Tác dụng của quả sung chữa bệnh dạ dày
Thực phẩm không tốt cho bệnh dạ dày
Video Clip: Thực đơn cho người bị bệnh dạ dày
Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sỹ.
Quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày
Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của các bác sỹ
Vậy, rốt cuộc nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Dưới đây là 11 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày.
Ăn ít các thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Ăn ít các thực phẩm ngâm muối
Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.
Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích
Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Ăn uống điều độ
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
Đúng giờ, định lượng
Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Chọn giờ uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
Chú ý phòng lạnh
Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
Tránh các chất kích thích
Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Thực phẩm làm bênh dạ dày thêm nặng
Khi bị viêm loét dạ dày ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh làm giảm đau, các bác sĩ còn khuyên nên tránh những thực phẩm và đồ uống dưới đây để tránh tình trạng dạ dày bị kích thích
Thịt đỏ
Khi ăn thịt đỏ vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa chúng vì các protein động vật thường có hàm lượng axit cao.
Vì thế, khi muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể phải tăng sản xuất các axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit này đương nhiên là không tốt với người đang có bệnh dạ dày.
Thực phẩm chiên và béo
Những thực phẩm chiên và các loại thực phẩm giàu chất béo như khoai tây chiên giòn, bánh rán cũng thường khiến dạ dày và gan phải làm việc nhiều hơn.
Điều này cũng khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, thêm căng thẳng.
Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều cafein
Những thực phẩm giàu cafein hoặc đồ uống chứa cafein như sô-cô-la nóng, cà phê, trà… khi vào cơ thể thường sản xuất a-xit trong dạ dày. Các a-xit này lại tiếp tục kích thích niêm mạc dạ dày, có thể gây đau và khó chịu nếu dạ dày đã có vết loét hoặc viêm...
Đường và bột tinh chế
Những thực phẩm có đường tinh chế cũng khiến dạ dày “vất vả” để tiêu hóa được hết. Ngoài ra, bạn nên tránh những thực phẩm có chứa bột tinh chế, bao gồm bánh mì trắng, bánh quy giòn, và các loại bánh ngọt được sản xuất thương mại khác.
Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay
Nhiều người cho rằng những thực phẩm cay có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, lại có rất ít bằng chứng y tế đằng sau lời đồn thổi này. Và thực tế đã chứng minh, hầu hết viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn và một số loại thuốc.
Song cũng phải công nhận một điều, các thực phẩm nhiều gia vị và gia vị cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, nếu dạ dày đang bị viêm, loét, hãy hạn chế và tránh xa ớt tươi, ớt bột.
Những thực phẩm giúp bạn ngăn chặn bệnh dạ dày
Hội chứng dạ dày-tá tràng là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong các bệnh lý đường tiêu hóa. Đây là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau như: đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn, nôn và ợ hơi sau ăn…
Do nhiều nguyên nhân gây ra (viêm, loét, bệnh dạ dày chức năng…) nên cách điều trị bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện sức khỏe từng người. Để không mắc phải những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, bạn chú ý bổ sung một số thực phẩm có lợi sau vào thực đơn hàng ngày:
Chuối
Xếp đầu tiên trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.
Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Thực phẩm thô
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…
Sở dĩ nên bổ sung các thực phẩm thô vì trong chúng có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
Táo
Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin - một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.
Bánh mì nướng
Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.
Canh/ Soup
Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine - chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.
Nước dừa
Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Gừng
Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Lối sống làm khổ dạ dày
Công việc quá tải, stress, ăn uống không điều độ… đang là những tác nhân phổ biến khiến hơn 70% người lớn Việt Nam mắc bệnh dạ dày.
Viêm loét mãn tính
Đã gần 10 năm chạy chữa nhưng ông Trần Thanh Hoàng (40 tuổi, ngụ quận 3, TPHCM) vẫn chưa dứt tình trạng đau thượng vị, ợ hơi mỗi lần dùng bữa hoặc đói bụng. Là giám đốc một doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng, ông Hoàng chịu áp lực của công việc làm ăn, tiếp đãi khách hàng và đương nhiên những bữa ăn gia đình đúng giờ đúng bữa không còn trọn vẹn. “Mỗi tuần 3 - 4 bữa ăn nhậu là chuyện thường. Còn bữa ăn, bữa không cũng thỉnh thoảng diễn ra”, ông Hoàng cho biết. Với sinh hoạt lối sống thiếu điều độ và cân bằng, từ lúc 30 tuổi ông Hoàng đã bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khó tiêu, đau thượng vị và sau những lần khám, xét nghiệm tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM được xác định loét dạ dày - tá tràng. Mặc dù đã được điều trị bằng thuốc tây trong thời gian dài, thậm chí những lúc nghe “dân gian” mách nước, ông Hoàng cũng dùng thuốc nam, thuốc bắc nhưng vẫn chưa thể dứt bệnh. Những trường hợp như ông Hoàng hiện khá phổ biến. Theo ghi nhận tại BV Nhân dân 115, Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TPHCM, Nguyễn Tri Phương, trên 60% bệnh nhân người lớn đến khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa đều liên quan đến viêm loét dạ dày - tá tràng.
|
Phần lớn trường hợp loét dạ dày đều được phát hiện qua kỹ thuật nội soi. Ảnh: C.T.V. |
TS-BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phân khoa Tiêu hóa - Gan mật BV Đại học Y Dược TPHCM, cho biết cứ trung bình 10 ca nội soi sau khi được kiểm tra thì 5 ca mắc bệnh đau dạ dày. TS-BS Hoàng nói đây là bệnh phổ biến thường thấy hiện nay nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Theo TS-BS Hoàng, nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày chủ yếu do ảnh hưởng của lối sống như stress, ăn uống không điều độ, hút thuốc, uống rượu… Bệnh có thể biến chuyển nặng, thậm chí dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời. “Nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày là do lượng acid trong dạ dày tăng quá mức làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Thông thường bệnh nhân bỏ qua các triệu chứng ban đầu hoặc nhầm tưởng với bệnh khác. Bệnh càng để lâu càng khó điều trị và dần chuyển sang mãn tính, biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày…”, TS-BS Hoàng cho biết.
Đến trào ngược dạ dày
Không khác so với trường hợp ông Hoàng nói trên, nhưng “thâm niên” bị bệnh đã hơn 20 năm nay và được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày - thực quản, ông Lê Ngọc Ph. (60 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) rất khổ sở vì bệnh tình.
“Sáng dậy là ợ hơi, có khi ợ chua, rồi trong lúc làm việc tự nhiên lên cơn đau quặn”, ông Ph. nói. Đã đi khám và xin tư vấn điều trị bác sĩ gần hết các bệnh viện lớn - nhỏ trong thành phố, cố gắng thay đổi lối sống và sinh hoạt, nhưng ông Ph. vẫn chưa thấy bệnh thuyên giảm.
Chủ nhà thuốc Trần Quang (31 Đỗ Tấn Phong, quận Phú Nhuận) cho biết, số người đến mua thuốc trị chứng dạ dày trào ngược ở cửa hàng ông tăng lên hàng năm, có người đã cả chục năm nhưng không khỏi. “Thường thì cửa hàng tôi bán các loại thuốc như Motilium cho bệnh nhân nhưng chỉ giúp giảm đau khi ăn chứ không dứt bệnh được”, chủ nhà thuốc Trần Quang nói.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo đa số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản tái phát triệu chứng sau khi ngưng điều trị. Bệnh có khuynh hướng gia tăng theo lối sống hiện đại, công nghiệp hóa. Trong đó, béo phì và các chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến căn bệnh.
Trước thực trạng nói trên các chuyên gia y tế cho rằng, ngoài điều trị theo yêu cầu bằng các loại thuốc thì thay đổi lối sống, sinh hoạt là những biện pháp phòng chống, ngăn ngừa hữu hiệu hơn cả. Người bệnh phải giảm béo phì, hạn chế thuốc lá, các loại gia vị quá cay hoặc quá chua, hạn chế các loại nước uống có gas, cà phê đậm, rượu bia. Đồng thời, cần tăng cường vận động, tạo thói quen sinh hoạt điều độ, chừng mực…
“Trong khi chưa có loại thuốc nào có thể phòng ngừa hoàn toàn bệnh đau dạ dày thì một tinh thần sống thoải mái, phong thái sống khỏe mạnh chính là lợi điểm để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh”, TS-BS Bùi Hữu Hoàng khuyến cáo.
Thói quen làm dạ dày xuống cấp
Ngoài vấn đề ăn uống thiếu khoa học, việc lạm dụng thuốc giảm đau cũng có thể dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư…
Ăn trước khi ngủ
Bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, hoa quả… cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
Ăn không đúng bữa
Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Chúng ta thường có thói quen viện tới thuốc giảm đau ngay cả khi chỉ là những cơn đau đơn thuần như đau đầu, đau cơ, đau khớp… mà không hề biết rằng thuốc giảm đau gây tác hại không nhỏ cho dạ dày.
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào.
Do vậy, nếu cơn đau không thực sự nghiêm trọng, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có sự tư vấn của các bác sỹ.
Hút thuốc quá nhiều
Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp, thuốc lá còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
Sa dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Ung thư dạ dày
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
(st)