Thực đơn cho bà bầu béo phì

Các chị em khi mang thai đều lo lắng không biết tăng cân như thế nào cho đủ, nhất là những chị em đang quá thừa cân, lại cộng với việc mang thai nữa, trông thật là 'đồ sộ' thì nỗi lo lắng ấy lớn hơn rất nhiều.

Cân nặng của tôi hơi quá một tý so với mức bình thường, tôi phải nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?

Thật không may là bạn lại thuộc nhóm người béo phì. Trong quá trình mang thai người phụ nữ chỉ nên tăng khoảng từ 15-25 pound. Trung bình tốc độ tăng của họ  trong 1 tháng là từ 2-3 pound, chủ yếu là tăng vào quý II và quý III. Những phụ nữ béo phì thì chỉ tăng từ 11-20 pound.

Giảm cân trong thai kỳ có tốt không?

Phụ nữ mang thai không được giảm cân bằng cách ăn kiêng trong suốt thai kỳ vì giới hạn dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể bạn là điều mạo hiểm đối với thai nhi đặc biệt là về phát triển thể chất và trí tuệ.

Ăn uống cân bằng...


Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ mang thai lại giảm cân trong thai kỳ mà không phải do ăn kiêng.

Trong quý đầu tiên, việc bạn giảm cân là do chứng ốm nghén. Những cơn nôn mửa có thể lấy đi của bạn hầu hết thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể, việc này làm giảm calo mà bạn hấp thu. Nhưng không nên lo lắng vì thai nhi sẽ nhận được calo bất cứ khi nào chúng cần. Những phụ nữ béo phì thường dự trữ rất nhiều calo trong mỡ, vì vậy, khi thai nhi cần, lượng calo đó sẽ phục vụ bé.

Tôi phải làm thế nào khi càng ngày càng béo?

Một bà bầu cộng với việc bị béo phì thì trông bạn thực sự ‘đồ sộ’ đấy. Lời khuyên duy nhất dành cho bạn lúc này là bạn cần cân bằng giữa ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

... tập thể dục đều đặn sẽ giúp bà bầu khỏe mạnh.


Việc ăn uống cần có kế hoạch, có từng bước thực hiện. Bạn có thể tham khảo 7 bí quyết ăn uống trong thai kỳ như:

- Chế độ ăn phong phú: Làm phong phú khẩu phần ăn hàng ngày bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn vặt.

- Không nên ăn những hải sản có nguy cơ chứa thủy ngân, các nhà khoa học khuyến cáo thai phụ không ăn quá 340g cá/tuần.

Bạn cũng cần từ bỏ uống rượu trong thai kỳ có thể gây ra những ảnh hưởng về thể chất, gây dị tật và rối loạn cảm xúc của trẻ.

Đặc biệt tuyệt đối hạn chế các thức uống có cà phê. Uống quá 4 cốc/ngày bạn sẽ bị sảy thai, khó sinh và sinh non.

Thay thế các đồ uống này bằng những thức uống bổ dưỡng như sữa không kem, nước ép hoa quả, nước chanh…

- Hấp thu vitamin và khoáng chất tổng hợp.

- Không nên ăn kiêng.

- Tăng cân đều đặn.

- Ăn những bữa ăn nhỏ.

- Hãy để bản thân thoải mái.

Bạn nên có một quyển nhật ký cân nặng và dinh dưỡng khi mang thai để theo dõi sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị chứng béo phì thường do nguyên nhân của bệnh cao huyết áp và tiểu đường gây ra

Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bà bầu bị béo phì thì có nguy cơ sảy thai cao, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và tiền sản giật nhiều gấp đôi các phụ nữ khác. Bà bầu béo phì cũng thường được chỉ định mổ đẻ, việc này làm tăng nguy cơ mất máu và nhiễm trùng.

Viện y học Hoa Kỳ đã đưa ra lời khuyên cho các bà bầu bị béo phì rằng, họ chỉ được tăng tối đa 5kg khi mang thai. Một cuộc nghiên cứu mang tên “Vì những bà mẹ khỏe mạnh” lại khuyến cáo, các bà bầu mắc chứng béo phì không nên tăng cân. Ông Kathleen M.Rasmussen – Giáo sư trong lĩnh vực dinh dưỡng cho biết: “Phụ nữ béo phì cần có một lối sống tích cực để đảm bảo sức khỏe của mình và đứa bé trong bụng”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, phụ nữ chỉ cần thêm 300-400calo/ngày nếu họ mang bầu. Số cân tăng lên của bà bầu là do sự phát triển của tử cung, ngực, bào thai, nhau thai và nước ối. Thế nên, một số phụ nữ béo phì đã không tăng cân trong khi mang thai và họ vẫn sinh con khỏe mạnh. Sự hạn chế tăng cân trong quá trình mang thai không phải là điều mới mẻ.

Trong suốt thể kỷ 19 và 20, phụ nữ mang thai được khuyên không nên tăng quá 10kg để giảm những biến chứng khi đẻ mổ. Tỉ lệ phụ nữ béo phì đang gia tăng nên các chuyên gia khuyên, họ cần tỉnh táo hơn trong việc kiểm soát khối lượng cơ thể khi mang thai. Việc bà mẹ mang thai bị béo phì sẽ khiến đứa trẻ trong bụng không phát triển khỏe mạnh và khi sinh ra, chúng cũng có xu hướng dễ mắc bệnh này. Kiểm soát tăng cân trong thời kỳ mang thai có thể là cơ hội khiến bà bầu hạn chế khả năng béo phì cho bản thân và cho chính con của mình

Chế độ ăn cho bà bầu béo phì:

-Bao gồm các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất như: hoa quả, rau củ, ngũ cốc, thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo

-Cung cấp đủ axit folic và sắt cho cơ thể. Lượng calo cho một phụ nữ béo phì khi mang thai nạp vào cơ thể không được vượt quá 2000 calo/ngày

-Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên

-Không nên ăn các thực phẩm giàu chất béo, những đồ uống hay thức ăn chứa đường và caffeine, không uống rượu, bia, đồ uống có cồn, không hút thuốc…. Hạn chế tối đa quà vặt chứa nhiều đường, mỡ như khoai tây chien, snack… Không ăn thức ăn quá ngọt vì sẽ làm đường huyết tăng cao.

Các bà bầu béo phì có thể sử dụng đường ăn kiêng thay thế cho đường thường(đường ăn kiêng chứa rất ít calo nên không làm tăng lượng đường trong máu).

-Một lời khuyên cho bà bầu mắc chứng béo phì là nên ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng kết hợp với vận động thường xuyên (đi bộ, thể dục…) để đốt cháy lượng calo trong cơ thể.

-Và điều đặc biệt quan trọng bạn cần thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn về chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất

Chào bác sĩ! Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Con trai em vừa tròn 21 tháng tuổi, cân nặng xấp xỉ 18kg, chiều cao 87cm. Thực đơn 1 ngày của cháu như sau:

- 6h40: ăn cháo (1 tô lớn)
- 8h: uống sữa công thức (180ml)
- 9h30: hoa quả nghiền
- 11h15: ăn cháo
- 12h-15h: ngủ trưa
- 15h: uống sữa công thức (180ml)
- 16h50: ăn cháo
- 18h30: sữa chua (1 hũ)
- 1945: sữa công thức (180ml)
Cháu ngủ từ 20h30 đến 6h15 sáng hôm sau. Bác sĩ cho em hỏi, thực đơn của cháu như vậy đã hợp lí chưa vì so với lứa tuổi thì cháu hơi thừa cân. Mặc dù ở tuổi này nhưng cháu chưa bao giờ đòi ăn, cũng không ăn vặt bất cứ thứ gì. Cháu tuân thủ tuyệt đối thực đơn trên. Bác sĩ có thể tư vấn cho em biết làm thế nào để giúp cháu tập nhai được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn! (Trần Thị Như Ngọc)

Trả lời: 

Bạn Như Ngọc thân mến!

Đúng như bạn nhận định con trai của bạn thừa cân nhiều so với chuẩn (trung bình bé trai 21 tháng tuổi nặng 11,5kg, cao 85,1cm) như vậy bé tăng trưởng nhanh cả chiều cao và cân nặng, tuy nhiên hiện tại cân nặng/chiều cao >+3SD và bé được gọi là thừa cân béo phì độ III so với chiều cao.

Trước tiên bạn cần tham khảo thực đơn cho trẻ bình thường ở lứa tuổi này, trung bình trong ngày (24 giờ) bé cần khoảng 500ml sữa (kể các sản phẩm từ sữa) phù hợp với lứa tuổi và 3- 4 bữa cháo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm tổng gồm khoảng {100-130g gạo tẻ trắng, 100-110g thịt (tôm, cá…), 15-20g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín..}. Bạn nên kiểm tra xem bé có ăn cân đối phù hợp với khuyến cáo trên không? Theo mô tả của bạn có nhiều khả năng bé ăn nhiều hơn khuyến cáo. Nếu nhiều hơn bạn nên giảm dần cho cho bé.

Bạn cũng nên lưu ý: hạn chế các loại hoa quả ngọt (xoài, na, chuối…), giảm lượng dầu mỡ… cũng như các loại thức ăn nhiều chất béo và bột đường…

Tuy nhiên ăn nhiều chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến bé thừa cân, do vậy với tình trạng hiện nay của bé, cách giải quyết tối ưu là đưa bé tới gặp bác sĩ nhi khoa dinh dưỡng để thăm khám và hứớng dẫn cụ thể.

rước khi có thai, tôi đã nặng 60kg, nên trong thời gian mang thai tôi rất sợ bị tiểu đường. Vậy tôi phải ăn uống như thế nào để đủ chất cho em bé mà không bị thừa cân và tiểu đường? Xin chuyên mục tư vấn giúp. Xin cảm ơn. (Bảo Trâm)

Bạn không cho biết chiều cao nên chúng tôi không thể xác định bạn có bị dư cân hay không. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây nên đi xét nghiệm đường huyết: Từ 45 tuổi trở lên, béo phì, một số yếu tố nguy cơ khác như: Một người trong gia đình bị đái tháo đường, Cholesterol trong máu cao, bị cao huyết áp hoặc sinh con nặng trên 4 kg. Nếu kết quả bình thường, sau 3 năm cũng nên đi xét nghiệm lại.

Với người đái tháo đường và béo phì, bạn nên theo một chế độ “bình thường hóa” các nhu cầu ăn uống hàng ngày. Ngày nay có xu hướng bình thường hóa thành phần chất bột, đường sao cho cân bằng lượng đường trong máu, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ lên hệ tim mạch, chức năng thận. Tôn trọng sở thích và thói quen ăn uống trong gia đình theo phương châm “Sức khỏe còn là tình trạng thoải mái cả về thể chất cũng như tinh thần và xã hội”.

Tuy nhiên cũng cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản: ăn phải đủ chất đạm, béo, đường, vitamin, muối khoáng, nước với khối lượng hợp lý. Không ăn thức ăn quá ngọt vì sẽ làm đường huyết tăng cao. Bạn có thể dùng đường ăn kiêng (Equal) thay thế cho đường thường vì đường ăn kiêng chứa rất ít calories nên không làm tăng lượng đường trong máu.

Bạn cũng phải chú ý: Không làm hạ đường huyết quá thấp, đường huyết không tăng giảm quá nhiều trong ngày, lưu ý đến lượng đường trong các bữa ăn. Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày. Giữ cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý. Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận. Ăn kiêng không nên quá gắt gao vì không có tác dụng ổn định mức đường huyết lúc đói.

Bạn đang có những câu hỏi làm thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường cũng như những phương pháp chăm sóc sức khỏe và giữ gìn vóc dáng, bạn có thể nhấn trực tiếp vào đây để được tư vấn bởi bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng.

Chuyên mục được tài trợ bởi đường Equal, với hàm lượng calories ít hơn 8 lần so với đường thường và được viện Tổ chức kiểm định thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong thực phẩm và thức uống tại trên 150 quốc gia.

Dù gien di truyền đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề cân nặng nhưng đó không phải là nguyên nhân chính của hiện tượng những đứa trẻ sinh ra quá béo.

Ngày nay, trong nhịp sống thời @, chúng ta, đặc biệt là trẻ con, có “cơ hội” ăn quá nhiều loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe nhưng lại tập thể dục quá ít. Vì thế, nhiều trẻ em hiện đang trở nên dư cân hoặc béo phì; trong đó, không ít trẻ có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến chứng béo phì. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều đó khởi đầu từ khi… còn trong bụng mẹ

Mẹ tăng cân nhiều - con lãnh đủ

Báo The New York Times cho biết rắc rối bắt đầu từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ khi thai phụ tăng cân quá mức cần thiết để cho ra đời một đứa con khỏe mạnh.

Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy số trọng lượng tăng lên trong thai kỳ càng dư thừa sẽ “tạo” ra những đứa trẻ to hơn mức trung bình, sau này chúng sẽ trở nên quá khổ, có nhiều khả năng mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và bệnh ung thư.

Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia của Mỹ quả quyết rằng hơn 1/3 phụ nữ có cân nặng trung bình và hơn 1/2 phụ nữ dư cân hoặc béo phì đã tăng cân nhiều hơn mức yêu cầu trong lúc mang thai. Ngoài ra, trước khi có thai, nếu người phụ nữ béo hơn mức trung bình cũng là một yếu tố góp phần làm cho họ tăng cân nhiều hơn trong lúc mang thai.

Ở những phụ nữ tăng hơn 24 kg trong suốt thời gian mang đơn thai, nguy cơ sinh con cân nặng trên 4 kg sẽ nhiều gấp hai lần so với phụ nữ chỉ tăng khoảng 9 kg. Từ cân nặng của trẻ mới sinh, các nhà khoa học có thể dự đoán chỉ số cơ thể sau này của trẻ và nguy cơ trẻ sẽ mắc một số bệnh

Dù gien di truyền đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề cân nặng nhưng đó không phải là nguyên nhân chính của hiện tượng những đứa trẻ sinh ra quá béo. Một cuộc nghiên cứu trước đó cho thấy ở trẻ 9 tuổi, con của các phụ nữ tăng cân nhiều hơn mức yêu cầu trong lúc mang thai đã trở nên béo hơn những trẻ đồng lứa. Chúng còn có thể trở nên quá khổ, có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính không lây và chức năng miễn dịch cũng kém hơn.

Cần giảm cân trước khi mang thai

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng trong việc dự đoán các nguy cơ đối với trẻ, về những biến chứng khi sinh, tình trạng trao đổi chất không bình thường và các tác động về sức khỏe..., cân nặng của bà mẹ trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng hơn cả trọng lượng tăng trong thai kỳ

Vì thế, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng trước khi có thai lần sau, các bà mẹ cần làm giảm phần trọng lượng đã tăng thêm ở lần mang thai trước. Lời khuyên này không chỉ tốt cho con mà tốt cho cả mẹ vì nếu không giảm phần trọng lượng đã tăng thêm, họ sẽ béo hơn và tăng cân nhiều hơn ở thai kỳ tiếp sau.

Tiến sĩ Janet Currie, Trường Đại học Columbia (Mỹ), cho biết: “Hiện số trẻ mới sinh có trọng lượng cao đã tăng một cách đáng kể. Trước đây, chúng ta thường cho rằng khi người mẹ tăng cân nhiều, đứa con trong bụng được bảo vệ tốt, nhưng thật ra chẳng có lý do gì để bà mẹ mang đơn thai lại tăng hơn 18 kg. Bởi sức khỏe của con họ sẽ bị ảnh hưởng nhiều và có thể tác động xấu về lâu dài”.

Và bà Janet Currie nhấn mạnh lời khuyên: “Nếu thực sự muốn cải thiện sức khỏe của trẻ em, chúng ta phải chăm sóc các bà mẹ trước khi họ mang thai”.

Đồng quan điểm này, tiến sĩ Neal Halfon, Trường Đại học California, phân tích: “Bạn không thể xoay chuyển tình hình trong 9 tháng thai kỳ. Do vậy, giai đoạn trước khi
mang thai vào quỹ đạo tốt đẹp cho sức khỏe của cả mẹ và con”.

Con vẫn có đủ chất dinh dưỡng phát triển thể chất và thông minh vượt trội, mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh

Các mẹ thường quan niệm khi mang bầu, nên ăn lượng gấp đôi để khỏe mẹ, khỏe con. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Mẹ ăn nhiều nhưng đã đủ chất dinh dưỡng chưa?
Hãy tham khảo thực đơn dành cho mẹ nào:


Nhóm tinh bột dành: cơm, gạo, bún, bánh mỳ, mỳ sợ, mỳ ống, mỳ tôm... Mỗi ngày mẹ nên ăn các loại thức ăn này với khẩu lượng từ 4 – 6 khẩu phần. Mỗi khẩu phần tương đương là 1 bát cơm hoặc 1 bát mỳ nấu chín, 2 lát bánh mỳ gối hoặc 1 chiếc bánh mỳ (tương đương bánh mỳ Như Lan).
Theo kinh nghiệm dân gian, các mẹ nên ăn cơm và bánh mỳ, có nhiều tinh bột, giúp bé phát triển cứng cáp, thỉnh thoảng đổi bữa ăn phở. Hạn chế ăn bún vì trong công đoạn làm bún, gạo xay ngâm nở và chua.


Mỗi tuần mẹ cố gắng bổ sung một bữa hải sản

Nhóm rau củ quả: mẹ hãy chọn các loại rau củ quả tốt cho cả hai mẹ con như các loại đậu, rau súp lơ xanh, khoai tây, rau mùng tơi, rau muống.
Mỗi ngày mẹ nên ăn từ 5 – 6 khẩu phần. Mỗi khẩu phần tương đương là 1 củ khoai tây nhỏ, 1 bát rau nấu chính, ½ bát các loại đậu nấu chín.
Nhóm chất đạm: mẹ nhớ ăn các loại thịt, cá, trứng... nhưng phải nấu chín. Tránh ăn gỏi, ăn tái, ăn lẩu nấu chưa kỹ.
Mỗi ngày, mẹ cần ăn từ 1 – 2 khẩu phần. Mỗi khẩu phần này tương đương với các cách lựa chọn: 65 – 100g thịt lợn hoặc thịt gà nấu chín, 80 – 100g cá, 2 quả trứng.
Mỗi tuần mẹ cố gắng bổ sung một bữa hải sản (tôm, cua, ngao mực) rất tốt cho 2 mẹ con đấy.


Bổ sung canxi: Tốt nhất là bổ sung qua đường thức ăn như sữa, sữa chua, phô mai, váng sữa. Nếu mẹ bị thiếu canxi nhiều quá mới cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Mỗi cần, mẹ cần bổ sung 2 khẩu phần. Mỗi khẩu phần tương đương với một trong những lựa chọn sau: 250ml sữa, sữa đậu nành, 40 g (2 miếng phô mai), 200g (2 hộp) sữa chua.


Mẹ nên chọn ăn các loại quả: táo, kiwi, nho, dưa... hoặc bất kỳ loại quả nào theo mùa

Các loại hoa quả: mẹ nên chọn ăn các loại quả: táo, kiwi, nho, dưa... hoặc bất kỳ loại quả nào theo mùa. Mỗi ngày mẹ cũng nên ăn 4 khẩu phần hoa quả thôi, mỗi khẩu phần tương đương: 1 quả táo, 1/2 cốc nước ép quả tươi, 1 cốc nước ép hoa quả đóng hộp không thêm đường.


Uống nhiều nước: Khoảng 2l nước một ngày. Mẹ nên nhớ uống chia đều lượng nước trong ngày, tránh uống dồn dập một lúc gây đầy bụng.
Trong một số trường hợp mẹ phải đi công tác, công việc bận rộn, không thể chăm chút các khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên mua các loại hạt đậu đã nấu chín, bánh quy, hạt điều... mang theo để cung cấp những năng lượng cần thiết hàng ngày.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ có thể ăn hầu hết các loại thức ăn. Chỉ cần nhớ luôn ăn chín, uống sôi, tránh đồ ăn tái, rau sống, hoa quả chưa được rửa sạch để phòng ngộ độc và tránh giun sán.

Tìm hiểu về bệnh gout

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Cách chế biến cá cơm khô cực ngon

Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh

Cách chế biến đậu ván không bị mất chất

Cách làm bì chay

Cách làm muối tôm Tây Ninh khiến chị em mê mẩn

Cách làm xíu mại bánh mì

Cách làm tương miso món tương ngon của xứ sở hoa anh đào

Cách làm ngan om sấu cực ngon

Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng

Bí quyết trẻ lâu của Lưu Hiểu Khánh

Cách làm thịt bò khô miếng ngon tha hồ nhâm nhi

Cách làm cơm kẹp ngon, hấp dẫn trong những ngày giao mùa

Cách làm giò gà lạ miệng, đổi khẩu vị cho cả nhà

Phong cách Gangnam gây sốt trên toàn thế giới

Bí quyết làm trắng da với nước vo gạo rất an toàn và hiệu quả

Bí quyết làm trắng da dưới cánh tay

Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung tâm làm đẹp

Bí quyết làm món giả cầy ngon

Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên

Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon

(ST).

Thưa bác sĩ. ! E đã mang thai 1th. Trc khi mang thai e nặng 66kg cao 1m58 vậu trong thời gian tới e có nên tăng cân không ạ. Bác sĩ có thể cho e biết thực đơn phù hợp k ạ. E sợ béo sẽ phải sinh mổ ạ. E cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Mẹ nên tăng 11,5- 16kg nếu mẹ có một cơ thể lý tưởng trước khi mang thai với chỉ số BMI từ 18,5- 24,9. Với những mẹ bầu gầy có chỉ số BMI dưới 18,5; tăng 12,5- 18 kg là an toàn. Nếu mẹ có chỉ số BMI 25- 29,9, hơi thừa cân trước khi mang thai thì cân nặng mẹ cần tăng trong thai kỳ là từ 7- 11 kg. Riêng với những mẹ bầu bị béo phì (chỉ số BMI trên 30) chỉ nên tăng từ 5- 9 kg. Trong những lần khám thai, bác sĩ cũng có thể tư vấn cho mẹ nên tăng cân ít hay nhiều hơn con số "chuẩn" này tùy thuộc vào tình hình sức khỏe cụ thể của mẹ.Bạn hãy căn cứ vào những chỉ số trên để yên tâm hơn nhé! Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
thưa bác sỹ cháu năm nay 29 tuổi cao 1,55m nặng 68 kg, cháu mang thai được hơn 1 tháng, cho cháu hỏi cháu thừa cân như này thì khi mang thai cháu cần tăng bao nhiêu cần để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con. cháu cám ơn cô !
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Gửi hỏi đáp - bình luận