Thực đơn cho trẻ bị táo bón

Thực đơn cho trẻ bị táo bón. Những món ăn có lợi cho sức khỏe của trẻ khi bị táo bón.

Bé bị táo bón là điều mà các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Biểu hiện chủ yếu của táo bón là: phân khô, có thể có hình dạng tròn giống phân dê, đi ngoài rất khó khăn, có lúc xảy ra tình trạng hậu môn bị căng rách.

Dẹp tan khó chịu

 
 Trước hết hãy điều chỉnh chế độ ăn của bé. Nếu bé được 4 tháng tuổi, bạn có thể dùng nước hoa quả của một số loại quả như mận, táo hay lê để “thông” đại tiện cho bé. Hãy cho con dùng những thức ăn nhiều chất xơ từ gạo, rau quả như quả mơ, khoai tây, lê, đào, mận, đậu ván, rau chân vịt… Tránh cho con ăn sữa bò, sữa chua, pho mát và kem khi con đang bị táo bón. Một số trẻ không thể dung nạp với chất protein trong sữa bò nên bị táo bón vì sữa.Uống nhiều nước cũng là một cách hay khác để bé hết táo bón.Nếu con đang cố nhịn đi tiêu vì sợ vào nhà vệ sinh thì bạn hãy dừng tạm thời kế hoạch huấn luyện con ngồi bô hay đi tiêu trong nhà vệ sinh. Đừng quên những cử chỉ thể hiện yêu thương như hôn, khen ngợi, khích lệ khi con chịu đi toalet. Bạn cũng nên tập con đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định nào đó (như sau bữa ăn) trong ngày để tạo phản xạ cho bé.
 
Quả bơ: Là loại quả dẫn đầu về hàm lượng chất xơ, tốt cho bé bị “táo”. Có thể tham khảo cách chế biến quả bơ dành cho bé táo bón như sau: Dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào cốc bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức.
 
Quả mơ: Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, vitamin A – C, kali và một số chất dinh dưỡng khác. Cho bé dùng một chút nước mơ ép pha loãng (không cần cho thêm đường) có tác dụng tăng cường axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn tốt. Ngoài mơ thì quả mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón.
 
Dưa hấu: Được coi là một trong những loại quả an toàn cho bé bị táo bón, dưa hấu nhiều chất xơ, vitamin C và kali.
Ngoài ra, hàng ngày bạn nên cho trẻ uống uống nhiều nước, ăn thêm sữa chua, và thực hiện chế độ cân bằng dinh dưỡng để giúp bé hết bị “táo”. . Mỗi bữa ăn đều phải ăn rau, ăn hoa quả hàng ngày.
-         Để trẻ vận động nhiều, nhằm thúc đẩy ruột co bóp, có lợi cho tiêu hoá.
-        Hàng ngày cho trẻ đi đại tiện đúng giờ để hình thành thói quen đại tiện đúng giờ.
Những thức ăn nên cho bé hạn chế ăn
- Thịt, đặc biệt là thịt mỡ, thịt đỏ và những loại thịt đã qua chế biến như thịt hộp.
 
- Sản phẩm từ sữa như kem, bánh kẹo có nguyên liệu chính từ sữa…
- Thức ăn nhanh như bánh pizza, gà rán, bánh ngọt…
- Những thức ăn được sản xuất bằng bột lúa mỳ.
- Thức ăn giàu tinh bột là khoai tây, ngô.
- Thức ăn nhiều đường và nhiều chất béo.
Thực đơn bột rau - hoa quả cho bé thường xuyên bị táo bón
Thời điểm bé từ 4- 8 tuổi là thời điểm rất quan trọng vì giai đoạn đó là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên do dạ dày còn yếu nên việc lựa chọn thực phẩm cho bé vào giai đoạn này là rất quan trọng. Một vài gợi ý Mẹ Bi xin gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 4 -8 tuổi như sau. Chúc các bé lên cân đều đều nhé

Bột rau củ

Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.

Cà rốt, hoa lơ trắng

Khoai tây 100g

Cà chua 1 quả

Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.

Cách làm:

- Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.

- Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.

- Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.

Cà rốt - Đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

- Cà rốt 200g

- Đậu Hà Lan 40g

- Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.

Cách làm: Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.

Xúp cà rốt, củ cải, khoai tây

Nguyên liệu:

- Cà rốt 40g

- Củ cải trắng 40g

- Khoai tây 40g

- Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ

Cách làm: Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.

Bột chuối tiêu

Nguyên liệu:

- Chuối tiêu chín nục 1 quả

- Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.

Cách làm:

- Rửa sạch chuối, bỏ vỏ

- Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

Bột táo đỏ

Nguyên liệu:

- Táo đỏ 100g

- Đường trắng 20g

Cách làm:

- Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.

- Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.

Bột cà rốt, táo đỏ

Nguyên liệu:

- Cà rốt 75g

- Táo đỏ 50g

- Mật ong vừa đủ

Cách làm: Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.

Bột táo – Khoai lang

Nguyên liệu:

- Khoai lang 50g

- Táo tàu 50g

- Mật ong vừa đủ

Cách làm: Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.

Bột đào

Nguyên liệu:

- Đào chín 1 quả

- Nước, đường trắng vừa đủ

Cách làm: Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.

Đào, táo, lê

Nguyên liệu:

- Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g

- Nước, đường trắng vừa đủ.

Cách làm: Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được.

Bột sữa – Bí đỏ

Nguyên liệu:

- Bột gạo 10g

- Sữa bột - loại bé vẫn thường dùng 12g

- Bí đỏ 30g

- Dầu 2.5g

- Đường 10g

- Nước 200ml

Cách làm:

- Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn.

- Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.

- Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.

- Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.

Bột đậu phụ - Bí xanh

Nguyên liệu:

- Bột gạo 10g

- Đậu phụ 30g

- Bí xanh 30g

- Đường 2g

- Dầu 5g

- Nước 200ml

Cách làm:

- Bí xanh nấu chín xay nhuyễn

- Đậu phụ xay nhuyễn

- Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm hỗn hợp trên vào phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.

Thực đơn cho bé chậm mọc răng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi

Thực đơn cho bé ăn cơm

Thực đơn cho bé ăn bột

Thực đơn cho bé ăn cháo

Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua


(St)
Pé gái nhà e được18thang tuổi nặng 9kg6 cao 78cm dạo gần đây pé bị táo bón hơi biếng an sút gần 2kg e phsir lam sao để pé có thewr hấp thụ tốt thức ăn và hết táo bón.với lại pé chậm nói nhưng nói gì pé cũng hiểu có phải pé bị rối loạn ngôn ngữ. Không.
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Chào chị! Chế độ ăn cho trẻ nhỏ rất quan trọng, nếu đủ các thành phần đạm, mỡ, xơ, sinh tố… trẻ sẽ phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ. Trẻ bị táo bón có thể do thức ăn không đủ chất xơ như rau, quả chín… Việc đầu tiên chị nên cho cháu đi khám để loại trừ nguyên nhân bệnh đường ruột ( bệnh phình to đại tràng, bệnh đại tràng dài ….). Nếu không có bệnh đường ruột phải thay đổi chế độ ăn . - Ăn nhiều rau tươi dưới dạng luộc hoặc súp ( rau khoai lang, cà rốt, bắp cải……) - Ăn nhiều quả chín : Đu đủ, xoài chín, chuối… - Uống đủ nước - Tập chế độ ngày đi cầu 1 lần, vào 1 giờ nhất định Bé chậm nói thì nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy não của trẻ dưới 6 tuổi chưa hoàn thiện nhưng lại có khả năng nghe rồi dần dần học cách giải mã ngôn ngữ. Từ 6 tuổi trở đi, trẻ có bộ não tương tự người lớn và khả năng giải mã tự nhiên này sẽ biến mất. Vì vậy, người mẹ nên thiết lập "quan hệ sớm mẹ-con", nói chuyện với trẻ ngay từ những ngày đầu tiên bé được sinh ra chứ không phải đợi cho đến khi trẻ biết nói. Khi giúp trẻ chậm nói, theo BS Tiến, người lớn đừng quên vừa nói vừa biểu cảm, ra điệu bộ (trẻ khiếm thính càng cần nhiều điệu bộ) bởi các thông điệp trong giai đoạn đầu của trẻ chủ yếu là phi ngôn ngữ. Còn khi người lớn đơn thuần nói như một cái máy, đứa trẻ có nguy cơ bắt chước như một con vẹt. “Nếu đứa trẻ có vấn đề chậm nói hoặc có bệnh lý gì đó làm chậm phát triển ngôn ngữ thì cần nhớ ba chữ: can thiệp sớm” - các bác sĩ nhấn mạnh. Theo đó, sớm nhất là giai đoạn dưới 3 tuổi, còn nếu không kịp thì cũng không nên để quá 6 tuổi. Và sự can thiệp cần được kết hợp từ nhiều góc độ: y khoa, tâm lý, giáo dục. Ngoài ra chị cũng có thể tham khảo về vấn đề ngôn ngữ của trẻ theo link sau nhé:http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=8422
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Chào bác sỹ, bé nhà em được 13 tháng tuổi, nặng 8,5kg,mỗi lần cháu đi ngoài rất khó, phải rặn, phân rắn,lỏn nhỏn, xín bác sỹ tư vấn giúp giùm.Xim cảm ơn bác sỹ.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Chào chị! Chế độ ăn cho trẻ nhỏ rất quan trọng, nếu đủ các thành phần đạm, mỡ, xơ, sinh tố… trẻ sẽ phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ. Trẻ bị táo bón có thể do thức ăn không đủ chất xơ như rau, quả chín… Việc đầu tiên chị nên cho cháu đi khám để loại trừ nguyên nhân bệnh đường ruột ( bệnh phình to đại tràng, bệnh đại tràng dài ….). Nếu không có bệnh đường ruột phải thay đổi chế độ ăn . - Ăn nhiều rau tươi dưới dạng luộc hoặc súp ( rau khoai lang, cà rốt, bắp cải……) - Ăn nhiều quả chín : Đu đủ, xoài chín, chuối… - Uống đủ nước - Tập chế độ ngày đi cầu 1 lần, vào 1 giờ nhất định chúc gia đình vui khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
con gai em duoc 2 tuoi nang 10,5kg .Chau an tot , ngu tot nhung hay co hien tuong bi tao bon . ngay 1 lan khi thi 2 ngay, fan ran, lon nhon nhu fan de . Kinh mong cac bac sy tu van gium em .E xin chan thanh cam on .
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Phần đầu nói tránh sữa chua mà đoạn gần cuối lại khuyến khích cho ăm thêm sữa chua, là sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Chắc là phải tránh thôi, mình nghĩ thế
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Các me giúp mình thuc don an dam cho trẻ hay bi tao bon
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận