Thủ tục đăng ký kết hôn với người Đức

Nếu chú rể hoặc cô dâu của bạn là người mang quốc tịch Đức việc kết hôn sẽ phải hoàn thành các thủ tục hợp pháp sao cho đúng với quy luật của luật pháp Việt Nam. Cụ thể dựa trên luật quy định, người mang quốc tịch Đức (có yếu tố nước ngoài) phải tuân thủ các giấy tờ sau:

Tại điều 103 Luật Hôn nhân gia đình quy định: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn;nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

* Về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Theo quy định tại điều 102 Luật Hôn nhân gia đình; điều 3, điều 12 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn gồm: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán VN) ở nước ngoài; UBND cấp xã nơi khu vực vùng biên giới thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân thường trú trong khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới.

Như vậy nếu bạn muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải căn cứ vào việc bạn có hộ khẩu thường trú tại tỉnh nào thì UBND tỉnh đó sẽ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cho bạn.

* Về trình tự thủ tục:

- Thứ nhất hồ sơ đăng ký kết hôn:

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. (Đối với đương sự là người nước ngoài phải căn cứ vào quy định của nước đó về thẩm quyền cấp các loại giấy tờ trên)

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

Nếu công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó

Các Giấy tờ trên được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp.

- Thứ hai về thủ tục nộp hồ sơ: Theo quy định tại khoản 3 điều 13 và điều 14 Nghị định số 68 đối với trường hợp kết hôn tại của chị hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được nộp tại Sở tư pháp, "khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba”.

* Liên quan tới vấn đề xin cấp thẻ tạm trú của Người nước ngoài vào Việt Nam chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 4/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/1/2002, việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài (bao gồm người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người không quốc tịch) được thực hiện như sau:

- Chủ nhà nơi người nước ngoài tạm trú làm thủ tục khai báo tạm trú tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hà Nội. Nội dung khai báo: Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện có thị thực); khai vào bản khai tạm trú theo mẫu. Cụ thể trong trường hợp này, người nước ngoài phải khai báo tạm trú thông qua chủ khách sạn tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại thành phố Hà Nội.

- Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại công an phường xã sở tại và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho công an phường xã sở tại biết;

- Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

- Nhận thẻ tạm trú tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội.

- Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả.

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc kết hôn và xin thị thực đoàn tụ sang Đức phải qua các trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: ĐKKH tại Sở Tư pháp.

+ Phía công dân Đức, hồ sơ gồm: Tờ khai ĐKKH theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận cư trú, có ghi rõ tình trạng hôn nhân: chưa kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã ly hôn hoặc vợ/ chồng đã chết (ở Đức không cấp Giấy xác nhận độc thân); Giấy khám sức khỏe về tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ chiếu; Giấy ủy quyền (cho bên Việt Nam nộp hồ sơ kết hôn, có ghi rõ lý do ủy quyền).

Các giấy tờ nói trên (trừ Tờ khai ĐKKH) phải được công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt tại cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại Đức, sau đó gửi về Việt Nam.

+ Phía công dân Việt Nam, hồ sơ gồm: Tờ khai ĐKKH theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe về tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ khẩu, Giấy CMND.

Hồ sơ lập thành 2 bộ, nộp tại Sở Tư pháp, 30 ngày sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 2: Xin cấp thị thực đoàn tụ gia đình.

Sau khi có Giấy chứng nhận kết hôn, để được xuất cảnh sang Đức, bên Việt Nam phải làm Đơn xin cấp thị thực đoàn tụ với vợ/chồng (mẫu đơn được phát miễn phí tại Tổng lãnh sự quán CHLB Đức tại TP.HCM, số 126 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), kèm đơn là: 3 ảnh có nền sáng, Hộ chiếu hợp lệ và phải có chữ ký, Giấy chứng nhận kết hôn bản chính kèm theo bản dịch tiếng Đức. Hồ sơ lập thành 3 bộ (nếu là bản sao thì phải được chứng thực hợp lệ) và phải do chính người làm đơn mang đến nộp tại Phòng thị thực của Tổng lãnh sự vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu.

 Đơn sẽ được Tổng lãnh sự quán tiếp nhận thẩm tra và chuyển đến Sở Ngoại kiều có chức năng ở Đức xem xét và ra quyết định chấp nhận cấp thị thực. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ trong thời hạn khoảng 3 tháng đương đơn sẽ được cấp thị thực.

Thủ tục đăng ký kết hôn

Người kết hôn nhiều lần nhất thế giới

Kết hôn trên mạng xu hướng mới của giới trẻ

Tìm hiểu trước khi kết hôn

(ST).

Cho hỏi thủ tục đăng ký kết hôn giữa người Việt(ở Việt Nam) và người Đức(ở Đức). 1) Người ở Đức cần chuẩn bị gì?2) Người ở Việt Nam cần chuẩn bị gì?3) Khi làm tờ khai đăng ký kết hôn ở sở tư pháp có cần thiết có mặt của 2 người(người bên kia phải về Việt Nam?4) Ở trên có ghi "công dân Đức hồ sơ gồm tờ khai DKKH theo mẫu Sở Tư Pháp", cái này là Sở Tư Pháp của Đức? Nghĩa là phải đăng ký kết hôn ở cả 2 nước Đức và Việt Nam?Chân thành cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Gửi hỏi đáp - bình luận