mai Vàng năm 2003 và giải nghệ sĩ xuất sắc nhất Gala cười 2004, 2005.
Gắn chặt với những vai diễn hài có nghĩa là chuyên mang đến niềm vui cho khán giả, nhưng Thúy Nga lại có một triết lý ngược lại: "Chính khán giả là người đem lại niềm vui cho tôi, lên sân khấu khi tôi quậy tưng bừng mà khán giả thích thú, thì đó là một niềm hạnh phúc nho nhỏ mà tôi có được trong một ngày".
THÚY NGA KỂ VỀ THỜI THƠ ẤU
Người ta chỉ biết Thúy Nga như một diễn viên hài luôn làm cho mọi người bật cười với các vai bà già. Mỗi lần nhắc đến gia đình, cô luôn nói bằng vẻ tự hào, rằng "tôi có một gia đình hạnh phúc". Giờ đây, cô muốn vứt bỏ vỏ bọc hào nhoáng bao năm qua.
Cách đây 30 năm, ba tôi là bệnh nhân của mẹ khi ông nằm điều trị tại Hà Nội. Sự tận tình và dịu dàng của người nữ bác sĩ đã cảm phục được ba tôi. Khi ông rời bệnh viện cũng là lúc tình yêu chớm nở, ba mẹ nhanh chóng làm đám cưới rồi chuyển vào Nha Trang.
Một mái ấm gia đình giữa thành phố biển Nha Trang là niềm ước mơ của nhiều người, như một thời là niềm tự hào của tôi. Nhưng hạnh phúc đã không ở lại, đổ vỡ đã không thể tránh khỏi và mái ấm gia đình là cái gì quá xa vời với chị em tôi.
Khi tôi lên sáu, Hiếu lên ba, cha mẹ trở thành hai chiến tuyến, dù hai ngôi nhà vẫn nằm trên cùng một con phố nhỏ có hàng cây dài giữa lòng thành phố; Hiếu ở với ba, tôi ở với mẹ, ba đào hoa, lại có tài nên được nhiều phụ nữ quý mến.
Trước cảnh gà trống nuôi con, người phụ nữ thứ hai xuất hiện, và có lẽ đó cũng là định mệnh của đời ba. Người phụ nữ kém ông 27 tuổi giống như nàng tiên, chăm sóc ba từng bữa cơm, quét dọn nhà cửa gọn gàng. Thấy ba vất vả, lại được một cô Tấm trong quả thị bước ra, chị em tôi mừng lắm, từ nay ba đã có người đỡ đần.
Tôi không ích kỷ như những đứa trẻ cùng hoàn cảnh thường nghĩ là giữ chặt ba cho mẹ. Vẻ bề ngoài của một người phụ nữ trẻ khiến tôi chẳng còn nhớ đến câu tị hiềm: "Mấy đời bánh đúc có xương". Chị em tôi ra sức ủng hộ ba.
Nhưng, cuộc đời đã đổi thay, mọi thứ đảo lộn sau đám cưới. Sự có mặt của Hiếu trong gia đình trở nên vô nghĩa. Tôi bị sốc và hụt hẫng, từ nét hồn nhiên của trẻ thơ, tôi nhận ra cuộc đời thật trái ngang, phức tạp. Hiếu ít qua thăm mẹ, còn tôi bị cấm cửa.
Cũng từ đây, mỗi khi lén thăm em, tôi về nhà trong nước mắt. Mẹ tôi xót xa khi thấy Hiếu học hành chểnh mảng, người xanh như tàu lá. Thương con, bà đón Hiếu về ở cùng. Từ đó, tôi luôn hứa với lòng, phải yêu thương em nhiều hơn, bù đắp cho em những tháng ngày thơ ấu tủi cực.
18 tuổi, tôi vào Sài Gòn học rồi lập nghiệp, càng ít dịp được gần ba khi ông đã thuộc về gia đình mới. Tôi thèm một lời thăm hỏi động viên của ba đến nhường nào. Tại ba phải chăm lo cho gia đình mới? Hay tại mẹ tôi là người phụ nữ quá hoàn hảo: Vừa làm mẹ, vừa làm cha, hy sinh hết tuổi thanh xuân ở vậy nuôi con thành người. Hay có cái gì ngăn cách tình cảm cha con tôi? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, tôi không thể tự mình lý giải.
Ba về hưu, vị trí trong gia đình thay đổi: Ba tôi ngày ngày đi chợ nấu cơm và làm những việc lặt vặt trong gia đình. Tôi không trách bởi vì đó là cuộc sống ba đã chọn. Nhưng nổi khổ tâm nhất là ba không dám biểu hiện sự tự hào về tôi.
20 năm sau, tôi đã lớn, đã là người trưởng thành, tôi không còn muốn nhớ đến những tháng ngày ấu thơ khổ đau còn khắc mãi trong tìm.
Năm 2003, khi nhận giải Diễn viên được yêu thích nhất, tôi được mời về Nha Trang tham dự liên hoan Những doanh nhân trẻ thành đạt của thành phố. Ba tôi cười tự hào về cô con gái đã nhiều năm xa cách.
Tôi không ngờ ở cái tuổi gần 70, ba tôi nằm trọn một đêm dài ngoài hiên lạnh chỉ vì đi xem con gái biểu diễn.
Tôi vui cười trên sâu khấu với hoa, với lòng yêu mến của khán giả, mà không tưởng tượng ba tôi bất hạnh đến thế. Rồi ông trở bệnh, tôi gặng hỏi ba tôi không giải thích vì sao mà đổ bệnh.
Tôi cay đắng nhận ra bị kịch của ba tôi: Ông đã già, không thể thay đổi được số phận lần thứ hai nên cam chịu tất cả. Ngay cả niềm tự hào về những đứa con cũng bị dập tắt trong ông. Tôi cứ mong đó chỉ là một vở hài trên sân khấu sẽ kết thúc sau một đêm. Nhưng bi kịch ấy kéo dài hết cuộc đời ba tôi và trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất trong tôi.
Năm 2003, tôi đưa ba vào thành phố để tôi có dịp chăm sóc ông sau những ngày dài khủng hoảng tinh thần. Ba ở một thời gian, rồi lặng lẽ về Nha Trang trong một đêm tôi đi diễn. Tôi khóc trọn một đêm, vừa giận vừa thương ba: "Thương con mà "lén" để trong lòng.
Tôi thấy mình bất lực trước nỗi buồn của ba mà không biết làm gì để chấm dứt bi kịch gia đình. Ba như người không gia đình, gầy ốm, xanh xao và trở nên khắc khổ, khác hẳn ba tôi ngày nào: Cao lớn, khoẻ mạnh và hào hoa.
Cách đây mấy tháng, tôi lại đón ba vào ở với tôi, cha con mừng tủi, tôi khóc hết nước mắt vì ba tôi "lén" thăm con. Thời gian đó mẹ đang ở thành phố thăm tôi, chưa bao giờ tôi hạnh phúc thế.
Gần 30 tuổi, lần đầu tiên trong đời tôi mới có cảm giác được sống một cuộc sống ý nghĩa thế: Sau những giờ làm việc mệt mỏi, trở về bên mái ấm gia đình, có mẹ, có ba, có em tôi.
Tiếc là ước mơ giản dị thế cũng không ở lại cùng tôi. Mẹ tôi đã tìm đến cửa phật, không màng đến cuộc đời. Bà lặng lẽ trở về Nha Trang để cha con tôi có dịp gần gũi tâm tình sau nhiều năm xa cách. Còn ba, lần thứ hai ông lặng lẽ mua vé tàu về Nha Trang sau đêm tôi đi diễn. Lần thứ hai trong đời tôi khóc như mưa.
Về Nha Trang, ông gọi cho tôi: "Ba xin lỗi, con đừng lo gì cho ba nữa, ba phải sống cho gia đình ba đã chọn, sướng khổ, buồn vui ba chịu. Tôi lặng lẽ khóc trước câu trả lời của ba như cứa vào tim. Không kìm được lòng mình, tôi gào lên trong điện thoại: "Con không muốn có một người cha nhu nhược như ba, con không cần ba nữa...". Tôi khóc trọn một đêm, vì tủi thân, vì thương giận ba nữa.
Mấy ngày tôi không đi diễn, lòng nặng trĩu như vừa mất đi cái gì thiêng liêng lắm. Tôi như người lẩn thẩn, suy nghĩ về chuyện gia đình. Tôi gọi về nhà cho má: "Con khổ quá, lòng con tan nát như chính nỗi đau của con khi không có hạnh phúc". Bên kia đầu dây, má bình thản bảo tôi: "Con hãy trở về xin lỗi ba vì những câu nói của con. Dù ba là ai, kẻ cướp, người ăn mày hay người đàn ông nhu nhược thì đó vẫn là ba con". Thêm một lần nữa tôi hiểu má, hiểu về lẽ đời và tình người: Má luôn chỉ cho tôi những điều hay lẽ phải, mỗi khi tôi vấp ngã trên đường đời.
"Quyết định của ba, cuộc đời của ba, ba lựa chọn và chấp nhận. Con không được nói với ba như vậy". Những lời dạy của má thấm thía với tôi, những giận trách ba lại tiêu tan, nhưng vẫn nhức nhối trong tôi. Nếu có một điều ước, ước gì tôi được có ba, một người cha yêu thương tôi trước tất cả mọi người, không giấu giếm. Vì tôi là con của ba tôi, thế thôi.
Gần đây, chị Hồng Vân đưa tôi kịch bản Bóng ma. Đọc qua kịch bản tôi bật khóc và nhận lời ngay. Chị Vân ngạc nhiên: "Làm gì mà cảm với nhân vật dữ vậỵ". Tôi nhận vai hai người vợ trong một gia đình: Người vợ đầu tiên có hai đứa con, họ rất hạnh phúc.
Nhưng giông tố nổi lên khi người vợ thú nhận và xin chồng tha thứ quá khứ không trong sáng của mình. Người chồng không những không tha thứ mà còn đuổi đi, cô tìm đến cái chết.
Ông chồng kết hôn với người phụ nữ thứ hai, vừa đảm đam vừa giỏi, nhưng vô cùng ác độc. Bà ta tìm cách hại chết hai đứa con chồng, đêm đêm giả làm bóng ma doạ cho hai đứa trẻ sợ mà chết, mong chiếm được tình yêu thương trọn vẹn của chồng và chiếm đoạt gia tài.
Chồng phát hiện lòng dạ độc ác của bà và cầm súng bắn chết vợ. Tôi như tìm được cái phao, có thể đó là một vở diễn mà tôi thích nhất vì kịch bản làm tôi nổi da gà khi nó gợi rất nhiều về miền ký ức xa xôi.
Vẻ hào nhoáng của gia đình trí thức chỉ là bề mặt của dòng sông mà sóng ngầm luôn sôi sục. Nếu có thể, xin một lần giông tố nổi lên để trời quang, mây tạnh, mùa xuân lại về, như cơn mưa rửa ký ức tuổi thơ và nỗi đau trong tôi.
Nhưng thực tại vẫn là nỗi buồn gặm nhấm trái tim tôi. Nhìn những đứa trẻ mồ côi lang thang, tôi chạnh lòng nghĩ đến tuổi thơ côi cút của mình. Tôi chưa lập gia đình, nhưng cuộc sống đã dạy cho tôi hiểu được giá trị của hạnh phúc và những được mất khi hôn nhân tan vỡ. Tôi ân hận vì đã không động viên mẹ tìm một người bạn đời, tuổi già của mẹ sẽ ra sao, khi không có tôi bên cạnh!
Những khó khăn trên đường đời, tôi có thể vượt qua nhưng nỗi đau trong gia đình tôi không biết phải làm sao để có được tình yêu thương ba trọn vẹn. Nhìn cuộc đời của ba mà tôi sợ lấy chồng. Mẹ cho tôi cả cuộc đời, nhưng mẹ không thể cho tôi tình thương của ba, bởi không ai có quyền lựa chọn cha của mình. Và tôi vẫn sống cuộc đời nghệ sĩ cười trên sân khấu với khán giả và lặng lẽ với nỗi đau riêng.
DANH HÀI THÚY NGA VÀ CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG
HÔN NHÂN ĐẦY TIẾNG CƯỜI CỦA DIỄN VIÊN HÀI THÚY NGA
Tuổi thơ của Thúy Nga không nhiều niềm vui, không nhiều tiếng cười như những gì mà Thúy Nga vẫn thường thể hiện trên sân khấu hài. Nhưng Thúy Nga đã luôn sống lạc quan, luôn biết dùng tiếng cười hài hước để quên đi những nỗi buồn trong cuộc sống. Luôn cười ngay cả khi nói về những điều đau buồn nhất trong cuộc đời mình, đó dường như là bí quyết để Thúy Nga có được cuộc sống viên mãn, hạnh phúc ngày hôm nay.
Thừa hưởng gien “quái” từ mẹ
Thúy Nga sinh ra ở Nha Trang - Khánh Hòa. Lớn lên ở thành phố biển yên bình và mộng mơ, nhưng tuổi thơ của Thúy Nga lại sớm trải qua những đổ vỡ, mất mát khi có một mái ấm gia đình không trọn vẹn.
Diễn viên hài Thúy Nga (nguồn ảnh internet ) Ba mẹ Thúy Nga quen nhau ở Hà Nội. Khi đó mẹ của Thúy Nga là bác sĩ trong một bệnh viện ở Hà Nội. Trong một lần nằm viện điều trị tại đây, ba của Thúy Nga trở thành bệnh nhân của mẹ. Từ mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân, tình cảm giữa họ dần lớn lên rồi chuyển thành tình yêu lúc nào không hay. Khi ba của Thúy Nga ra viện cũng là lúc họ quyết định làm đám cưới. Sau câu chuyện tình đẹp và lãng mạn trong bệnh viện là một đám cưới giản dị nhưng đẹp đẽ.
Sau đám cưới, ba mẹ Thúy Nga chuyển vào Nha Trang sinh sống. Hai chị em Thúy Nga đều được sinh ra ở thành phố biển Nha Trang. Thúy Nga là con cả. Cậu em của Thúy Nga tên là Hiếu kém Thúy Nga 3 tuổi. Khi còn bé, Thúy Nga đã từng có một mái ấm gia đình hạnh phúc với đầy đủ cả cha lẫn mẹ, từng có những ký ức êm đềm của tuổi thơ. Nhưng năm Thúy Nga lên 6 tuổi, thì cuộc sống yên ấm đó tan vỡ. Sau rất nhiều cố gắng hàn gắn không thành, ba mẹ Thúy Nga chia tay. Hai chị em Thúy Nga kể từ đó cũng vĩnh viễn mất đi gia đình êm ấm của mình.
Khi ba mẹ chia tay, Thúy Nga ở với mẹ, em trai ở với ba. Hai ngôi nhà vẫn cùng nằm trên một con phố, nhưng giống như hai chiến tuyến. Ba mẹ Thúy Nga mỗi người ở một nơi, cố gắng hạn chế mọi sự giao tiếp hết mức có thể. Hai chị em Thúy Nga không thể lúc nào cũng vui đùa với nhau như trước. Đến khi ba Thúy Nga đi bước nữa, hai chị em Thúy Nga càng không thể thoải mái gặp nhau.
Diễn viên Thúy Nga (nguồn ảnh internet ) Sống trong cảnh gia đình tan vỡ, em trai Thúy Nga đã từng có khoảng thời gian rất đau khổ, hụt hẫng, học hành chểnh mảng. Còn Thúy Nga cũng vì hoàn cảnh mà sớm hiểu được những đau đớn, phức tạp của cuộc đời. Thương hai chị em Thúy Nga mới còn nhỏ đã sớm phải chịu thiệt thòi, mẹ Thúy Nga đã đón em trai Thúy Nga về ở cùng, để hai chị em Nga có thể gần gũi nhau hơn.
Thúy Nga có một người mẹ can đảm, mạnh mẽ và hết lòng hi sinh vì con cái. Vì thương hai đứa con, bà đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để lo lắng cho con cái nên người, chấp nhận bỏ qua hạnh phúc riêng của mình. Nhưng dù có dành cho con cái tất cả tình yêu thương thì vẫn có những điều mà mẹ không thể đem lại cho chị em Thúy Nga: Đó là tình yêu thương và sự che chở của một người cha. Đặc biệt từ khi ba có gia đình mới, chị em Nga đã chịu nhiều hụt hẫng. Những thiếu hụt tình cảm đó đã để lại trong cuộc đời Thúy Nga nhiều nỗi buồn.
Khi Thúy Nga còn học phổ thông, có một ông thầy tướng số phán rằng: Số cô sau này sẽ làm nghề vất vả lắm, không được ngồi yên ổn định một chỗ mà rày đây mai đó. Lúc ấy nghe thầy phán thế, Thúy Nga buồn lắm. Không hiểu mình làm nghề gì mà lại không được ổn định, không được ngồi yên một chỗ. Giờ theo nghề rồi mới biết đúng là cái nghề này không thể ngồi yên một chỗ thật.
Nhưng Thúy Nga vẫn lấy làm hạnh phúc với nghề mà mình đã chọn vì có đi nhiều cô mới biết thêm nhiều nơi, quen thêm nhiều khán giả. Thúy Nga vẫn đùa rằng cô là đứa con của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Nhưng con cô thì vì theo mẹ đi khắp nhiều nước trên thế giới ngay từ trong bụng mẹ nên sinh ra sẽ không biết là người của bao nhiêu miền.
Năm 18 tuổi, Thúy Nga vào Sài Gòn lập nghiệp. Ngày đó nhà nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn, cô gái tỉnh lẻ Thúy Nga chỉ có duy nhất một ước mơ: Học nghề may và trở thành một thợ may lành nghề. Nhưng cơ duyên với con đường nghệ thuật đã khiến cuộc đời Thúy Nga rẽ sang hướng khác, kể từ khi Thúy Nga tình cờ gặp nghệ sĩ hài Hồng Vân và được Hồng Vân nhận ra những tố chất diễn hài bẩm sinh trong Thúy Nga.
Cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, Thúy Nga vẫn là một nữ diễn viên hài vô danh, chạy show bữa nào hay bữa đó, lúc nào cũng phải ăn bữa nay lo bữa mai, bộn bề với đủ các thứ chuyện cơm áo gạo tiền. Nhưng chỉ một vài năm sau đó, Thúy Nga đã nhanh chóng trở thành một cây hài đinh trên sân khấu hài miền Nam, đặc biệt là sau vai diễn bà già bán khoai nướng đã “chết danh” Thúy Nga gần 10 năm nay.
Đang là một trong những cây hài được khán giả yêu thích nhất trong vài năm trở lại đây, Thúy Nga đắt show vô cùng. Giờ đã có danh tiếng, có tiền bạc, Thúy Nga đã có thể xây một căn nhà rộng rãi, tiện nghi, sang trọng để làm mái ấm cho cả gia đình mình. Đó luôn là mơ ước của Thúy Nga từ thuở hàn vi.
Thúy Nga thừa hưởng nét duyên hài và độ “quái” từ mẹ mình. Hầu như cách pha trò, tung hứng, tạo tiếng cười có trong máu của Thúy Nga, đều là do chính mẹ cô truyền lại. Khi ra ngoài, có thể Thúy Nga “quái” hơn mọi người, nhưng khi về nhà, Thúy Nga dường như thua xa độ “quái” của mẹ.
Có lần, nhân dip vừa tậu xe hơi, Thúy Nga đưa mẹ đi miền Tây chơi.Vì mệt quá, nên dọc đường, có đoạn Thúy Nga đã ngủ thiếp đi. Đến lúc đến Cần Thơ, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, Thúy Nga mới hốt hoảng hỏi anh tài xế thì được trả lời: “Mẹ cô đã xuống Vĩnh Long tìm khách sạn ngủ rồi. Bà không chịu được tốc độ của xe hơi đời mới”. Nếu là người khác thì chắc Thúy Nga sẽ nghĩ anh tài xế đùa, nhưng vì là mẹ mình nên Thúy Nga không hề ngạc nhiên. Sau đó Thúy Nga đành phải cho lái xe quay ngược lại để tìm mẹ. Nhưng bà nhất quyết không chịu lên xe, mà đòi ở lại để thưởng thức không khí miền Tây.
Cũng có lần Thúy Nga đi diễn ở Quảng Ninh thì nhận được điện thoại của mẹ: “Con tiện thể lên Lào Cai mua cái máy lạnh rồi gửi vào đây cho mẹ”. Mua cái máy lạnh thì quá đơn giản, nhưng Thúy Nga lúc đó chẳng hiểu tại sao nhất định phải lên Lào Cai mua. Từ Quảng Ninh lên Lào Cai thì chẳng đơn giản chút nào. Mang thắc mắc đó hỏi mẹ, Thúy Nga nhận được một câu trả lời thật như đùa: “Vùng đó lạnh lắm, chắc họ không dùng tới máy lạnh, con mua nhất định sẽ mua được giá rẻ”. Cứ tưởng mẹ đùa nên bận đó Thúy Nga không mua, vì thế mà bị mẹ giận một hồi.
Ra ngoài, Thúy Nga rất giỏi chiều mọi người và chọc cười khán giả. Nhưng về nhà, chiều mẹ và nắm bắt được ý nghĩ của mẹ là điều rất khó với Nga. Khi Nga có đủ tiền xây nhà cho mẹ thì mẹ từ chối vì không thích xây sửa. Nhưng đến lúc Thúy Nga mang tiền vào Sài Gòn mua đất, thì mẹ lại gọi điện từ Nha Trang vào bảo: “Mẹ đã cho phá nhà đi rồi. Con mang tiền về xây nhà đi”. Sau này khi xây nhà xong, bà lại kêu: “Mẹ thích ở nhà cũ hơn”!
Những điều độc nhất vô nhị trong tình yêu của một cây hài
Thúy Nga dường như sinh ra là để cho những vai hài. Là phụ nữ, ai cũng muốn đóng những vai xinh đẹp, ngọt ngào. Nhưng Thúy Nga chuyên vào những vai “bà già bán khoai nướng” hoặc những vai đại loại như thế. Có lần, vì thèm được làm mới mình, Thúy Nga đã đề nghị với chị Hồng Vân: “Chị ơi, lần này cho em đóng vai Mỵ Châu”, liền nhận được một câu trả lời: “Em mà là Mỵ Châu thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện mất nước, vì chẳng có Trọng Thủy nào dám sang nước ta làm rể”. Kể từ đó, Thúy Nga không còn ôm mộng làm Mỵ Châu nữa.
Bất cứ ai biết Thúy Nga đều thấy Thúy Nga giản dị đến mức có lần bị mọi người kêu là “quê”, là “bà già”, vì Thúy Nga thường xuyên xuất hiện trong trang phục áo dài, đầu quấn khăn, chân mang dép lào … Là ngôi sao, nhưng Thúy Nga không chưng diện áo quần. Thúy Nga thường xuyên bị mọi người chê là người của thập niên 50.
Ngay cả sở thích âm nhạc của Thúy Nga cũng rất mang phong cách thập niên 50. Thúy Nga cũng đã từng có lúc chưng diện, từng có lúc tập thay đổi phong cách của mình, nhưng càng chưng diện càng thấy quê hơn, thấy không phù hợp hơn. Cuối cùng, Thúy Nga lại quay trở về trung thành với phong cách giản dị vốn có của mình.
Thúy Nga lần đầu tiết lộ ảnh con gái
Từ khi mang bầu cho đến lúc sinh con tại Mỹ, diễn viên hài Thúy Nga luôn giữ kín mọi thông tin về giới tính cũng như hình ảnh của em bé. Tuy nhiên, mới đây, 'cô gái bán khoai' đã đồng ý gửi một số hình ảnh cho Ngoisao.net về cô công chúa đầu lòng lúc 1 tháng tuổi.
Cô chia sẻ, bé Tiana Nguyệt Cát (tên con gái Thúy Nga) chào đời vào ngày 3/5 và nặng 3,3kg. "Bé da trắng, môi đỏ, tóc đen và chắc chắn là chân dài hơn chân mẹ", Thúy Nga tự hào khoe. Cô bảo, bé rất hóm hỉnh, ngoan và ít quấy mẹ. Bé đã được hơn 4 tháng tuổi, tăng cân nhiều, hiện tại nặng 7,5 kg. Có một tính mà Nguyệt Cát rất giống mẹ là đặt đâu ngủ đó, càng ồn ào thì càng dễ ngủ, nếu tĩnh lặng quá, bé lại giật mình tỉnh giấc.
|
Thúy Nga sinh con một cách tự nhiên chứ không cần nhờ đến phương pháp đẻ mổ. Bé Nguyệt Cát đáng yêu và có rất nhiều nét giống mẹ. |
Công chúa đầu lòng của Thúy Nga bây giờ đủ cứng cáp nên mới đây, vợ chồng cô đã đưa con về Việt Nam để thăm ông bà ngoại. Cô và ông xã hiện tại vẫn đi về giữa Mỹ và Việt Nam.
Bận rộn với việc chăm sóc con gái nhưng trong thời gian ở cữ, Thúy Nga rất nhớ sân khấu. Vừa qua cô đã nhận lời diễn một số show hài ở hải ngoại, và sắp tới sẽ sang Australia lưu diễn vì cô muốn mau chóng gặp lại các khán giả.
|
Khi công chúa đầu lòng tròn 1 tháng tuổi, Thúy Nga đã ghi lại những hình ảnh đáng yêu của con. |
Thúy Nga kết hôn vào ngày 10/1/2010 bằng một tiệc cưới độc đáo và tràn ngập tiếng cười. Sau khi "theo chàng về dinh", cô dự định làm liveshow nhưng vì bất ngờ mang thai, cô đã rời lại kế hoạch cho đến khi em bé ra đời. Cây hài nổi tiếng từng tâm sự, với vợ chồng cô, con cái là quà của trời. Bởi vậy, từ khi được làm cha mẹ, vợ chồng Thúy Nga hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Diễn viên hài Xuân Bắc và những chia sẻ về đời tư
Con trai Hoài Linh - Hoài Lâm
Gia đình Hoài Linh gồm những ai?
Vợ và con Hoài Linh
Thông tin về diễn viên Hoài Linh
Diễn viên điện ảnh Dustin Nguyễn
Bí mật của những người nổi tiếng
(st)