Những thực phẩm cấm kỵ khi bị huyết áp thấp
Những cặp đôi thực phẩm và thuốc cấm kỵ dùng chung
Thức ăn cầm tay là những mẩu thức ăn nhỏ mà con bạn có thể tự lấy và tự ăn được một mình. Vì thế, bạn nên để chúng ngay trước mặt bé, trên ghế ăn cao và sạch, bàn ăn hay trên đĩa không vỡ.
Thực tập trước, dinh dưỡng sau
Trước hết, thức ăn cầm tay gần như là công cụ giúp con bạn tập ăn một mình. Điều này giúp bé phát triển kĩ năng sử dụng tay và điều khiển cơ hàm dễ hơn. Tập ăn bằng tay cũng thúc đẩy những kĩ năng cần thiết cho việc ăn bằng muỗng sau này. Có thể đến khoảng tháng thứ 9 hay thứ 10 bé mới biết được cần phải lấy lượng thức ăn cầm tay bao nhiêu mới là đủ. Khi những kĩ năng này đã phát triển thì thức ăn cầm tay sẽ trở thành phần dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Đến lúc đó, con bạn sẽ ăn dược gần hết lượng thức ăn khi bạn cho bé ăn bằng muỗng.
Chiếc cào
Trước khi được 6 tháng tuổi, con bạn thường dùng mặt ngoài bàn tay (mặt bên của ngón út) như chiếc cào để lấy đồ vật nhỏ. Vì bé vẫn chưa đủ khá năng lấy mẩu thức ăn nhỏ nên thức ăn cầm tay trước hết phải lớn. Ví dụ như bánh qui dành cho trẻ mọc răng, mẩu bánh mì dài, bánh mì nướng của Pháp, kẹo mềm hình chữ V, rau cải được nấu đến khi mềm ra, bánh vòng hay bánh kếp...
Cầm bằng lòng bàn tay
Vào khoảng 5 tháng tuổi, khả năng cầm đồ vật bằng lòng bàn tay của bé sẽ phát triển. Thức ăn được giữ trong lòng bàn tay với các ngón khép chặt nhưng ngón cái lại không dược sử dụng và tách biệt hoàn toàn. Khoảng 7 tháng, sự trái ngược của ngón cái bắt đầu phát triển và cả năm ngón sẽ giữ chặt thức ăn trong lòng (cách cầm bằng lòng bàn tay theo kiểu xuyên tâm). Khi dược 8-9 tháng, thay vì dùng lòng bàn tay và ngón tay, bé lại đùng đầu ngón tay để giữ thức ăn (cách cầm bằng ngón tay theo kiểu xuyên tâm).
ĐỪNG QUÊN. Cùng với việc dạy bé cách cầm thức ăn, bạn còn phải hương dẫn bé cách mở bàn tay để buông thức ăn ra. Chắc chắn điều này sẽ khá khó khăn vì phần lớn thức ăn sẽ rơi xuống sàn! Điều quan trọng là bé phải học cách buông thức ăn một cách tự nguyện, vì vậy hãy kiên nhẫn với đứa con bé bỏng củabạn nhé !
Cách cầm theo kiểu càng cua
Bắt đầu vào khoảng giữa tháng thứ 8 và 10, con bạn sẽ sử dụng ngón trỏ, ngón đeo nhẫn và ngón út cùng với ngón cái ở vị trí thấp hơn để giữ đồ vật. Cách cầm theo kiểu càng cua thô sơ này về sau sẽ phát triển thành cách cầm thú kiểu càng cua khéo léo khi mà ngón trỏ và ngón cái vừa sát với nhau để lấy đồ vật nhỏ. Kiểu cầm này thường phát triển khi bé được khoảng 12 tháng và khi ấy bé cũng sẽ đủ khả năng dùng tay ăn những mẩu thức ăn nhỏ.
Những mẩu thức ăn nhỏ và mềm
Thức ăn phải nhỏ vừa phải, khoảng kích thước của Cheeri~ (một loại thức ăn hình tròn, làm bằng lúa mạch và thường dùng với sữa): nếu không bé sẽ bị nghẹn. Nó cũng phải mềm để bé nhai bằng nướu dễ dàng. Lần sau khi đi siêu thị bạn có thể tìm thức ăn cầm tay đóng hộp ở khu thực phẩm cho trẻ. Các loại mới hiện nay có đậu que, cà rết, đào, táo xắt hạt lựu khoảng 1cm. Tuy nhiên, một số loại có thêm muối và theo tôi tất cả đều quá đắt. Thực tế, bạn có thể tự tay làm dễ dàng bằng cách nấu, xắt hạt lựu và đông lạnh.
LƯU ý: Bạn chỉ nên đưa bé 2 hay 3 miếng thức ăn trong một lần, nếu không bé sẽ đưa hết vào miệng và điều này dễ gây nghẹn.
Mách bạn. Thỉnh thoảng bé sẽ gặp khó khăn trong việc lấy trái cây hay những thức ăn ướt vì chúng khá trơn. Vì vậy, bạn có thể giúp bé bằng cách lăn chúng trong yến mạch/bột yến mạch đã xay thành bột trong máy xây sinh tố. Nếu con bạn đủ tuổi đối với sản phẩm lúa mì thì hãy dùng mầm lúa mì hay bột mì thay thế. Trong trường hợp mầm lúa mì có nhiều chỗ dày, bạn có thể dùng máy xay sinh tố nghiền nó thành bột nhuyễn.
LƯU ý. Hãy cẩn thận với những loại thức ăn trơn vì chúng rất dễ trượt vào cổ họng hay khí quản của bé. Bạn nên bọc chúng lại theo hướng dẫn trên.
Từ 12-18 tháng, bạn nên tiếp tục cho bé dùng thật nhiều thức ăn cầm tay. Vì ở tuổi này, khi ăn bằng tay bé sẽ ăn được nhiều hơn khi dùng muỗng.
Đứa con chập chững của bạn sẽ trở thành chuyên gia ăn bằng tay thật sự khi 18-24 tháng tuổi.