Có nên uống cafe khi mang thai?
Ép tóc lúc mang thai có nên không?
Triệu chứng khi mang thai bé trai
Ăn uống khi mang thai phù hợp để mẹ khỏe, con khỏe. Trong những ngày đầu, các tế bào lớp trong của phôi sẽ phát triển thành em bé của bạn, còn các lớp tế bào bên ngoài sẽ phát triển thành nhau thai.
Ăn thay đổi theo sự phát triển của thai kỳ:
Tuần 1 – 4
Hơn 6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm gạo hoặc mì
Một phần tương đương một lát bánh mì, một cốc ngũ cốc pha chế sẵn, hoặc ½ cốc ngũ cốc chín, cơm hoặc mì luộc.
Nếu bạn là người hay hoạt động thể chất, nên ăn thêm (có thể lên đến 11 phần ăn nếu bạn rất thích vận động).
• 3 đến 5 suất rau cải
Một phần tương đương với một cốc rau lá sơ chế như rau muống hoặc rau diếp, hay ½ cốc rau đã chế biến.
• 2 đến 4 suất hoa quả
Một suất tương đương một miếng vừa các loại quả như táo, chuối hoặc cam; ½ tách hoa quả hoặc nước quả đóng hộp; ¼ tách hoa quả khô; hoặc ¾ cốc hoa quả tươi.
• 2 suất sữa, yogurt, hoặc pho mát
Một suất gồm 1 cốc sữa hoặc yogurt, 50 gam pho mát tự nhiên hoặc 100 gam pho mát kiểu Mỹ.
Nếu bạn dưới 18 tuổi và đang mang thai, bạn cần ít nhất là 3 suất sữa, yogurt và pho mát.
Hãy thường xuyên chọn các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.
• 2 đến 3 phần thịt, cá, thịt trắng, đậu khô, trứng hoặc hạt dẻ
Một phần tương đương 100- 150 gam thịt, cá chín, kích thước cỡ một chiếc thẻ.
Một tách đậu chín hoặc 2 quả trứng
4 muỗng bơ đậu phộng hoặc 2/3 tách hạt dẻ cũng tương đương với một suất.
• Và ít nhất là 8 ly nước
Uống sữa, nước hoa quả nguyên chất, các thức uống không có cồn tương ứng với lượng nước uống mỗi ngày.
Thay đổi thực đơn mỗi ngày:
Những người mang thai lần đầu tiên thường có ít kinh nghiệm, những người mang thai lần thai thì lại không mấy khắt khe trong chuyện ăn uống, vì họ cho rằng mình đã từng mang thai và đủ kinh nghiệm để biết cơ thể cần gì, đứa bé trong bụng cần gì. Nhưng thực chất, những suy nghĩ này khiến cho không ít đứa trẻ được sinh ra bị còi cọc, thậm chí mắc dị tật bẩm sinh. Dưới đây là một số món ăn giúp bổ xung dinh dưỡng cần thiết rất tốt cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Bài 1. Cơm bò nướng lụi
Thời gian chuẩn bị và chế biến khoảng 30 phút, dành cho 4 người ăn
Nguyên liệu:
- 320g thịt bò philet, 1 củ hành tây, 1 trái ớt chuông, 4 chén cơm.
- Gia vị: muối, tiêu, nước tương, đường, tương ớt, tương cà, satế, dầu ăn
Cách làm:
Thịt bò thái lát quân cờ, ướp gia vị cho vừa ăn.
Hành tây, ớt chuông, cà rốt rửa sạch, thái miếng bằng miếng thịt bò.
Ghim thịt bò vào cây tre, xen kẽ 1 miếng hành + 1 miếng cà rốt + 1 miếng ớt cho đến hết. Phết thêm ít sa tế và dầu ăn cho bóng. Cho các xiên thịt bò lên vỉ nướng.
Đập tỏi phi thơm cho cơm vào chiên, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm chút tương cà và tương ớt.
Bày cơm và xiên thịt bò ra đĩa, dùng với tương ớt.
Bài2. Tôm chấy tỏi ớt
Trong món này, nếu muốn tôm ngon và trông đẹp mắt hơn thì nên hấp chín tôm trước khi chế biến. Làm sạch tôm rồi chẻ lưng, hấp chín. Như thế khi đem chấy tỏi, tôm sẽ không bị cháy, cũng như không chảy nước làm ỉu tôm. Chẻ lưng tôm rồi mới đem hấp thì tôm mới nở vỏ đẹp mắt.
Thời gian chuẩn bị và chế biến khoảng 10 phút. Dành cho 4 người ăn.
Nguyên liệu:
- 400g tôm sú to, 2 thìa cà phê tỏi, 2 thìa cà phê ớt, 2 thìa súp bơ lạt, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường.
Cách làm:
Tôm rửa sạch, chẻ lưng.
Bắc chảo nóng, cho bơ vào, khi bơ tan chảy hẳn cho tỏi và ớt vào phi thơm.
Cho tôm vào xóc đảo rồi để lửa nhỏ, hơi cháy cạnh rồi tắt bếp.
Xếp tôm ra đĩa, trang trí với vài lát chanh tây xắt mỏng và xà lách. Dùng kèm với cơm như món mặn.
Bài 3. Chè nhãn nhục vị quế
Thời gian chuẩn bị và chế biến khoảng 15 phút. Dành cho 4 người ăn.
Nguyên liệu:
- 100g nhãn nhục, 170g đường, 1 ống vani, ¼ thìa cà phê bột quế, 700ml nước, muối.
Cách làm:
Ngâm và rửa nhãn nhục thật sạch bụi bẩn, vớt ra để ráo. Không ngâm và vò kỹ, nhãn sẽ mất hết vị ngọt và mùi thơm đặc trưng.
Nấu nước đường: khuấy đều đến khi hỗn hợp này hơi sắc, cho vani vào.
Thêm nhãn nhục và muối, nấu khoảng 1 -2 phút là được. Đun quá lâu, nhãn sẽ bị mềm nhũn, không ngon. Thêm bột quế, muối, đảo đều tay. Nhấc xuống, để nguội.
Thưởng thức: Dùng lạnh
Bài 4. CHÁO CÁ CHÉP – giúp an thai và môi bé đỏ hồng
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị, mì chính, hạt nêm Knorr
- 4 củ hành khô
- Lá ngải tươi
- Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
- Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1h là chín.
Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là khôngnghén ngẩm gì):
Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh):
4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
Bài 5. CHÁO LƯƠN – mát cho cơ thể, tránh đổ máu cam
Nguyên liệu:
- 300g lươn tươi sống
- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp
- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà)
- Gia vị, hạt nêm
- Hành khô 3 củ
- Mùi ta, thì là, rau răm
Chế biến:
- Lươn k được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn nên, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
Bài 6. TRỨNG GÀ XÀO LÁ NGẢI – an thai, da bé trắng hồng
Nguyên liệu:
- Lá ngải tươi 1 nắm to
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Hành khô
Chế biến:
- Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại
- Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5’
- Ăn nóng.
Bài 7. TRỨNG GÀ HẤP LÁ MƠ – nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày
Mùa xuân lá mơ đang non, món trứng gà hấp lá mơ sẽ rất bổ không chỉ cho người thường mà cho cả bà bầu. Đây là món ăn dân dã nhưng tác dụng giải nhiệt rât hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Lá mơ 1 nắm vừa
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4
Chế biến:
- Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm Knorr
- 1. cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy
2. bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được
Cả 2 cách chế biến này đều k dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.
Bài 8. CẬT LỢN ÁP CHẢO – tốt cho thận của mẹ, giảm được nguy cơ phù nề trong thai kì
Nguyên liệu:
- Cật lợn 300g
- Gừng 1 củ vừa
- Đường, mắm, hạt nêm
Chế biến:
- Cật lợn bóc màng, xẻ đôi (nhưng k đứt lìa), làm sạch phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật
- Gừng thái chỉ
- Nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, nêm
- Đun nóng nồi, thả của cật vào cho cháy cạnh 2 mặt của cật, đổ nước ngập quả cật, đun nhỏ lửa đến khi gần cạn hết nước, chú ý vớt bọt, cho thêm ½ thìa đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa. Ăn nóng.
6. GẤC HẤP ĐƯỜNG – bổ sung vitamin A, giúp hình thành thị lực cho bé
Nguyên liêu:
- Gấc 3/4 bát ăn cơm
- Lượng đường tùy khẩu vị của mẹ
Chế biến:
- Trộn gấc với đường, cho hấp cách thủy cho chín
- Ăn nóng
Bài 9. CANH CUA RAU MÙNG TƠI – bổ sung canxi
Nguyên liệu:
- Cua đồng 300g
- Rau mùng tơi 1 mớ
- Bột canh tôm 1 gói
Chế biến:
- Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước
- Rau rửa sạch thái nhỏ
- Nước lọc cua nêm thêm bột canh tôm, hạt nêm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau.
- Rau chín mềm là có thể ăn được
Bài 10. MIẾN CUA BỂ - bổ sung canxi
Nguyên liệu:
- 1con cua bể 350g (nếu tính cả dây buộc cua thì phải mua con cua 700g)
- 2 vắt miến dong
- 2 tai mục nhĩ, 10 tai nấm hương
- Hành khô, dầu ăn, gia vị, hạt nêm, mắm, đường
- Rau thơm: hành hoa, mùi ta, rau răm
- Nước dùng
Chế biến:
- Cua bể rửa sạch vỏ bên ngoài, luộc chín, gõ lấy thịt cua để riêng. Giữ lại nước luộc cua
- Vỏ cua cho thêm nước sôi, lọc 2-3 lần để lấy hết được thịt cua còn sót trong vỏ cua
- Mục nhĩ nấm hương ngâm nở, thái nhỏ
- Miến ngâm nước cho mềm, chuẩn bị ăn thì chần qua nước sôi cho chín tới
- Rau thơm rửa sạch thái nhỏ
- Phi thơm hành khô, xào thịt cua cùng mục nhĩ nấm hương đã thái nhỏ, nêm nếm mắm và gia vị cho vừa
- Nước dùng hòa cùng nước luộc cua, nước lọc cua đun sôi cùng chút gia vị
- Xếp miến đã chần nước sôi vào bát, xúc thịt cua lên trên, rắc rau thơm rồi chan nước dùng
- Ăn nóng
Đau lưng khi mang thai -
Khoẻ mạnh khi mang thai
Tình dục khi mang thai
Tư thế quan hệ khi mang thai -
Dấu hiệu có thai sớm nhất
Dấu hiệu mang thai sớm
(ST).