Thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
Khi quyết định tiến tới hôn nhân, hai bạn cần đi đăng ký kết hôn, đó sẽ là bằng chứng công nhận hai người là vợ chồng và cũng là một cam kết về việc cả hai sẽ sống bên nhau trọn đời. Bạn nên đăng ký kết hôn trước khi đám cưới diễn ra khoảng một vài tuần để tránh công việc bận rộn, không có thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký.
Lên kế hoạch:
- Địa điểm bạn cần đến:
+ Ủy ban nhân dân xã hoặc phường nơi có hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú dài hạn) của một trong hai bạn. Khi đăng ký kết hôn, cả hai bạn đều phải có mặt và mang theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
- Những giấy tờ cần mang theo:
+ Giấy chứng nhận độc thân để chứng tỏ cả hai đều độc thân, không có vợ hoặc chồng trong thời điểm đăng ký kết hôn.
+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của cả hai bạn.
+ Hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú của cả hai bạn.
+ Một số trường hợp, bạn có thể phải chuẩn bị cả giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế.
+ Nếu một trong hai bạn đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết, bạn phải nộp bản sao quyết định của tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.
+ Trong trường hợp một trong hai người không thể có mặt vì những lí do chính đáng, bạn phải chuẩn bị một tờ đơn xin vắng mặt, trong đơn phải ghi rõ lý do không thể đến đăng ký, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi người vắng mặt cư trú. Tuy nhiên, bạn cần liên hệ trước với Ủy ban để biết chắc lí do vắng mặt của mình được chấp nhận.
- Trình tự đăng ký kết hôn:
+ Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường phải tiến hành xác minh điều kiện kết hôn và niêm yết công khai việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở Ủy ban trong thời hạn 7 ngày.
+ Sau thời hạn trên, nếu xét thấy hai người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và không có sự khiếu nại, tố cáo về việc kết hôn, Uỷ ban nhân dân sẽ thông báo cho hai người biết về ngày đăng ký.
+ Sau khi nhận được thông báo, hai người phải đến Ủy ban để đăng ký kết hôn trong vòng 7 ngày. Nếu quá thời hạn 7 ngày, hai bạn không đến đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường sẽ hủy đơn của hai người.
+ Sau khi ký tên và xác nhận việc kết hôn, hai bạn sẽ được nhận mỗi người một bản Giấy chứng nhận kết hôn và được nghe giải thích đầy đủ và quyển, nghĩa vụ của vợ hoặc chồng theo quy định của Pháp luật.
Điều luật mới ban hành:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, trong đó bổ sung quy định hồ sơ đăng ký hộ tịch gửi qua hệ thống bưu chính; rút ngắn thời gian làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Cụ thể, theo Nghị định mới ban hành, thời gian làm thủ tục đăng ký kết hôn được rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 3 ngày.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể gửi qua hệ thống bưu chính
Cũng theo Nghị định 06/2012/NĐ-CP, khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình 2 loại giấy tờ sau đây để kiểm tra:
1- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó.
2- Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định.
Việc gửi hồ sơ đăng ký hộ tịch qua hệ thống bưu chính tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP chưa quy định thì nay tại Nghị định 06/2012/NĐ-CP đã được bổ sung. Theo đó, trong trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch được gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ quy định nêu trên phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì nộp bản sao các giấy tờ nêu trên, kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
Thời hạn giải quyết việc đăng ký hộ tịch
Nghị định cũng bổ sung quy định cụ thể thời hạn giải quyết việc đăng ký hộ tịch và hồ sơ đăng ký hộ tịch. Theo đó, đối với những việc hộ tịch mà Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết, thì thời hạn được tính theo ngày làm việc.
Đối với những việc hộ tịch mà Nghị định 158/2005/NĐ-CP không quy định thời hạn giải quyết, thì được giải quyết ngay trong ngày; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Các giấy tờ phải nộp và xuất trình khi thực hiện các việc hộ tịch được lập thành 1 bộ hồ sơ.
Nghị định 06/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2012.
Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương V của Nghị định này.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
1. Theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch thì UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nơi cư trú, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự, bao gồm: Nơi một người thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc nơi một người tạm trú và có đăng ký tạm trú. Như vậy, bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi các bạn đang tạm trú và không phải về địa phương để xin chứng nhận về tình trạng hôn nhân. 2. Thủ tục kết hôn của công dân Việt Nam tại Việt Nam: 2.1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải có mặt, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình: 1. Giấy khai sinh của mỗi bên; 2. Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi ngờ một bên hoặc cả hai bên nam nữ mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu, thì yêu cầu đôi bên xuất trình giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế cấp huyện. 2.2. Tờ khai đăng ký kết hôn phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân), hoặc của UBND cấp xã nơi cư trú của mỗi bên về tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá 30 ngày. Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử. 2.3. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã phải tiến hành xác minh điều kiện kết hôn và niêm yết công khai việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND trong thời hạn 7 ngày. Nếu cần phải xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày. Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và không có sự khiếu nại, tố cáo về việc kết hôn, thì UBND cấp xã phải thông báo cho hai bên nam nữ biết về ngày đăng ký. Sau thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu hai bên nam nữ không đến đăng ký kết hôn mà không có lý do chính đáng, thì UBND hủy việc xin đăng ký kết hôn đó và thông báo cho đương sự biết. Các bước:
Trong trường hợp không có đủ các giấy tờ trên, thì phải có giấy tờ hợp lệ thay thế.
Kết hôn trên mạng xu hướng mới của giới trẻ
Tìm hiểu trước khi kết hôn
Khủng hoảng hậu hôn nhân
5 chặng đường của hôn nhân
Khi bị chồng đánh nên làm gì?
(ST).