Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc
1 Tờ khai ÐKKH theo mẫu của Bộ Tư Pháp (Ðược UBND phường , xã nơi thường trú xác nhận rõ về tình trạng hôn nhân của đương sự) cấp chưa quá 3 tháng.
2 Bản sao giấy khai sinh theo mẫu qui định.
3 Giấy xác nhận của tổ chức Y tế có thẩm quyền về chuyên môn cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần, hoa liễu và không nhiễm HIV/AIDS.
4 Trong trường hợp người VN đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không trái với quy chế của ngành đó.
Hồ sơ kết hôn phải được lập thành hai bộ nộp cho Sở Tư Pháp. Khi đến nộp và nhận hồ sơ đương sự phải xuất trình Passport, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để cán bộ hộ tịch đối chiếu. Tại TP.HCM mua hồ sơ, nộp hồ sơ và ký hôn thú : liên hệ tại Sở Tư Pháp TP.HCM (143 Pasteur - Q.3 ). Khi đến nộp hồ sơ có thể chỉ một bên nam hoặc nữ đến nộp, nhưng khi đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đủ hai bên nam nữ để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ bộ. Thời hạn ÐKKH là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí ÐKKH là 500.000 đồng.
Đối với người nước ngoài:
1 Tờ khai đăng ký kết hôn (ÐKKH) theo mẫu của Bộ Tư Pháp.
2 Bản sao giấy khai sinh (GKS) theo mẫu qui định (không có GKS có thể nộp giấy chứng nhận ngày tháng năm sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước mà công dân đó thường trú nói rõ pháp luật nước họ không qui định cấp GKS).
3 Giấy xác nhận của tổ chức Y tế cho thẩm quyền về chuyên môn, cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần,hoa liễu và không bị nhiễm HIV/AIDS.
4 Giấy chứng nhận có nội dung chứng minh người đó đang trong tình trạng độc thân (ở nước ngoài) cấp chưa quá 3 tháng. Trường hợp đã có vợ (hoặc chồng) nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao quyết định của Tòa án cho ly hôn hoặc bản sao giấy khai tử.
5 Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người đó thường trú vào thời điểm xin ÐKKH: xác nhận người đó đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn với công dân VN được pháp luật của nước họ công nhận.
Văn bản bằng tiếng nước ngoài phải nộp bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt có công chứng. Văn bản được cấp từ các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại VN thì do Bộ Ngoại giao VN ủy nhiệm hợp pháp hóa. Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự VN tại nước đó hợp pháp hóa. Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang về VN nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này thông qua cơ quan ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại VN thị thực, sau đó Bộ Ngoại giao VN hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ ngoại giao VN ủy nhiệm hợp thức hóa.