Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc
Kết hôn với người Trung Quốc thủ tục đăng kí cũng không có nhiều điểm khác so với các nước khác. Bạn chỉ cần nắm rõ các loại giấy tờ, chuẩn bị và hoàn thiện là việc đăng kí của bạn sẽ được như ý muốn.
Bước 1: Lấy giấy độc thân ở phường ( cần ghi rõ lấy chồng người nước ngoài, quốc tịch Trung Quốc ).
Bước 2: Đem lên Sở tư pháp, dịch công chứng ra tiếng Trung.
Bước 3: Đem lên Lãnh sự quán Trần Phú xin xác nhận dấu dịch của Sở tư pháp là đúng.
Bước 4: Mang sang Đại sứ quán Trung Quốc xác nhận dấu Lãnh sự quán.
Bước 5: Sau khi có Đăng ký kết hôn ở Trung Quốc thì mang về sở tư pháp quận huyện để xin xác nhận lại vào sổ tư pháp là mình đã kết hôn rồi ( bước này nên làm để bảo vệ quyền lợi của mình sau này , tuy nhiên, có người không làm bước này.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người nước ngoài muốn kết hôn tại Việt Nam cũng như công dân Việt muốn kết hôn với người nước ngoài phải tuân thủ quy định Pháp luật Việt Nam và pháp luật nước bên kia về điều kiện và thủ tục kết hôn.
Cụ thể về điều kiện kết hôn tại Việt Nam như sau:
a) Điều kiện kết hôn
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
b) Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình):
- Người đang có vợ hoặc có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Giữa những người cùng giới tính.
c) Nghi lễ kết hôn:
- Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn.
- Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
Theo luật:
Căn cứ khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”.
Như vậy nếu hai bạn đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhân gia đìnhViệt Nam năm 2000 thì hai bạn có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật hôn nhân gia đình Điều 3, Điều 12 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì: “Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn gồm: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán Việt Nam) ở nước ngoài; UBND cấp xã nơi khu vực vùng biên giới thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân thường trú trong khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới”.
Như vậy thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi bạn có hộ khẩu thường trú.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ), hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
(2) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. (Đối với đương sự là người nước ngoài phải căn cứ vào quy định của nước đó về thẩm quyền cấp các loại giấy tờ trên)
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
(3) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
(4) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
(5) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Nếu công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
Hồ sơ nêu trên cần phải lập thành 2 bộ và nộp tại Sở Tư pháp nơi bạn thường trú theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Theo Điều 14 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định: "1. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba 2. Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ”.
Căn cứ điều 16 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (đã được sửa dổi bổ sung bởi Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ) quy định: "1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm
a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.
Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán hộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn;
b) Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Uỷ ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp;
c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ;
d) Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn."
Như vậy, thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp có yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn này được kéo dài thêm 20 ngày. Nếu xét thấy hai bạn đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 18 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức Lễ đăng ký kết hôn cho hai bạn, ghi vào sổ đăng ký việc kết hôn và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo cho bạn, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
"Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn gồm: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân VN; cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán VN) ở nước ngoài; UBND cấp xã khu vực vùng biên giới...", luật sư Vũ Thị Hiên trả lời bạn Hoài Thu về thủ tục kết hôn với người nước ngoài.
Tại điều 103 Luật Hôn nhân gia đình quy định: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
* Về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Theo quy định tại điều 102 Luật Hôn nhân gia đình; điều 3, điều 12 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn gồm: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán VN) ở nước ngoài; UBND cấp xã nơi khu vực vùng biên giới thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân thường trú trong khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới.
Như vậy nếu bạn muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải căn cứ vào việc bạn có hộ khẩu thường trú tại tỉnh nào thì UBND tỉnh đó sẽ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cho bạn.
* Về trình tự thủ tục:
- Thứ nhất hồ sơ đăng ký kết hôn:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. (Đối với đương sự là người nước ngoài phải căn cứ vào quy định của nước đó về thẩm quyền cấp các loại giấy tờ trên)
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Nếu công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó
Các Giấy tờ trên được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp.
- Thứ hai về thủ tục nộp hồ sơ: Theo quy định tại khoản 3 điều 13 và điều 14 Nghị định số 68 đối với trường hợp kết hôn tại của chị hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được nộp tại Sở tư pháp, "khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba”.
* Liên quan tới vấn đề xin cấp thẻ tạm trú của Người nước ngoài vào Việt Nam chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ Thông tư liên tịch số 4/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/1/2002, việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài (bao gồm người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người không quốc tịch) được thực hiện như sau:
- Chủ nhà nơi người nước ngoài tạm trú làm thủ tục khai báo tạm trú tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hà Nội. Nội dung khai báo: Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện có thị thực); khai vào bản khai tạm trú theo mẫu. Cụ thể trong trường hợp này, người nước ngoài phải khai báo tạm trú thông qua chủ khách sạn tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại thành phố Hà Nội.
- Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại công an phường xã sở tại và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho công an phường xã sở tại biết;
- Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Nhận thẻ tạm trú tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội.
- Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả.
I. Thẩm quyền giải quyết:
- Kết hôn có yếu tố nước ngoài: Sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi công dân Việt Nam thường trú.
II. Nơi tiếp nhận và trả kết quả:
- Kết hôn không có yếu tố nước ngoài: UBND cấp xã
- Kết hôn có yếu tố nước ngoài: Sở tư pháp tỉnh/thành phố.
III. Hồ sơ giải quyết thủ tục kết hôn nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
1.1 Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
1.2. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
1.3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
1.4. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người n��ớc ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
1.5. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
1.6. Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
2.Số lượng hồ sơ kết hôn với người nước ngoài: 02 bộ
IV. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thủ tục kết hôn nước ngoài:
1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
* Sáng: thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7.
* Chiều: thứ 2,3, 4, 5, 6, 7.
2. Thời gian làm việc của sở tư pháp – nơi tiến hành giải quyết thủ tục kết hôn nước ngoài:
* Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ
* Chiều: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ
3. Số ngày trả kết quả:
- Đối với các trường hợp thông thường là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kết hôn hợp lệ.
- Đối với các trường hợp phức tạp là 50 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kết hôn nước ngoài hợp lệ.
V. Các khoản phí, lệ phí theo quy định:
Lệ phí đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là 1.000.000 VNĐ (Một triệu đồng chẵn)
VI. Cơ sở pháp lý:
1. Luật và pháp lệnh:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
2. Các nghị định, văn bản của Chính phủ
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài .
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
3. Văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ:
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ngày 12/2/2003 về việc ban hành biểu mẫu, Sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
- Thông tư 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Để đăng ký kết hôn nước ngoài thành công cần có hồ sơ kết hôn nước ngoài hợp lệ.
Hồ sơ đăng ký kết hôn nước ngoài hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn nước ngoài (theo mẫu quy định);
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Được phép, đủ điều kiện kết hôn nước ngoài.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; (Giấy khám sức khỏe kết hôn nước ngoài đủ điều kiện)
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
- Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
Hồ sơ kết hôn nước ngoài lập 02 bộ, nộp tại sở tư pháp Tỉnh nơi có hộ khẩu thường trú của người muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn nước ngoài
1. Khi đến nộp hồ sơ kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt và xuất trình CMND, Hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh, Sổ hộ khẩu. Trong trường hợp chỉ có mặt một bên đến nộp hồ sơ thì bên vắng mặt (là người đang cư trú ở nước ngoài) phải có giấy ủy quyền được chứng thực hợp lệ. Giấy ủy quyền ghi rõ nội dung ủy quyền nộp hồ sơ kết hôn và lý do ủy quyền.
2. Ngày phỏng vấn được ấn định và ghi trực tiếp trên biên nhận nộp hồ sơ. Khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đầy đủ 2 bên nam, nữ, xuất trình CMND, Hộ chiếu, Visa để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn.
3. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải nộp bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt của cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản được cấp từ cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo qui định của Bộ Ngoại giao).
- Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
- Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại theo công văn 246-CV/NGLS ngày 31/05/2005 của Bộ Ngoại giao).
- Đối với công dân có quốc tịch Pháp ngoài giấy xác nhận hiện tại không có vợ hoặc không có chồng còn phải được Tổng Lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận khả năng kết hôn (Công hàm số 472/AL ngày 12/5/2003 của Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam).
4. Sau ngày hẹn trả hồ sơ 07 ngày nếu 2 bên nam nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì hồ sơ sẽ bị huỷ bỏ (không hoàn lại lệ phí). Trường hợp có lý do chính đáng, có yêu cầu khác về thời gian phải có đơn trình bày và hẹn ngày đến ký Giấy chứng nhận kết hôn, nhưng thời hạn kéo dài thêm không quá 90 ngày. Hết thời hạn này nếu các đương sự vẫn có yêu cầu kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu (không hoàn lại lệ phí).
Chuẩn bị tâm lý trước khi cưới
Thủ tục đăng ký kết hôn
Người kết hôn nhiều lần nhất thế giới
Kết hôn trên mạng xu hướng mới của giới trẻ
Tìm hiểu trước khi kết hôn
(ST).