Thực phẩm tốt cho người bị bệnh khớp
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Thức ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết
Video Clip: Bà bầu bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ và cách chữa
Khi mắc các bệnh về gan, nhất là viêm gan, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển hóa các loại thực phẩm và làm cho người bệnh mất cảm giác thèm ăn hay chán ăn. Mặt khác, nếu dùng chế độ dinh dưỡng không phù hợp khi mắc bệnh về gan sẽ làm cho bệnh lý về gan càng nặng thêm.
Dinh dưỡng phù hợp trong bệnh lý viêm gan là thực hiện chế độ ăn uống có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng này tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.
Dinh dưỡng hợp lý giúp gan hồi phục tốt khi mắc bệnh
|
Trong bệnh lý viêm gan cấp, các tế bào gan bị phá hủy cấp tính cho nên các chức năng hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn và được biểu hiện bằng các dấu hiệu mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay buồn nôn và nôn ói. Khi có một trong các dấu hiệu trên nhất thiết phải đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được khám và được hướng dẫn phương pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, người bệnh phải áp dụng chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý với các loại thức ăn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, không nên kiêng ăn quá mức. Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 - 70g mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh quan niệm cho rằng “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan”, vì chúng không có giá trị trong điều trị bệnh mà đó chỉ là những lời truyền miệng không có chứng cứ khoa học.
Trong trường hợp viêm gan quá nặng với các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, vì chất được chuyển hóa từ đạm là amoniac (NH3) không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Mặt khác cũng cần thiết phải giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì viêm gan có thể dẫn đến tắc mật cho nên không tiêu hóa hết các chất béo mà cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn
Khi mắc bệnh gan tuyệt đối phải ngưng hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Khi sử dụng các loại thuốc tân dược cũng cần phải hết sức thận trọng vì có một số thuốc cũng có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, các thuốc giảm đau kháng viêm, trong đó có cả paracetamol mà trong cộng đồng hiện đang dùng rộng rãi. Những người có tiền căn viêm gan mà mắc các loại bệnh khác, khi đến khám bệnh, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có sự lựa chọn thuốc cho phù hợp tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của gan. Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc cũng là biện pháp hỗ trợ giúp cho gan hồi phục nhanh hơn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.
Trong bệnh lý viêm gan mạn
Khi gan bị viêm mạn tính, hầu hết người bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt mà vẫn cảm thấy sinh hoạt và ăn uống bình thường mặc dù chức năng gan đã có sự biến đổi ngày càng nhiều theo chiều hướng xấu hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người bệnh có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi.
Trong trường hợp này thì chế độ ăn cũng phải cân đối giữa các như chất đường, đạm, béo và tuyệt đối phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Vì có ăn uống đầy đủ chất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể thì mới có đủ sức kháng cự lại tình trạng viêm nhiễm của gan cũng như chống lại các tác dụng phụ do thuốc dùng trong quá trình điều trị gây ra. Khi người bệnh chưa có cảm giác mệt mỏi, chán ăn thì không nên quá kiêng khem trong ăn uống. Vì như thế sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống kém, từ đó người bệnh càng mệt mỏi hơn, thiếu sức đề kháng của cơ thể và làm cho bệnh gan bị nặng hơn.
Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cũng không nên ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ... Cũng cần cung cấp đầy đủ chất bột, đường thông qua các loại bánh, trái cây ngọt để tránh tình trạng hạ đường huyết. Mặt khác, trong bệnh lý viêm gan mạn tính, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia và các loại thức uống có cồn vì như thế sẽ làm cho tình trạng viêm của gan càng nặng thêm. Để giúp gan hồi phục, trong quá trình điều trị cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Nếu viêm gan mạn do rượu, cần phải bổ sung thêm vitamin nhóm B và acid folic đồng thời phải nghỉ ngơi và sinh hoạt bình thường, nên tập thể dục, thể thao vừa sức, tránh lao động quá nặng nhọc.
Trong vàng da tắc mật
Trong trường hợp có vàng da do tắc mật, người bệnh thường bị tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa chất béo. Ở trường hợp này, trong chế độ ăn phải hạn chế các chất mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu nhất là dầu đậu nành để giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
Trong những năm gần đây, người ta ý thức hơn về vấn đề dinh dưỡng trong việc bảo trì sức khỏe cũng như chữa trị bệnh tật. Tuy "Ăn để sống, chứ không phải sống để ăn", chúng ta không nên chỉ ăn để sống "qua ngày". Ăn đúng cách có thểả giúp phòng ngừa bệnh tật, hoặc thuyên giảm nhiều triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên nói thì dễ, làm thì khó. Ngoài sự hiểu biết sâu xa về các loại dinh dưỡng, người muốn ăn đúng cách cần một ý chí cương quyết và bền bỉ. Ăn đúng "kiểu", chưa chắc đã ăn đúng cách. Ăn uống kiêng khem "cực khổ", chưa chắc sẽ tạo cho cơ thể chúng ta một môi trường thuận lợi. Nếu chúng ta ăn gạo lức muối mè ngày này qua tháng nọ, chẳng hạn; hoặc ăn trường chay một cách tuyệt đối mà không để ý đến các chất đạm hoặc chất bổ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ thiếu dần nhiều chất dinh dưỡng một cách kinh niên, và từ đó đưa đến nhiều bệnh tật.
Thông thường, khi cơ thể chúng ta còn khỏe mạnh, chưa bệnh tật, ăn uống một cách "bừa bãi", "cẩu thả" cũng chỉ gây ra một số hậu quả không tốt nếu chúng ta tiếp tục "vung vít" "phá giới" từ ngày này qua tháng nọ. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng trở nên vô cùng quan trọng khi gan của chúng ta bị viêm, không còn tốt như xưa.
Dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan được phân biệt tùy theo bệnh trạng của mỗi cá nhân:
1) Người bị viêm gan cấp tính (acute hepatitis)
2) Người bị viêm gan kinh niên (chronic hepatitis) và
3) Người bị chai gan (liver cirrhosis) hoặc ung thư gan (liver cancer).
Nói đến dinh dưỡng chúng ta thường gặp nhiều lời khuyên khác nhau, truyền tụng từ người này qua người nọ, từ đời này qua đời kia. Một số lời khuyên rất đúng và rất nên được ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Ngược lại, nhiều lời khuyên hoàn toàn sai lầm và không dựa vào bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cả. Những lời khuyên truyền khẩu này nhiều khi đã được phổ biến từ nhiều thế hệ khác nhau, nên được in sâu vào ký ức của đại chúng.
Thậm chí nhiều lời khuyên rất phản khoa học đã và đang được xem như một trong những món quà tinh thần cao quý, trao đổi cho nhau, từ người này sang người khác, và như thế cứ tiếp tục được duy trì và ứng dụng một cách rất phổ thông. Áp dụng những lời khuyên vô lý này vào cách thức ăn uống không những không mang lại một lợi ích nào mà còn có thể làm cho cơ thể của chúng ta mỗi ngày một yếu đi, một nhiều bệnh tật hơn.
Hơn nữa, không phải bệnh nào cũng có thể chữa được bằng thức ăn. Và không phải thức ăn nào cũng được xem như thuốc chữa bệnh. Theo định nghĩa, "thuốc" là một chất hóa học có thể ứng dụng để trị bệnh hoặc chữa lành thương tích. Nếu thực phẩm được dùng như thuốc trị bệnh, chúng sẽ có tất cả các phản ứng phụ nếu "dùng" không đúng cách hoặc quá "dose".
MỤC TIÊU CHÍNH CỦA DINH DƯỠNG
Thực phẩm chứa đựng nhi���u chất đạm (protein), chất đường/bột (sugar/carbon hydrate), chất mỡ (fat/cholesterol), sinh tố (vitamin), khoáng chất (trace elements), chất sơ (fiber) v.v. theo những tỷ lệ khác nhau. Tùy theo tuổi tác, trọng lượng, nghề nghiệp cũng như sinh hoạt thể thao và phái giới, chúng ta mỗi ngày cần từ 30 đến 35 Kcal. cho mỗi ký lô trọng lượng cơ thể. Về chất đạm (protein) chúng ta cần từ 1 đến 1.5 gm cho mỗi một ký lô trọng lượng mỗi một ngày. Nói một cách khác, nếu một người lớn nặng khoảng 70 ký, họ cần phải ăn từ 2,100 đến 2,450 Kcal và 70 đến 90 gm chất đạm mỗi ngày.
Tuy một gram chất mỡ chứa nhiều nhiên liệu hơn một gram chất đường, chất bột hoặc chất đạm, chúng ta nên dùng chất mỡ/ béo càng ít càng tốt. Tổng số năng lượng mỗi ngày không nên nhiều hơn 30% dưới dạng mỡ.
Sau đây là bản so sánh giữa các nhiên liệu chứa đựng trong các loại thịt thông thường:
90 Grams | Chất Ðạm (Proteins) | Năng Lượng (Calories) |
Mỡ (Fat) |
Mỡ Bảo Hòa (Saturated Fat) | Choles-terol (mg) |
Thịt Bò |
21 g |
240 |
15 |
6.4 |
77 |
Thịt Cừu |
14 g |
205 |
20 |
8.8 |
63 |
Thịt Dê |
26 g |
136 |
2.8 |
1 |
66 |
Thịt Gà Tây |
25 g |
135 |
3 |
0.9 |
59 |
Thịt Gà |
20 g |
140 |
1 |
0.3 |
55 |
Thịt Heo |
14 g |
275 |
18.2 |
6.8 |
62 |
Thịt Nai |
26 g |
126 |
1.6 |
0.6 |
65 |
Ngoài ra, mỗi một ngày chúng ta nên ăn khoảng 20 đến 30 gram chất sơ. Ðiều này nói dễ hơn làm. Tuy chất sơ có nhiều trong các loại rau và trái cây, muốn đạt được số lượng chất sợi kể trên chúng ta phải ăn từ 10 đến 15 các loại trái cây khác nhau mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể bị "sình bụng" khi ăn quá nhiều chất sợi. Ðể tránh bị những phản ứng phụ này, quý vị có thể tăng số lượng trái cây và rau quả một cách từ từ. Sau đây là một vài thí dụ điển hình của thức ăn chứa đựng nhiều chất sơ:
Thức Ăn |
Khẩu Phần |
Chất Sơ (grams) |
Bánh Mì Nâu (whole wheat) |
1 lát |
2.0 |
Bánh mì trắng |
1 lát |
0.9 |
Broccoli |
1 cốc (cup) |
6.5 |
Cam |
1 quả nhỏ |
3.0 |
Cà Rốt sống |
4 củ |
1.7 |
Chuối |
1 trái cỡ trung |
2.0 |
Cơm trắng |
1 bát nhỏ |
1.5 |
Dứa tươi |
3/4 cốc (cup) |
1.4 |
Ðậu Ðen / Ðậu Ðỏ |
1/2 cốc (cup) |
5.5 |
Ðậu Ðũa |
1 cốc (cup) |
4.2 |
Gạo Lức |
1/2 cốc (chưa nấu) |
5.5 |
Khoai Tây |
1 củ nhỏ |
4.2 |
Lê |
1 trái nhỏ |
3.0 |
Mận khô |
3 trái nhỏ |
1.7 |
Mận tươi |
2 trái nhỏ |
2.4 |
Măng tây |
1/2 cốc (cup) |
1.8 |
Nho tươi |
15 trái nhỏ |
0.5 |
Sà lách xanh |
1 cốc (cup) |
0.5 |
Táo |
1 trái nhỏ |
2.8 |
Xoài |
1 quả nhỏ |
6.0 |
Nếu vì một lý do nào đó, quý vị không thể ăn đủ 20 đến 30 grams chất sơ mỗi ngày, quý vị có thể uống thêm một số chất sợi được bầy bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ như Citrucel, Fiberall, Metamucil v.v. Nếu được quý vị nên chọn loại chất sợi có thể tan trong nước (water soluble fiber) như methylcellulose, và tránh dùng những chất sợi như psyllium. Chất psyllium có thể lên men trong ruột già gây ra sình bụng hoặc đau "quặn bụng". Các loại rau muống, rau rền, rau cải cúc v.v. là những thức ăn thuần túy Việt Nam với số lượng chất sợi rất cao.
THỰC PHẨM CHO NGƯỜI VIÊM GAN CẤP TÍNH:
Khi bị viêm gan cấp tính, bệnh nhân có thể bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa, tương tự như những cơn cảm cúm đường ruột hay khi bị ngộ độc thức ăn. Nếu nôn ói trở nên trầm trọng hơn hoặc tiếp tục kéo dài, họ phải nhập viện trước khi kiệt sức vì mất quá nhiều nước.
Ngược lại, nếu chỉ hơi nôn nao khó chịu, bệnh có thể được chữa tại gia. Trong trường hợp này, họ chỉ nên dùng các thức ăn nhẹ, không dầu mỡ, ít gia vị. Thường nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng, khi cơ thể còn tương đối khỏe mạnh. Vào xế chiều cơ thể bệnh nhân viêm gan cấp tính thường mệt mỏi hơn, nên dễ buồn nôn hơn. Ðể tránh bị đầy bụng, khó chịu buồn nôn sau mỗi bữa ăn, họ nên thi hành câu châm ngôn: "Ăn ít no lâu, ăn nhiều dễ ói". Nghĩa là họ nên ăn thành nhiều bữa, mỗi lần một ít. Một số bác sĩ tin rằng, người bệnh viêm gan cấp tính nên ăn nhiều năng lượng (calories) hơn so với lúc chưa bị bệnh. Năng lượng này rất cần thiết trong việc hồi phục những tế bào gan nói riêng và toàn cơ thể nói chung.
Như đã trình bầy trong chương "Bệnh viêm gan A", quý vị nên dùng phương pháp "đau đâu chữa đó". Ðiều này có nghĩa là quý vị chỉ nên uống thuốc trong trường hợp thật cần thiết mà thôi. Tránh dùng quá liều các loại thuốc có thể hại đến gan, chẳng hạn như Tylenol (Acetaminophen). Tránh uống rượu và bia. May mắn thay, đa số triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính từ các loại vi khuẩn viêm gan, nếu có, chỉ kéo dài vài ngày tới vài tuần. Một khi gan bình phục bệnh nhân có thể ăn uống lại bình thường mà không phải kiêng cữ gì cả.
Cho đến nay Hội Y Sĩ Ðoàn Hoa Kỳ vẫn chưa có lời khuyên chính thức về thực đơn hay thực phẩm dành riêng cho người bị viêm gan kinh niên. Bệnh nhân viêm gan kinh niên trong những giai đoạn đầu, thường vẫn tiếp tục cảm thấy rất khỏe khoắn. Sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn vẫn chưa gặp bất cứ một trở ngại nào. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, hệ thống tiêu hóa trở nên yếu dần. Vì thế, người bị viêm gan kinh niên, với thời gian tính, không ít thì nhiều sẽ bị thiếu dinh dưỡng, mặc dầu cơ thể bên ngoài của họ vẫn có vẻ "mập mạp" và khỏe mạnh như xưa. Nói một cách khác, người viêm gan kinh niên không nên ăn uống kiêng khem một cách cực khổ. Họ cần phải ăn uống thật đầy đủ với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi mỗi ngày, để cung cấp cho cơ thể những chất bổ, chất đạm cần thiết. Họ nên uống mỗi ngày một viên multi-vitamin. Ngoài thuốc bổ thông thường họ cần uống thêm thiamine và folic acid, nhất là nếu họ bị viêm gan vì uống rượu bia quá nhiều trong một thời gian quá lâu.
Rượu bia là một độc chất nguy hiểm đưa đến viêm và chai gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rượu bia nếu uống thái quá sẽ làm bệnh viêm gan do vi khuẩn viêm gan (nhất là vi khuẩn viêm gan C phát triển nhanh chóng hơn và trầm trọng hơn. Vì thế bệnh nhân sẽ giảm tuổi thọ nhiều hơn và nhanh chóng hơn so với những người cũng bị viêm gan mà không hề uống rượu. Theo thông cáo của Học Viện Y Tế Quốc Gia (National Institutes of Health) vào năm 1977 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn viêm gan không nên uống rượu. Nếu uống, không được uống quá một ly rượu nhỏ mỗi ngày. Tốt hơn hết, nên tránh hoàn toàn rượu bia, để tránh tình trạng "châm dầu vào lửa".
Trong cơ thể gan là cơ quan chứa đựng nhiều chất sắt. Gan của người bị nhiễm vi khuẩn viêm gan C có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn bình thường. Quá nhiều chất kim loại này trong cơ thể, nhiều bộ phận khác nhau, như tim, tụy tạng và gan sẽ bị tổn thương. Hơn nữa, tác dụng của thuốc Interferon có thể giảm đi nhiều phần, nếu cơ thể của bệnh nhân chứa đựng quá nhiều chất sắt. Vì thế, bệnh nhân bị viêm gan C với lượng sắt cao trong máu, nhất là khi gan bị chai nên tránh uống thuốc bổ có chất sắt hoặc thực phẩm như thịt đỏ, gan, huyết v.v. Ðây là lý do tại sao ăn gan không những không bổ gan, mà còn có thể làm hại gan hơn. Nên tránh nấu ăn bằng nồi niêu làm bằng sắt hay lót với chất sắt. Khi dự trữ thức ăn, nên dùng các loại hộp bằng nhựa hoặc thủy tinh. Tránh dùng những hộp bằng kim loại.
Mập phì (obesity), bệnh mỡ cao hoặc tiểu đường thường đưa đến bệnh gan nhiễm mỡ (fatty liver). Lâu dần gan có thể bị viêm. Những người này nếu xuống cân hay giảm lượng Cholesterol thì gan có thể tốt hơn. Bệnh nhân bị viêm gan vì thế nên tập thể dục đều đặn, bớt ăn nhiều chất béo, cholesterol, đường. Vì béo phì là một căn bệnh có tính cách kinh niên, kinh niên (chronic disorder), nên những người quá mập cần được theo dõi kỹ lưỡng và phải xuống ký theo một chương trình giảm cân đặc biệt. Nếu ăn uống không đúng cách, họ có thể trở nên thiếu dinh dưỡng một cách trầm trọng mặc dầu thân hình vẫn có vẻ mập mạp, "tốt tướng".
Nói một cách tổng quát, muốn xuống ký, chúng ta phải ăn ít hơn số calories cần thiết. Tập thể dục là một cách thức tăng cao số năng lượng cơ thể tiêu thụ mỗi ngày. Tập thể dục còn giúp cho cơ thể chúng ta được cứng cáp và ít bệnh tật hơn. Tùy theo cách thức tập thể dục, cơ thể sẽ "đốt" một số năng lượng thặng dư. Sau đây là bản tóm tắt về thời gian tập thể dục cần thiết để tiêu hủy năng lượng tương đương của một số thức ăn thông dụng:
Như thế, dựa vào bản tóm tắt kể trên, nếu quý vị đi bộ khoảng nửa tiếng đồng hồ (và toát mồ hôi rất nhiều), rồi sau đó ăn một bánh cookie với một lon nước ngọt, quý vị đã "đổ đầy một bình xăng mới" và sẽ không xuống một ký lô nào cả.
Thời Gian Tập Thể Dục (phút) để tiêu thụ Thực Phẩm đã dùng |
||||||
Thức Ăn |
Kilo-cal |
Hoạt động cơ thể |
||||
Ði bộ |
Ði xe đạp |
Bơi lội |
Chạy bộ |
Nằm nghỉ |
||
1 thìa cottage cheese |
27 |
5 phút |
3 phút |
2 phút |
1 phút |
21 phút |
1 củ carrot sống |
42 |
5 phút |
4 phút |
4 phút |
2 phút |
32 phút |
1 bánh cookie |
51 |
10 phút |
6 phút |
5 phút |
3 phút |
39 phút |
1 quả cam |
68 |
13 phút |
8 phút |
6 phút |
4 phút |
52 phút |
1 ly sữa ít mỡ |
81 |
16 phút |
10 phút |
7 phút |
4 phút |
62 phút |
1 thìa mayonnaise |
92 |
18 phút |
11 phút |
8 phút |
5 phút |
71 phút |
2 lát bacon |
96 |
18 phút |
12 phút |
9 phút |
5 phút |
74 phút |
1 quả táo lớn |
100 |
19 phút |
12 phút |
9 phút |
5 phút |
78 phút |
1 lon nước ngọt |
106 |
20 phút |
13 phút |
9 phút |
5 phút |
82 phút |
1 trứng chiên |
110 |
21 phút |
13 phút |
10 p hút |
6 phút |
85 phút |
1 chai bia |
114 |
22 phút |
14 phút |
10 phút |
6 phút |
88 phút |
2 lát ham |
167 |
32 phút |
20 phút |
15 phút |
9 phút |
128 phút |
1 ly kem nhỏ |
193 |
37 phút |
24 phút |
17 phút |
10 phút |
148 phút |
1/2 ức gà chiên |
232 |
45 phút |
28 phút |
21 phút |
14 phút |
178 phút |
Tuna salad |
278 |
53 phút |
34 phút |
25 phút |
14 phút |
214 phút |
Hamburger |
350 |
67 phút |
43 phút |
31 phút |
18 phút |
269 phút |
1 ly Milk shake |
421 |
81 phút |
51 phút |
38 phút |
22 phút |
324 phút |
Chất đạm từ động vật được tìm thấy rất nhiều trong các loại cá, thịt, tôm v.v.
Chất đạm (protein) đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong việc bảo trì và tăng trưởng bắp thịt trong cơ thể chúng ta. Chất đạm cũng giúp cơ thể tự chữa bệnh và hồi sức. Người bị bệnh gan cần ăn uống đầy đủ chất đạm để giúp tế bào gan tăng trưởng và hồi phục mau chóng. Tùy theo tuổi tác, trọng lượng, nghề nghiệp cũng như sinh hoạt thể thao và phái tính nam nữ, bệnh nhân cần từ 1 đến 1.5 gm chất đạm mỗi ngày cho mỗi một ký lô trọng lượng cơ thể. Người ta thường hiểu lầm là bệnh nhân viêm gan phải tránh chất đạm, không được ăn quá nhiều thịt, nhất là lòng đỏ trứng gà. Ðiều này chỉ đúng khi gan bị chai quá nặng mà thôi.
Khi bệnh trở nên nặng hơn, khả năng bài tiết chất mật của gan giảm dần. Thiếu chất mật sự tiêu hóa và hấp thụ dầu mỡ trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân có thể bị sình bụng, khó chịu hoặc tiêu chảy. Các loại vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E sẽ không được hấp thụ như mong muốn. Vì thế nếu không uống thêm Vitamin D (5,000 - 8,000 IU mỗi ngày) và calcium, xương của họ có thể sẽ xốp hơn và dễ gẫy hơn. Nên uống thêm Vitamin A từ 10,000 đến 25,000 IU mỗi ngày và Vitamin E từ 50 đến 400 IU mỗi ngày. Một số bác sĩ cũng khuyên nên uống thêm Vitamin C mỗi ngày. Nếu khả năng tiêu hóa dầu mỡ thuyên giảm trầm trọng hơn, bệnh nhân viêm gan B kinh niên có thể uống thêm một số thuốc như Kuzyme HP, Creon 20, v.v.
Trong trường hợp này, khả năng hoạt động của gan đã bị suy giảm rất nhiều. Gan không còn cung cấp cho cơ thể đầy đủ những hóa chất và chất đạm. Khả năng loại bỏ chất độc, chất dơ và cặn bã trong người giảm dần. Áp xuất tĩnh mạch cửa tăng cao. Người bị chai gan vì thế dễ bị phù thủng. Nước ứ đọng trong người làm bụng sình trướng. Bệnh nhân thường đau bụng tiêu chảy, đi cầu ra máu hoặc đôi khi ói ra máu. Bụng đau lâm râm, không biết đói, thức ăn trở nên vô vị. Vấn đề dinh dưỡng bấy giờ cần phải kiểm soát một cách kỹ lưỡng với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Người bị chai gan chỉ nên ăn dưới 2 grams muối mỗi ngày, nghĩa là ít hơn một thìa café muối. Một cách giản dị, đừng chấm thêm nước mắm, xì dầu hoặc rắc thêm mắm muối vào thức ăn đã được dọn ra bàn. Ăn quá mặn, nước sẽ ứ đọng trong cơ thể, sinh ra cổ trướng, phù thủng v.v. Ða số các bệnh nhân, vì thế, phải uống thêm thuốc lợi tiểu. Trong giai đoạn này, bệnh bắt đầu bước vào "vòng luẩn quẩn" không lối thoát. Uống quá ít nước cơ thể sẽ bị khô khan, áp xuất máu xuống quá thấp đưa đến chóng mặt, nhức đầu v.v. Uống quá nhiều nước, cơ thể bị phù thủng. Không uống thuốc lợi tiểu, nước sẽ ứ đọng lại trong bụng (cổ trướng), gây ra khó thở. Uống quá nhiều thuốc lợi tiểu, các chất điện giải (electrolytes) mất thăng bằng gây ra nhiều hậu quả không kém phần tai hại.
Ðể tránh bệnh loạn trí gây từ chai gan (hepatic encephalopathy), bệnh nhân nên giảm thiểu chất đạm từ động vật như thịt, cá, trứng gà/vịt, sữa. Không nên dùng quá 0.8 gram chất đạm từ động vật cho mỗi ký lô trọng lượng mỗi ngày. Ammonia từ chất đạm của thịt nếu tăng quá cao sẽ làm bệnh nhân trở nên mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu minh mẫn, kém tỉnh táo và nếu nặng hơn loạn trí, hôn mê bất tỉnh. Mặt khác người ta nhận thấy chất đạm từ thực vật như đậu nành, đậu hũ dễ ăn hơn và có thể tránh được những hậu quả của bệnh loạn trí. Vì thế, người bị chai gan, nên ăn rau quả nhiều hơn thịt. Họ có thể ăn từ 70 đến 80 gram chất đạm từ thực vật mỗi ngày. Ăn nhiều rau còn mang lại một lợi điểạm khác không kém quan trọng. Ðó là bớt bón. Khi bị bón, các độc tố, trong đó có chất ammonia chế tạo từ vi trùng trong ruột già một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy rằng, nếu ăn nhiều chất sơ, bệnh tiểu đường cũng có thể suy giảm.
Thuốc Bổ cho Người bị Viêm Gan Kinh niên |
Vitamin A: 10,000 đến 25,000 IU mỗi ngày |
Thuốc Bổ cho người bị Chai Gan |
Thuốc bổ ở trên cộng thêm Vitamin K: từ 2.5 đến 5.0 mg mỗi ngày |
Ngoài các loại thuốc bổ dùng cho người bệnh viêm gan kinh niên, bác sĩ có thể sẽ cho uống thêm Vitamin K từ 2.5 đến 5.0 mg mỗi ngày, nếu bệnh nhân có khuynh hướng chảy máu, hoặc các chất khoáng như Magnesium glunate, zinc sulfate v.v.
Người bị chai gan cần phải ăn thật nhiều chất sơ để tránh bị bón. Trung bình họ cần đi đại tiện ít nhất 2 đến 3 lần mỗi ngày. Một lần nữa điều này nhấn mạnh sự quan trọng của rau và trái cây trong việc trị bệnh nói chung và bệnh viêm gan nói riêng. Khi đi cầu nhiều lần trong ngày, phân thành hình trong ruột già sẽ bị "tống" ra ngoài một cách kịp thời, trước khi chúng bị lên men bởi vi trùng. Khi bị bón, các độc tố bài tiết từ các vi trùng có thể đi thẳng vào máu, làm tê liệt tế bào óc của người bị chai gan. Người ta cũng nhận thấy yogurt và sữa hoặc chất men Lactobacillus acidophilus nếu dùng đúng cách có thể hóa giải chất ammonia trong phân.
Tóm lại, thực phẩm cho người chai gan và ung thư gan trở nên rắc rối và phức tạp hơn nhiều so với dinh dưỡng cho người chỉ bị viêm gan trong những giai đoạn đầu. Bệnh nhân chai gan mất dần khả năng loại bỏ nhiều độc tố khác nhau trong cơ thể nên dễ bị ngộ độc. Thức ăn thông thường hằng ngày nay cũng có thể biến thành chất độc và trở nên nguy hiểm nếu ăn quá nhiều hoặc quá ít. Thực phẩm cần được lựa chọn kỹ lưỡng hơn, và cách thức cũng như giờ giấc ăn uống cũng phải thay đổi vì cơ thể người bị chai gan yếu dần. Họ thường cảm thấy uể oải, thiếu sinh lực, ăn không ngon, bụng không đói, miệng không thèm ăn, phần vì ăn không tiêu, phần vì mùi vị thức ăn thơm ngon ngày xưa nay trở nên khó chịu, lợm giọng buồn nôn. Bệnh nhân vì thế nếu không được chữa trị đúng cách, sẽ lìa trần sớm hơn. Sau đây là một vài phương pháp có thể giúp người bị chai gan thoải mái hơn trong vấn đề ăn uống hằng ngày.
Nói đến dinh dưỡng chúng ta không thể không đề cập đến thức ăn và cỏ cây dùng trong việc chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật. Người ta vẫn cho rằng, ăn gì bổ nấy. "Ăn gan, bổ gan. Ăn óc, bổ óc". Tiếc thay câu này không được đúng cho lắm. Gan tuy chứa đựng nhiều chất đạm và khoáng chất khác nhau, tiêu thụ nhiều gan có thể làm gan bị hư hại nhanh chóng hơn.
Trong thế kỷ vừa qua, song song với lối chữa trị chính thống Tây Y, khuynh hướng chữa bệnh theo những phương thức khác biệt (alternative medicine) tại Hoa Kỳ gia tăng một cách nhanh chóng. Phương thức này bao gồm tất cả những lối chữa trị không dựa theo lý thuyết truyền thống y khoa Tây phương. Thí dụ điển hình như châm cứu (acupuncture), bấm huyệt (acupressure), chỉnh xương (chiropractic medicine), đấm bóp (massage), yoga, dinh dưỡng trị liệu, tập dưỡng sinh, dược thảo (herbal medicine), trị liệu đồng căn (homeopathy, một hệ thống y khoa dựa trên lý thuyết "lấy độc trị độc") v.v. Và như thế, vào năm 1997, công dân Mỹ đã chi khoảng 21.2 tỷ Mỹ Kim cho những phương pháp khác biệt này.
Nếu chỉ nói riêng về "dinh dưỡng trị liệu ngoại phương" (alternative nutritional therapy), vào năm 1996 trên nước Mỹ các chợ bán "thực phẩm dinh dưỡng" ("health food" stores) mọc lên như nấm với gần 10,000 tiệm giải rác khắp nơi trên toàn lãnh thổ. Số nhuận lợi lên đến 7.6 tỷ Mỹ kim mỗi năm, trong đó có 3 tỷ Mỹ kim chỉ dành riêng cho các loại thuốc bổ. Theo nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau, ít nhất 40% bệnh nhân viêm gan kinh niên tại Hoa Kỳ, đã và đang chữa trị bằng một trong những phương pháp kể trên, trong đó dinh dưỡng trị liệu đã và đang đóng một vài trò cực kỳ quan trọng.
Thật ra, tất cả thức ăn và nước uống hằng ngày của chúng ta đều mang lại không ít thì nhiều một số hóa chất có đặc tính chữa bệnh. Những triệu chứng của bệnh cảm cúm chẳng hạn, có thể được thuyên giảm phần nào bằng một tô cháo hành nhiều tiêu hoặc một ly trà nóng với ít chanh và mật ong hoặc pha với quế v.v. Hơn nữa, mỗi một loại gia vị dùng trong việc nấu nướng có thể được xem như một loại dược thảo với đặc tính thuyên giảm một hay nhiều triệu chứng nào đó. Thí dụ điển hình như ngũ vị hương, bột cà ri, hồi, ngò, húng, quế, xả, ớt, hành, tỏi v.v. Và như thế, trong mỗi lần ăn uống, chúng ta sẽ cung cấp cho cơ thể một số nhiên liệu cũng như một số dược thảo.
Vì thế, người Việt có khuynh hướng phân biệt thực phẩm thành hai loại. Thức ăn "nóng" và thức ăn "mát". Khi gan bị nóng, dùng thức ăn "mát" sẽ giúp gan đỡ viêm hơn. Thí dụ điển hình cho thức ăn "mát" để trị bệnh "nóng" gan là artichoke, nói theo tiếng Pháp là artichaud. Một số nhà vạn vật thiên nhiên cho rằng artichoke dự trữ nhiều chất cynarin với khả năng bảo vệ và duy trì tế bào gan. Họ cũng tin rằng chất hóa học này có khả năng kích thích sự di chuyển của chất mật tiết từ gan xuống túi mật. Vì thế, một viện bào chế dược phẩm Pháp đã sản xuất và bầy bán thuốc artichoke với tên là Chophytol. Tuy nhiên, công hiệu của artichoke trong việc chữa trị bệnh viêm gan chưa được chứng minh và công nhận bởi cơ quan FDA và Hội Y-Sĩ Ðoàn Hoa-Kỳ.
Vì đây là một thức ăn rất "lành", nên theo tôi nghĩ, quý vị vẫn có thể tiếp tục nấu lấy nước mà uống. Trái artichoke ăn ngon miệng, nên nếu không giúp được chữa bệnh, cũng mang lại cho chúng ta những giây phút thoải mái trong lúc thưởng thức món ăn tinh khiết này.
Một loại thuốc khác rất thịnh hành trong cộng đồng người Việt là Sulfarlem. Thuốc này có tên hóa học là anetholtrihione do viện bào chế Solvay Pharma sản xuất. Dựa theo tài liệu của hãng thuốc này, Sulfarlem là một loại thuốc có khả năng kích thích chức năng tiết chất mật của gan (biliary function stimulant) và được dùng trong việc điều trị những triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa (digestive problems) và trong trường hợp khô miệng vì tuyến nước bọt không bài tiết đầy đủ. Tuy họ không hề đề cập đến khả năng chữa trị bệnh viêm gan, rất nhiều bệnh nhân vẫn uống thuốc này hàng ngày, với hy vọng là gan của họ sẽ bớt bị "nóng". Thuốc này cũng không được FDA công nhận trong việc chữa trị bệnh viêm gan và không được dùng trong trường hợp có sạn trong túi mật.
Một trong những thức ăn khác rất thịnh hành trong dân gian dùng để chữa trị bệnh viêm gan là tỏi. Tỏi với hai chất hóa học germanium và selenium vẫn được xem như một chất thiên nhiên có khả năng tẩy độc, khử trùng và làm các mạch máu dẻo dai hơn. Tiếc thay, tỏi vẫn chưa được chứng minh một cách khoa học về công dụng chữa bệnh sưng gan. Hơn nữa trong tỏi có rất nhiều chất Sulfur, nên nếu ăn quá nhiều tỏi, chúng ta có thể bị ngộ độc, da bị nổi ngứa, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi đi cầu ra máu hoặc làm tuyến giáp trạng thay đổi bất thường.
Vào năm 1994, dưới áp lực mãnh liệt của dân chúng, chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật với tên là Dietary Supplement Health and Education Act. Trong đạo luật này, thảo mộc được xếp vào loại "thức ăn bổ túc" ("food supplements"); và các viện bào chế dược thảo được phép sản xuất và bầy bán thuốc trên thị trường một cách dễ dàng, mà không phải trải qua những cuộc thử thách khó khăn như trong trường hợp của các loại thuốc tây. Họ chỉ đòi hỏi là hãng bào chế phải bảo đảm với người tiêu thụ là thuốc không gây ra phản ứng phụ. Vì được xem là một loại thức ăn, các loại thuốc cỏ cây này không bắt buộc phải theo một quy luật nhất định. Họ có thể thay đổi chất lượng và hình thù của thuốc bất cứ lúc nào mà không cần phải trải qua những thủ tục hành chánh rất phức tạp chỉ dành riêng cho các loại thuốc tây. Chính phủ chỉ đưa ra một điều kiện độc nhất là khi bán thuốc, họ không được phép công bố là thuốc của họ có thể "chữa dứt bệnh" ("cure") cho bất cứ một triệu chứng hay một căn bệnh nào. Vì thiếu sự kiểm soát khắc khe của Cơ Quan Thực và Dược Phẩm (Food and Drug Administration viết tắt là FDA), chất lượng và phẩm chất của các loại thuốc này không được đồng nhất và có thể thay đổi rất nhiều từ hãng thuốc này qua hãng thuốc nọ.
Dựa theo cuộc nghiên cứu về thuốc sâm bày bán trên nước Mỹ của tờ Consumer Reports, nhiên liệu chính của sâm là chất ginsenosides thay đổi từ 3 đến 23.2 mg trong mỗi viên thuốc tùy theo viện bào chế. Ðiều này có nghĩa là quý vị phải uống 10 viên thuốc sâm của hãng này mới có công hiệu của một viên thuốc của hãng kia.
Cũng trong một cuộc nghiên cứu tương tự về thuốc dehydroepiandrosterone (DHEA), người ta khám phá ra trong số 16 hãng bào chế thuốc này, có 3 hãng hoàn toàn không chứa một tý thuốc nào trong những viên thuốc của họ, 4 hãng khác chứa ít hơn 80% chất thuốc đã liệt kê, và một hãng khác chứa 150% nhiều hơn lời khai trên chai thuốc. Vì thế, khi uống thuốc cỏ cây, không những chúng ta phải tự hỏi về khả năng chữa trị bệnh của thuốc mà còn phải nghiên cứu về phẩm chất và số lượng của viên thuốc mà chúng ta sắp uống. Tiếc thay, điều này nói thì dễ, làm thì khó, nên đa số bệnh nhân khi uống thuốc cỏ cây, thường "nhắm mắt uống đại", mà người Mỹ vẫn thường nói: "Take it at your own risks".
Có lẽ thuốc đã và đang được nhiều người dùng nhất để chữa trị bệnh viêm gan là Milk Thistle. Chất hóa học chính trong loại cỏ gai này là silymarin, một loại dược thảo đã được dùng trong hơn 2000 năm qua. Từ thời trung cổ, người Hy Lạp đã dùng thuốc này để "lọc gan" ("liver cleanser"). Thuốc được rút tỉa từ rễ và các hạt của loài cỏ với tên thảo mộc là silibum marianum.
Các nhà sản xuất milk thistle cho rằng chất silymarin có khả năng bảo vệ gan không bị tàn phá bởi nhiều độc tố khác nhau, nhất là trong trường hợp ngộ độc với nấm Amanita phaloides và trong trường hợp viêm gan vì nghiện rượu quá nhiều trong một thời gian quá lâu. Dựa theo kết quả của 16 cuộc nghiên cứu trên toàn thế giới về công dụng của milk thistle, người ta nhận thấy, phân hóa tố ALT và chất mật bilirubin có khuynh hướng giảm xuống sau một thời gian chữa trị bằng chất silymarin. Tuy nhiên, không một cuộc nghiên cứu nào có thể chứng minh một cách cụ thể về khả năng chống lại sự tàn phá của vi khuẩn viêm gan B và C. Tuy hãng bào chế thuốc thường khẳng định là thuốc không có phản ứng phụ, bệnh nhân thường hay đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn sau khi uống thuốc.
Một loại thuốc thứ 2 thường được dùng để chữa trị bệnh viêm gan là thymosin, một chất kích thích tố lấy từ tuyến ức (thymic glands). Người ta cho rằng chất hóa học này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn nhiễm bằng cách kích thích những bạch huyết cầu tăng trưởng nhanh chóng hơn. Chất interferon sẽ được chế tạo một cách đắc lực hơn. Trong 2 cuộc nghiên cứu khác nhau, thuốc thymosin đã mang lại một số kết quả tương đối khả quan trong việc chữa trị bệnh viêm gan B nếu so sánh với thuốc bột (placebo). Trong một cuộc nghiên cứu thứ 3, thuốc thymosin hoàn toàn không có hiệu lực nếu so sánh với thuốc interferon. Tuy FDA vẫn chưa cho phép dùng thymosin trong việc chữa trị bệnh viêm gan B và C, nếu dùng chung với thuốc interferon, kết quả chữa trị có thể tốt đẹp hơn.
Ngoài những thuốc điển hình kể trên, hàng trăm loại thuốc cỏ cây, củ hột khác nhau đã và đang được bày bán dưới nhiều tên hiệu khác nhau. Chúng có thể được bán riêng biệt hoặc trộn chung với các dược thảo khác. Từ sụn cá mập đến dầu cá thượng đẳng DHA, từ sâm cao ly đến cao hổ cốt, từ trái nhầu Noni đến Pentaphi, từ nấm Shitake đến Huang Qi v.v. Và như thế, mỗi năm công dân Hoa Kỳ chi khoảng 6 tỷ Mỹ kim cho các loại thuốc "thiên nhiên" này. Người Việt Nam chúng ta còn uống thêm các loại thuốc Bắc, thuốc Nam khác nhau. Ða số là các loại thuốc gia truyền với nhiều công thức và cách thức pha chế hoàn toàn bí mật, nên thiếu những nghiên cứu khoa học và kiểm soát lâu dài.
Tuy thuốc được xem là "thức ăn nước uống", chúng cũng có thể gây ra những tác dụng sinh lý (physiologic activity) trên cơ thể chúng ta như tất cả những loại thuốc tây khác. Vì thế, ngoài những phản ứng chính, chúng sẽ mang lại một số phản ứng phụ. Ða số các phản ứng phụ này, lệ thuộc vào số lượng thuốc mà bệnh nhân đã và đang uống. Vì không nằm dưới sự kiểm soát của FDA, một số dược thảo có thể bị ô nhiễm bởi nhiều chất kim loại nặng (heavy metals), thuốc diệt sâu bọ và côn trùng (herbicides and pesticides) phát nguồn từ những cỏ cây, củ hạt mà thuốc đã được chiết xuất. Do đó, một số thuốc cỏ cây có thể gây ra những phản ứng phụ bất thường, khó hiểu hoặc tàn phá cơ thể từ từ trong một thời gian dài lâu, gây ra quái thai hoặc ung thư. Thêm vào đó, một số dược thảo cũng có thể thay đổi tác dụng hoặc tăng trưởng các phản ứng phụ của thuốc tây. Vì thế, một lần nữa, dược thảo tuy được đặc chế từợ những cỏ cây rất "thiên nhiên", chúng có thể gây ra những phản ứng phụ rất trầm trọng.
Dựa theo tờ JAMA (Journal of the American Medical Association) đăng vào tháng 11 năm 2004, khoảng 20% của 70 loại thuốc cỏ cây bào chế tại Á Châu bầy bán tại Boston đã chứa quá nhiều những kim loại nặng như chì, mercury và arsenic. Vì thế, cũng theo bài báo này, họ đã đưa ra lời khuyên là tất cả bệnh nhân đang uống các loại thuốc cỏ cây nên đi thử máu để xem có bị trúng độc vì những kim loại nặng này hay không.
Dựa theo bản tin chính thức của Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ (American Gastroenterological Association AGA) phát hành vào tháng 2 năm 2001, phản ứng phụ và các biến chứng của thuốc dược thảo không phải tầm thường và nhỏ nhoi như người ta vẫn tưởng. Cũng theo bản tin này, trong một cuộc nghiên cứu với khoảng 2,700 cuộc nhập viện tại Ðài Loan, hơn 4% tổng số bệnh nhân đã phải chữa trị tại nhà thương vì những phản ứng phụ gây ra bởi thuốc men, trong đó dược thảo đứng hàng thứ ba. Một bản tường trình khác cho biết, trong số 1,700 bệnh nhân nhập viện tại Hồng Kông, khoảng 34 người đã phải vào nhà thương vì phản ứng gây ra từ thuốc Tầu (Chinese herbal regimens). Tại Anh Quốc, dựa theo một thống kê kéo dài hơn 8 năm, hơn 1,000 trường hợp bệnh tật liên quan đến dược thảo đã xẩy tại nhiều thành phố khác nhau. Vì thế, AGA đã đưa đến kết luận là tuy dược thảo được xem là rất an toàn, một số thuốc cỏ cây có thể mang đến nhiều phản ứng phụ tai hại.
Tóm lại, có lẽ tất cả các loại thức ăn hay dược phẩm đều có khả năng bồi bổ cơ thể của chúng ta không ít thì nhiều, không bằng cách này thì bằng cách khác. Nhưng sự bồi bổ và khả năng trị bệnh của thức ăn và dược thảo cần được nghiên cứu kỹ càng và một cách khoa học hơn để tránh việc "tiền mất, tật mang".
Một lần nữa, nếu thức ăn hoặc cỏ cây được dùng trong việc chữa bệnh, chúng phải được xem như một loại thuốc với tất cả những phản ứng chính và phụ. Trước khi được bầy bán trên thị trường, tất cả các loại thuốc tây phải trải qua những cuộc nghiên cứu vô cùng phức tạp và tỉ mỉ do Bộ Thực và Dược Phẩm (FDA) đặt ra và kiểm soát. Vì các loại thuốc cỏ cây vẫn được xem như thực phẩm nên chưa được kiểm xoát một cách kỹ lưỡng. Và như thế những hiệu quả và hậu quả lâu dài của đa số các loại thuốc này vẫn chưa được sáng tỏ và cần được suy xét kỹ lưỡng hơn.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI BỊ BỆNH GAN |
Những người bị bệnh gan trong cuộc sống sinh hoạt và ăn uống hàng ngày cần chú ý những điều sau. Kiêng cay Kiêng ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein |