Dấu hiệu chàng đã yêu bạn mất rồi
Cách trả lời con gái cực thông minh cỉa các chàng trai
Cách thể hiện tình yêu với chàng ngọt ngào, lãng mạn
Ngọc kê (tinh hoàn gà trống)
Ngọc kê có một lượng lớn hoóc môn giới tính, hiệu quả của nó không kém gì so với nhung hươu, hải cẩu. Khi làm thịt gà trống khỏe mạnh, lấy ra ngay bộ ngọc kê ngâm vào rượu, để độ 3 giờ đồng hồ, đặt lên miếng ngói, nướng chín vàng, ăn kèm với tỏi, chấm tương và một chút rượu. Cách một tối ăn một lần, ăn liên tục trong 2 tuần, sức mạnh giới tính sẽ khởi sắc.
Dân gian cũng dùng ngọc kê để chữa bệnh liệt dương. Lấy 50g ngọc kê tươi ngâm với 600ml rượu 40 độ khoảng 10 ngày thì lấy ra uống, mỗi tối 20ml, uống liền 30 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm. Tốt nhất nên uống 60 ngày. Ngọc kê 100g, hẹ 100g xào ăn chữa bệnh liệt dương rất tốt.
Cá chạch
Cá chạch là một loại thực phẩm cường tinh lý tưởng. Ăn lúc còn nóng, liên tục trong 5 - 6 ngày sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, tăng cường tình dục.
|
Cá trạch giúp tráng dương. |
Cá chạch cũng là thuốc chữa liệt dương khá công hiệu. Cá chạch 250g, hạt rau hẹ 50g. Cá chạch làm sạch, bỏ hết nội tạng; hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho hai thứ trên vào nồi với 500ml nước sạch, muối ăn vừa đủ, sau khi sôi thì om nhỏ lửa, khi còn khoảng 1/2 nước thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, 10 ngày là một liệu trình. Dùng 2 liệu trình hiệu quả sẽ rõ ràng.
Chim sẻ
Người xưa đã biết chim sẻ là một thực phẩm có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh. Chim sẻ 3 con, vặt sạch lông, bỏ nội tạng. Dùng dầu lạc rán thơm, chấm với muối bột, ăn mỗi ngày một lần, vừa tăng cường sinh lực, vừa chữa được các bệnh liệt dương, di mộng tinh.
Ngoài ra, người ta còn dùng chim sẻ, thịt thỏ mỗi loại 20 - 30g, thêm gia vị vừa đủ, nấu chín tới, ăn nóng, mỗi ngày ăn một lần, liền trong 10 ngày, để chữa chứng lãnh dục nam hoặc liệt dương, di tinh...
Ba ba
|
Ba ba là thực phẩm bổ thận tráng dương tốt nhất. |
Ba ba là thực phẩm bổ thận tráng dương tốt nhất. Dùng một con ba ba to vừa phải, bỏ mai, lấy thịt cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, cho thêm một ít long nhãn, gừng tươi, nấu chín tới, cho tiếp một ít gạo vào, om nhỏ lửa khoảng 3 giờ đồng hồ, ăn cả cái lẫn nước. Ăn liền 4 - 6 con một đợt thì "phong độ sẽ tuyệt vời".
ĂN THẬN THẾ NÀO ĐỂ BỔ THẬN, TRÁNG DƯƠNG
Thận heo hay được dùng hơn cả vì thận heo trắng hồng thơm ngon cả trong thức ăn và làm thuốc, được xem là món ăn sang trọng.
Bồ dục, kỷ tử - Bổ can thận chữa đau lưng, dương sự yếu kém. Bồ dục 2 quả, kỷ tử 20g, đào nhân 20g, đường phèn 30g, dầu ăn 50g. Làm bồ dục, xào đào nhân, kỷ tử trước. Để chảo nóng cho 50g dầu ăn đợi dầu nóng cho bồ dục, kỷ tử, đào nhân và đường phèn vào xào chín.
Bồ dục, nhục thung dung - Bổ khí huyết can thận tráng dương. Bồ dục 2 quả, đỗ trọng 20g, sinh khương 15g, nhục thung dung 15g, hành 20g, rượu 20g, dấm 20g, đường trắng 30g, dầu ăn 50g.
Làm bồ dục xong để sẵn. Đun 1 lít nước với đỗ trọng, nhục thung dung xào thành một chất dịch đặc, bỏ bã lấy nước để sẵn. Đổ dầu ăn vào chảo đun nóng bỏ gừng hành xào thơm. Sau đó bỏ bồ dục xào sơ rồi đổ nước thuốc trên vào với đường xào chín (dùng đường tuỳ ý).
Bồ dục, phá cố chỉ - Bổ thận tráng dương. Bồ dục 2 quả, phá cổ chỉ 15g, gừng 5g, hành 20g, rượu 15g, muối khoáng 6g. Làm bồ dục xong để phá cổ chỉ lên trên, rồi đổ rượu, gừng, hành, muối và 300ml nước. Bỏ vào nồi chưng cách thuỷ khoảng 30 phút.
Bồ dục, sa nhân - Bổ thận an thai - kiện tỳ khai vị. Bồ dục 2 quả, đỗ trọng 30g, sa nhân 9g, nếp 60g, gừng tươi 2 lát. Làm bồ dục, cho tất cả vào nồi, cho nước vừa đủ. Đun lửa mạnh cho sôi rồi nhỏ lửa khoảng 2 giờ thêm gia vị để ăn.
Bồ dục, ngưu tất - Ôn, bổ thận dương, dùng ở trường hợp viêm tiền liệt tuyến, tuổi già ù tai, chóng mặt, lưng đau, gối mỏi. Bồ dục 2 quả, ngưu tất 15g, thỏ ty tử 24g, xa tiền tử 15g, lộc giác 12g. Làm bồ dục. Các vị thuốc cho vào túi vải để vào nồi đổ nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi rồi để lửa nhỏ 2 giờ xong cho bồ dục vào nấu tiếp nửa giờ, thêm gia vị để ăn bồ dục và nước.
Người can thận âm hư không nên ăn món này.
Bồ dục, thục quế - Bổ thận dương hoá đờm trọc, lão suy (ù tai, mờ mắt, mỏi lưng gối...). Bồ dục 2 quả, thục địa 30g, nhục quế 3g, táo đỏ 8 quả. Bồ dục làm xong (cắt miếng khía ngoài...). Cho tất cả vào nồi thêm nước vừa đủ, đậy kín chưng cách thuỷ với lửa nhỏ sôi 2 tiếng rồi thêm gia vị để ăn.
Bồ dục, khiếm thực sâm, kỳ - Bổ khí, ích thận, lợi tiểu, tiêu phù. Khiếm thực 30g, đảng sâm 20g, bồ dục 1-2 quả. Làm sạch bồ dục thái nhỏ, gói thuốc vào túi hoặc bỏ nấu với bồ dục với lượng nước vừa đủ. Nấu chín cho gia vị. Ăn bồ dục uống nước. Bỏ thuốc ngày 1 thang 3 ngày. Dùng cho người vừa hồi phục sau điều trị viêm thận mạn.
Bồ dục xào kiệu - Bổ thận, lão suy (ù tai, mờ mắt, đau lưng, mỏi gối, lú lẫn, táo bón). Bồ dục 2 quả, hồ đào nhân 60g, củ kiệu tươi 240 g. Làm bồ dục như thường lệ. Cho mỡ vào chảo rồi cho đào nhân vào rang vàng rồi cho kiệu, bồ dục vào xào chín, thêm gia vị. Dùng lá kiệu cũng được nhưng kém hiệu quả.
Bồ dục, đỗ trọng, lá sen - chữa thận hư đau lưng. Bồ dục 2 quả làm sạch, thái nhỏ tẩm đều bột đỗ trọng 10g. Gói lá sen hấp ăn.
Ghi chú: Có sách viết lõi trắng trong bồ dục lợn (trư di) tính vị bình hoà đắng ngọt. Hơi có độc! Chữa suy nhược, phổi yếu ho suyễn, liệt dương.
TÔM TRÁNG DƯƠNG BỔ THẬN
Theo Đông y, tôm có vị ngọt, tính ôn, nhập hai kinh can thận, có tác dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, khử độc.
Thích hợp với chứng thận hư liệt dương, lưng đau gối mỏi, rã rời thân thể. Tôm được dùng để làm nhiều món ăn có kiểu dáng khác nhau. Trong bài này chủ yếu chọn lọc những món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương. mà tôm là thành phần chính.
Tôm dùng để cung cấp đạm có ưu điểm nạc (không xương) nhiều chất khoáng quý thích hợp yêu cầu cho trẻ phát triển, mẹ có thai và sinh con, người bị bướu cổ (do tôm có iot), thiếu máu (do có B12, có sắt). Nhưng do có nhiều cholesterol cho nên tránh lạm dụng với người có bệnh tim mạch, tiểu đường. Ngoài những chỉ định của tây y, thì đông y ưa chuộng đối với người bị thận dương hư, suy giảm tình dục. Còn nói rằng ăn tôm sống bổ dương hơn thì phải thận trọng để tránh bị rối loạn tiêu hoá, dị ứng hoặc bằng cách chế biến phối hợp các gia vị tăng tiêu thực (gừng, riềng, hành, tỏi, sả, vỏ quýt, rượu...). Không ăn tôm cùng thịt dê.
|
Tôm sú hấp trứng
|
Món "trường thọ như ý": Tôm tươi bóc vỏ 20g, trứng gà 2 quả, thịt heo xay 30g. Một ít tinh bột, gia vị. Băm nhỏ tôm, trộn thịt heo xay, lòng trắng trứng, tinh bột, muối gia vị gừng tỏi, nặn hòn cho vào tai nấm hương chưng chín.
Tôm xào tam thất: Dùng cho trường hợp tuyến tiền liệt phì đại loại thân dương bất túc (buồn tiểu luôn, nhất là về đêm, lực tống nước tiểu yếu, tiểu xong nhỏ giọt, không sốt, không đau, lưng gối mỏi, chân tay lạnh...). Tôm bóc vỏ 100g bỏ vào bát giã với bột ướt, muối, rồi trộn với 1 quả trứng gà, 5g bột tam thất đánh trộn đều, xào với dầu rồi cho 300g rau hẹ xào chín nêm gia vị. Có tài liệu còn dùng bài này cho cả nữ bị lãnh cảm, vô sinh do tử cung lạnh.
Canh tôm nấu đông trùng: Tôm tươi to 300g bóc vỏ, bỏ vào nấu chung với 4 cái đông trùng hạ thảo cho nước hầm 1 tiếng là ăn được.
Tôm lụi: Gừng tỏi 1kg, 1kg tôm sú loại vừa ăn (khoảng 16 con) 1 thìa to nước gừng, 2 thìa to tỏi, tiêu, bột ngọt. Tôm ép dẹp, ướp 30 phút rồi sấy khô. Khi ăn thì nướng lại cho nóng.
Tôm sú sốt tỏi: 350g tôm sú để cả vỏ, 200g dừa nạo, 2 củ hành tây, tỏi, gia vị, bột bắp bọc tôm chiên vàng. Nước sốt: dừa vắt nước. Tỏi phi thơm, hành xắt mỏng với 1 thìa to sa tế nấu sôi rồi cho nước dừa vào ăn nóng.
Rượu tôm: Tôm càng to, thỏ ti tử 12g, đào nhân, miên hoa tử, đỗ trọng, ba kích, sa nhân, cốt toái bổ, câu kỷ, xuyên đoạn, ngưu tất, mỗi loại 6g, rượu nếp 1 lít. Tôm nghiền nhỏ cho vào túi vải ngâm vào rượu thuốc đã ngâm chắt ra sẵn. Ngâm 15 ngày là dùng được.
TÔM TRÁNG DƯƠNG BỔ THẬN
Theo Đông y, tôm có vị ngọt, tính ôn, nhập hai kinh can thận, có tác dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, khử độc.
Thích hợp với chứng thận hư liệt dương, lưng đau gối mỏi, rã rời thân thể. Tôm được dùng để làm nhiều món ăn có kiểu dáng khác nhau. Trong bài này chủ yếu chọn lọc những món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương. mà tôm là thành phần chính.
Tôm dùng để cung cấp đạm có ưu điểm nạc (không xương) nhiều chất khoáng quý thích hợp yêu cầu cho trẻ phát triển, mẹ có thai và sinh con, người bị bướu cổ (do tôm có iot), thiếu máu (do có B12, có sắt). Nhưng do có nhiều cholesterol cho nên tránh lạm dụng với người có bệnh tim mạch, tiểu đường. Ngoài những chỉ định của tây y, thì đông y ưa chuộng đối với người bị thận dương hư, suy giảm tình dục. Còn nói rằng ăn tôm sống bổ dương hơn thì phải thận trọng để tránh bị rối loạn tiêu hoá, dị ứng hoặc bằng cách chế biến phối hợp các gia vị tăng tiêu thực (gừng, riềng, hành, tỏi, sả, vỏ quýt, rượu...). Không ăn tôm cùng thịt dê.
|
Tôm sú hấp trứng
|
Món "trường thọ như ý": Tôm tươi bóc vỏ 20g, trứng gà 2 quả, thịt heo xay 30g. Một ít tinh bột, gia vị. Băm nhỏ tôm, trộn thịt heo xay, lòng trắng trứng, tinh bột, muối gia vị gừng tỏi, nặn hòn cho vào tai nấm hương chưng chín.
Tôm xào tam thất: Dùng cho trường hợp tuyến tiền liệt phì đại loại thân dương bất túc (buồn tiểu luôn, nhất là về đêm, lực tống nước tiểu yếu, tiểu xong nhỏ giọt, không sốt, không đau, lưng gối mỏi, chân tay lạnh...). Tôm bóc vỏ 100g bỏ vào bát giã với bột ướt, muối, rồi trộn với 1 quả trứng gà, 5g bột tam thất đánh trộn đều, xào với dầu rồi cho 300g rau hẹ xào chín nêm gia vị. Có tài liệu còn dùng bài này cho cả nữ bị lãnh cảm, vô sinh do tử cung lạnh.
Canh tôm nấu đông trùng: Tôm tươi to 300g bóc vỏ, bỏ vào nấu chung với 4 cái đông trùng hạ thảo cho nước hầm 1 tiếng là ăn được.
Tôm lụi: Gừng tỏi 1kg, 1kg tôm sú loại vừa ăn (khoảng 16 con) 1 thìa to nước gừng, 2 thìa to tỏi, tiêu, bột ngọt. Tôm ép dẹp, ướp 30 phút rồi sấy khô. Khi ăn thì nướng lại cho nóng.
Tôm sú sốt tỏi: 350g tôm sú để cả vỏ, 200g dừa nạo, 2 củ hành tây, tỏi, gia vị, bột bắp bọc tôm chiên vàng. Nước sốt: dừa vắt nước. Tỏi phi thơm, hành xắt mỏng với 1 thìa to sa tế nấu sôi rồi cho nước dừa vào ăn nóng.
Rượu tôm: Tôm càng to, thỏ ti tử 12g, đào nhân, miên hoa tử, đỗ trọng, ba kích, sa nhân, cốt toái bổ, câu kỷ, xuyên đoạn, ngưu tất, mỗi loại 6g, rượu nếp 1 lít. Tôm nghiền nhỏ cho vào túi vải ngâm vào rượu thuốc đã ngâm chắt ra sẵn. Ngâm 15 ngày là dùng được.
Những bài thuốc bổ thận tráng dương cho phái mạnh
Điều khí, bổ huyết, bổ thận, điều kinh
Chế biến món đông trùng hạ thảo thơm ngon
Dấu hiệu nhận biết thận yếu
Cách ngâm rượu cá ngựa
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
(ST)