Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường

Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất đồng thời cũng là giai đoạn khó khăn nhất mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua.Ngoài những thay đổi về nội tiết tố, bộ máy hoạt động của cơ thể, một số phụ nữ còn bị bệnh tiểu đường khi mang thai và người ta gọi là tiểu đường thai kỳ.

Làm cách nào để đối phó với căn bệnh khó chịu này khi đang bầu bí? Cheryl Alkon, tác giả của cuốn “Cân bằng giữa Mang thai và Tiểu đường” cho rằng, vấn đề không quá nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ. Điều quan trọng bạn cần làm là lên sẵn một kế hoạch.

Dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn xoay xở khi mắc bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn và ông xã đang có ý định mang thai và sinh con, bạn nên từ bỏ một số thói quen không tốt (hút thuốc chẳng hạn), giảm cân (nếu bạn bị thừa cân), và uống bổ sung vitamin trước khi sinh. Trong trường hợp bạn bị tiểu đường thì bạn nên kiểm soát được lượng đường trong máu.

Nếu lượng đường huyết của bạn quá cao hoặc quá thấp, thời kỳ bầu bí của bạn sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.

Phụ nữ bị tiểu đường loại 2 có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khó thụ thai. Thuốc kích thích rụng trứng như Clomid và Serophene có thể giúp bạn cải thiện tình hình.

2. Gặp gỡ bác sĩ thường xuyên

Những thai phụ bị tiểu đường có thể phải thường xuyên gặp các bác sĩ sản khoa nhiều hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ khác.

Thường xuyên theo dõi, siêu âm thai nhi và kiểm tra lượng đường huyết thêm vào là một việc làm rất quan trọng. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó dễ dàng lên kế hoạch cho một thai kỳ khỏe mạnh.

3. Xem xét việc ngừng uống thuốc tiểu đường

Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng, thai phụ mắc tiểu đường loại 2 không nên tiếp tục uống thuốc trị tiểu đường. Nguyên nhân là do chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh thuốc chữa tiểu đường như metformin an toàn với phụ nữ có thai. Insulin có thể là một lựa chọn tốt hơn cho bạn, giúp kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết trước và trong thai kỳ.

Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 thì chắc chắc bạn phải dùng insulin, do đó khi mang thai bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc.


Chuyên gia khuyên các thai phụ, buối sáng thức dậy nên ăn một chút bánh quy.

4. Hiểu về triệu chứng buồn nôn mỗi sáng

Nếu bạn dùng thuốc insulin, bạn cần phải có thức ăn trong dạ dày. Điều này vô hình trung trở nên khó khăn bởi vì khi mang thai, bạn cảm thấy buồn nôn và không muốn ăn gì.

Chuyên gia khuyên các thai phụ, buối sáng thức dậy nên ăn một chút bánh quy. Một số loại thuốc kê đơn như Zofran có thể giúp bạn đối phó với triệu chứng buồn nôn.

5. Duy trì kiểm soát lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường huyết vốn đã khó ngay cả khi bạn đang mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn phải tự theo dõi một cách thường xuyên và liên tục.

Có những phụ nữ mang thai kiểm tra lượng đường huyết 15 lần/ ngày. Đừng đợi đến lúc bạn cảm thấy hàm lượng này cao quá rồi mới đi kiểm tra.

6. Ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều carbonhydrate

Nếu bạn là người phụ thuộc vào insulin, bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với hạ đường huyết. Nguyên nhân là do khi bạn dùng quá nhiều thuốc insulin mà lại ăn uống không đủ để phù hợp với lượng insulin trong cơ thể.

Ngoài những loại thuốc hỗ trợ cho những người bị hạ đường huyết như viên nén glucose, bạn có thể hình thành cho mình một thói quen tốt như sau: Luôn dự trữ và mang theo bên mình một số món ăn nhẹ giàu carbonhydrate như nước hoa quả, bánh kẹo…

7. Sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình

Mẹ, chị gái hoặc những người bạn thân thiết- những người từng trải hơn bạn có thể mang đến cho bạn những lời khuyên hết sức bổ ích.

Do đó, bạn hãy chủ động liên lạc với những phụ nữ cũng đã từng bị tiểu đường khi mang thai để chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Chúc các bà bầu sẽ tìm được những lựa chọn tốt nhất dành cho mình để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Loại đường này không sản sinh năng lượng, cung cấp một lượng calories tối thiểu (ít hơn 8 lần so với đường thường), do đó không gây tích tụ mỡ thừa, làm tăng cân, tăng đường huyết sau khi ăn.

Hiện nay, bệnh tiểu đường đang ngày một phổ biến. Đối với phụ nữ đang mang thai, thì tiểu đường có những ảnh hưởng nhất định đến mẹ và thai nhi.

Béo phì và yếu tố di truyền là những yếu tố liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường. Mang thai là một điều kiện bộc phát bệnh tiểu đường, nhất là đối với những thai phụ tăng trọng quá mức (dễ dẫn đến béo phì) hoặc đã có tiền sử gia đình về tiểu đường, càng phải thận trọng hơn trong ăn uống, sinh hoạt và vận động.

Nếu thai phụ tăng trọng quá mức, có nguy cơ dẫn đến béo phì gây bệnh tiểu đường, thì trong khẩu phần ăn cần cắt giảm các chất sinh năng lượng nhiều như chất béo và các thức uống có nhiều đường (đường mía, mật ong, đường thốt nốt…) như bánh kẹo, nước ngọt, chè, trái cây… chỉ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: đạm, canxi, chất khoáng, vi lượng, sắt, kẽm… Bạn cũng không cần tẩm bổ bằng các món ăn cao năng lượng như gà ác tiềm thuốc bắc, yến sào chưng đường phèn… mà chỉ cần uống thêm hai ly sữa mỗi ngày, ăn thêm mỗi bữa nửa chén cơm là đủ.

Phụ nữ mang thai đang mắc bệnh tiểu đường, hoặc đã có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết trong suốt thai kỳ, chú ý đến cách ăn uống và thực phẩm sao cho đường huyết luôn ổn định. Ăn nhiều bữa nhỏ, giảm lượng thức ăn ngọt có nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt… Nếu được, bạn nên tìm hiểu thông tin về hàm lượng đường dùng trong từng thành phần thực phẩm của mỗi bữa ăn.

Khi thèm ngọt, thai phụ có thể sử dụng các loại đường ăn kiêng có nguồn gốc tự nhiên (như đường Equal). Đường ăn kiêng Equal được tổ chức y tế quốc tế (FDA) chứng nhận, có thể dùng trong thai kỳ một cách an toàn, thích hợp cho những thai phụ mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì..

Trước đây, khái niệm đường ăn kiêng khá lạ lẫm với nhiều người, thì nay khi vào các siêu thị như: Big C, hệ thống siêu thị Metro, Maximark, Coopmark, các nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng và cả nước, các nhà hàng, quán café, ta dễ dàng tìm thấy đường ăn kiêng như một sản phẩm rất thông dụng trong đời thường.

Sử dụng đường ăn kiêng để bảo vệ sức khỏe

Tư vấn chuyên môn bởi thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Dinh dưỡng tốt là điều đặc biệt quan trọng trong thai kì đối với người bị tiểu đường. Tiểu đường phát triển khi cơ thể của bạn không thể sản sinh hoặc sử dụng đủ insulin, một hormone tạo bởi tuyến tụy biến đường glucose thành “nhiên liệu hữu dụng” trong máu. Khi một lượng lớn đường glucose tích lại trong máu có nghĩa là các tế bào không nhận được “nhiên liệu” chúng cần. Lượng đường cao trong máu ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính bạn.

Một cách kiểm soát lượng đường trong máu là bạn cần phải có một chế độ ăn đặc biệt. Bạn nên có một chuyên gia dinh dưỡng có thể tạo cho bạn một thực đơn ăn hàng ngày phù hợp với bạn dựa trên cân nặng, chiều cao, hoạt động thể chất và sự cần thiết phát triển của thai nhi.

Lưu ý: Nếu bữa ăn thay đổi không giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định thì bạn nên cần một liều insulin theo chỉ định của bác sĩ.


Bà bầu bị tiểu đường chọn thực phẩm khó hơn người bình thường

Một vài lời khuyên của chúng tôi hẳn sẽ có ích cho bạn như sau:

- Ăn một vài loại thực phẩm, phân phối calo và cácbon hydro hàng ngày.

- Không bỏ bữa. Kiên định với những gì bạn phải ăn. Lượng đường trong máu còn lại sẽ ngày càng tích tụ nếu thực phẩm bạn ăn không được phân phối hàng ngày và kiên định từ ngày này sang ngày khác.

- Ăn bữa sáng tốt. Lượng đường trong máu sẽ tụt mạnh vào buổi sáng, để giữ cho chúng có sự ổn định, bạn cần hạn chế cácbon hydro (có trong bánh mì, ngũ cốc, hoa quả và sữa), cố gắng kích thích sự hấp thu protein và hạn chế hoa quả, nước ép hoa quả cùng nhau vào buổi sáng.


Nên phong phú các loại thực phẩm

- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu xơ như hoa quả tươi, rau xanh, bánh mì, ngũ cốc, đậu đỗ khô hoặc bạc hà. Những thực phẩm này bị bẻ gãy và hấp thu chậm hơn là cácbon hydro đơn (loại này khiến lượng đường trong máu cao hơn sau khi ăn).

- Hạn chế lượng thực phẩm có chứa đường đơn như sô đa, nước ép hoa quả, trà có vị hoặc các loại bánh tráng miệng cùng nhau.

- Sữa có hàm lượng lactose cao, đường đơn vì thế, nếu bạn uống nhiều hơn 2-3 cốc trong ngày, bạn có thể nên hạn chế lượng này lại và tìm nguồn canxi khác.

- Sự tăng các hoạt động thể chất chính là cách tốt nhất giúp bạn giữ lượng glucose trong máu ở mức bình thường.

Đông y cho rằng tiểu đường (tiêu khát) chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, lại do ăn uống không điều độ, cuộc sống tinh thần hay căng thẳng, tình dục mệt mỏi quá độ... mà gây ra. Bệnh gồm 2 loại: có triệu chứng điển hình (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, trọng lượng giảm, thị lực giảm, đường máu cao) và không có triệu chứng (dạng ẩn, trong gia đình có người bị tiểu đường hoặc tiền sử sinh nở con to, dị dạng).

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và em bé (Ảnh minh họa)

Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột. Lúc mang thai, đại đa số cơ thể âm hư nên cần ăn các thứ bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp... Ngoài ra, do tiểu nhiều nên mất nhiều nước nên phải bổ sung nước và chất điện giải; nên uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát (như quýt, lê tươi).

Một số món ăn bài thuốc:

Lá khoai lang 50 g, bí xanh 100 g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.

Râu ngô 50 g, nước 1,5 lít, sắc còn 700 ml, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.

Râu ngô 30-60 g, thịt trai 50-200 g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường, miệng khát.

Mướp đắng 150 g, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm 100 g đậu phụ, chút muối, tiếp dùng lửa to xào đến chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.

Hành củ tươi 100 g, rửa sạch, dùng nước sôi hãm, thêm xì dầu vừa đủ làm rau ăn cơm, mỗi ngày hai lần, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều.

Bà bầu bị tiểu đường nên có một chế độ ăn uống hợp lí (Ảnh minh họa)

Sinh sơn dược 120 g, nấu với 1 lít nước, thay trà uống lúc ấm, uống hết thì ăn sơn dược.

Bột sinh sơn dược 80 g, hạt sen bỏ lõi 20 g, xích đậu giã nhừ 15 g, bột gạo nếp 500 g, trộn đều làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh cùng ăn. Hai bài trên dùng cho người tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ.

Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai có âm hư, người bức bối.

Rễ lau tươi 30 g, gạo tẻ 50 g, thêm nước 1,5 lít, sắc rễ lau, lấy 1 lít nước sắc, cho gạo vào, nấu cháo ăn. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.

Mấu chốt của việc chữa trị tiểu đường thai nghén là kiểm soát uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá vì có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa, món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

Dinh dưỡng trong thời kì bầu bí là vô cùng quan trọng đặc biệt với những mẹ bầu bị tiểu đường. Các mẹ bầu cần kiểm soát lượng dinh dưỡng, đặc biệt là đường vào cơ thể sao cho hợp lý mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Bệnh tiểu đường và thai phụ

Bệnh tiểu đường ở bà bầu có thể phát sinh do chế độ ăn uống không hợp lí trong quá trình mang thai, nhiều thai phụ lại mắc căn bệnh này từ trước khi mang bầu. Dù ở trường hợp nào, nếu phát hiện mình bị tiểu đường, thai phụ cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Bà bầu cần thường xuyên đến  trung tâm y tế kiểm tra máu định kì để biết được lượng đường trong máu và có cách đối phó hợp lí.

Một chế độ ăn uống khoa học là đặc biệt cần thiết và quan trọng cho bà bầu tiểu đường để tránh những biến chứng có thể xảy ra với thai nhi như dị tật bẩm sinh, sinh non, vàng da…


Bà bầu tiểu đường nên có chế độ ăn uống khoa học. (Ảnh minh họa)

Thay đổi chế độ ăn uống

Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng những bà bầu mắc bệnh tiểu đường dù trước hay sau khi mang thai đều phải xem lại chế độ ăn uống của mình. Một chế độ ăn nhiều rau củ, giảm tải các loại thức ăn chứa hàm lượng đường cao là hợp lí nhất. Bạn cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn là ăn một lúc quá nhiều dưỡng nhất – điều này càng làm tăng nguy cơ nghiêm trọng của bệnh.

Lựa chọn thực phẩm

Bạn đừng lo lắng rằng chế độ ăn uống cho thai phụ tiểu đường là nhàm chán hay nhạt nhẽo. Bạn vẫn có thể thưởng thức được mọi hương vị cuộc sống nếu biết cách ăn uống khoa học. Những loại thực phẩm bà bầu nên dùng nhiều là ngũ cốc, rau quả giàu chất xơ, hoa quả tươi. Ngoài ra, đậu và mì pasta cũng rất giàu lượng carbohydrate tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Một chê độ ăn hoàn hảo cho bà bầu tiểu đường là 3-5 phần rau, 2-4 phần hoa quả, 2-3 phần protein và 3 phần các sản phẩm sữa.


Bà bầu tiểu đường nên lập một kế hoạch ăn uống hợp lí. (Ảnh minh họa)

Lập kế hoạch cho mỗi bữa ăn

Điều này tưởng trừng nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng hữu ích và cần thiết đối với thai phụ tiểu đường. Việc lập kế hoạch cho mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng carbohydrate và protein cung cấp vào cơ thể mỗi ngày. Từ đó có cách phân chia thức ăn hợp lí. Thực đơn hoàn hảo cho bà bầu tiểu đường là bữa sáng: một cốc sữa chua ít đường, một miếng táo, một lát bánh mì; bữa trưa: thịt gà, cá, rau với một miếng cam tươi; bữa tối: thịt nạc, rau tươi. Thực đơn này còn phụ thuộc vào nhu cầu calo cơ thể bạn cần nữa.

Hãy đến các trung tâm y tế để có được những lời khuyên bổ ích cho chế độ ăn hoàn hảo nhất.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ


(ST).

em muốn chép bài viết trên thì làm sao
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Gửi hỏi đáp - bình luận