Thực phẩm bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng



Trẻ bi suy dinh dưỡng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hậu quả của nó là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và suy giảm trí thông minh. Chúng ta cùng tham khảo các thực phẩm tốt cho trẻ suy dinh dưỡng nhé!



Bữa ăn hợp lý phải bảo đảm đủ bốn nhóm thực phẩm:

 Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cung cấp đủ năng lượng hàng ngày của trẻ bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… Ăn theo nhu cầu của từng lứa tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.

Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm:

 Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm là các thức ăn có nguồn gốc động vật và giàu chất đạm: Trứng, sữa, thủy sản, thịt… Đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: Thịt gà, thịt cóc… Vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.

Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn khoa học để được cung cấp chất dinh dưỡng một cách tốt nhất

Ăn nhiều rau xanh quả chín cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón. Một số thực phẩm sẵn có chứa nhiều canxi mà các bà mẹ có thể dùng nấu cho trẻ là vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống, cua, tép khô, ốc, tôm, cá mè, lòng đỏ trứng, hến, sữa bò tươi, sữa chua…

Đối với trẻ mới sinh nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi.

Khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác. Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng cần có một chế độ ăn đa dạng và phong phú. Hãy để dinhduong.com.vn cung cấp thông tin về chế độ ăn cho trẻ còi xuơng, suy dinh dưỡng chính xác nhất.

Khi trẻ bị bệnh còi xương phải được điều trị bằng vitamin D với liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cho trẻ uống bổ sung thêm canxi, nhà ở phải có đủ ánh sáng. Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện, các bà mẹ nên cho trẻ ăn đúng cách giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thúc đẩy phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.

Điều trị trẻ suy dinh dưỡng

Tăng số bữa ăn trong ngày: Cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày, tức ngoài 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ bằng sữa, chè, bánh…

Cho thêm chất béo vào thức ăn cho trẻ còi xuơng, suy dinh duỡng:

Cho thêm 1-2 muỗng dầu ăn vào chén cháo cho trẻ nhỏ hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…

Cho ăn đặc hơn:

Bột đặc có năng lượng cao hơn bột lỏng hay cháo lỏng. Với trẻ đã đủ răng nên cho ăn cơm tán nhuyễn.Cho trẻ ăn bù sau giai đoạn bệnh.

Bữa ăn của trẻ bị suy dinh dưỡng cần cho thêm 1-2 muỗng dầu ăn vào chén cháo hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…

Tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa: ví dụ: Sau khi ăn 1/2 chén cơm, cho trẻ ăn 1/2 chén mì…; ăn thêm 1 hũ yaourt, 1 miếng phô mai… hay uống thêm 1 ly sữa.

Chứng lười ăn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, do không ăn uống đều đặn nên cơ thể thường thiếu các Acid amin, vitamin, lysin, kẽm,…Vì vậy việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể điều hết sức cần thiết.
 

Nguyên tắc tẩm bổ cho trẻ suy dinh dưỡng

Thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và suy giảm trí thông minh.

Trẻ bi suy dinh dưỡng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hậu quả của nó là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và suy giảm trí thông minh.

Những nguyên tắc chung dưới đây là để làm tăng nguồn cung năng lượng và tăng chất dinh dưỡng từ chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng hoặc để tăng cường khả năng hấp thu bữa ăn tốt hơn.

Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.

Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ

Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối…, vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.

Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ ăn” dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.

Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.

Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính.

Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
 

Tham khảo thêm 10 lỗi dinh dưỡng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng phổ biến nhất


1. Bé phải ăn nhiều thịt nạc để tránh thiếu máu

Thiếu sắt là nguy cơ lớn ở rất nhiều bé. Dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Atlanta (Mỹ) tiết lộ, 9% các bé trong độ tuổi 1-2 thiếu sắt. Con số này giảm xuống khoảng 3% cho bé 3-5 tuổi và 2% cho bé 6-11 tuổi.

Bé có thể nhận đủ sắt trong chế độ ăn mà không cần ăn nhiều thịt nạc (đây là tin tốt vì thịt nạc thường khó khăn cho bé khi nhai; dù thịt nạc có chứa dạng sắt dễ hấp thu). Với bé lười ăn thịt, có thể đáp ứng nhu cầu sắt cho bé bằng sữa, trứng, thịt gia cầm, cá, đậu đõ, bánh mì, hoa quả khô như nho khô...

Bé dưới 10 tuổi cần nhận ít nhất 10mg sắt mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ bé nhà mình không đủ sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về bổ sung vitamin tổng hợp chứa sắt cho bé.

2. Không cho trẻ ăn dầu mỡ để tránh béo phì

Các bé cần khoảng 30-40% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng bởi não bộ có những yêu cầu đặc biệt từ axit béo và các thành phần khác của chất béo.

Lượng chất béo phù hợp cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi là 3,5g/kg mỗi ngày. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá, có chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.


Không cho trẻ ăn dầu mỡ để tránh béo phì là quan niệm sai lầm (Ảnh minh họa)

3. Bé lười ăn rau, phải bổ sung vitamin tổng hợp

Rất nhiều bé lười ăn rau nhưng không thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng. Thực phẩm giàu dinh dưỡng lại có vị ngọt là các loại quả tươi. “Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ” - Jo Ann Hattner (chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) tiết lộ. Do đó, hãy đảm bảo 5 phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho bé.

Nếu con bạn không chạm vào cà rốt thì quả mơ hoặc dưa hấu là giải pháp thay thế hợp lý vì chúng giàu vitamin A và caroten. Dâu tây hay quả cam đáp ứng lượng axit folic cho bé lười ăn rau bina. Chuối giúp bé lười ăn khoai tây có đủ kali và cam quýt có thể thay cho súp lơ xanh về hàm lượng vitamin C.

Tuy nhiên, ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích bé. Rau rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà bé không nên bỏ lỡ.

4. Cho con ăn thật nhiều cà rốt

Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khỏe của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Cho con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa.

Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý. Chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50g. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

5. Khi bé bị ốm, nên cho ăn ít đi

Bạn không nên cắt giảm lượng thức ăn của bé. Con của bạn cần tất cả các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thức ăn để chống lại bệnh tật. Nhưng nếu bé không ăn nhiều, bạn cũng đừng lo lắng. Khi bị bệnh, hãy cho bé ăn những gì bé thích.

6. Chỉ sử dụng nước rau

Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi.

Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.

7. Nước quả là đồ uống tuyệt vời

Dù nước quả tươi 100% giàu dinh dưỡng hơn soda nhưng không phải cứ khát là uống nước quả. Có những giới hạn về lượng nước quả với bé. Nếu không, bé sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và khó chịu trong dạ dày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, lượng nước quả tối đa cho bé là 100-120ml/ngày. Nước lọc vẫn là đồ uống tốt nhất khi bé đang khát.

8. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Việc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.

Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.

9. Bánh mì trắng không có chất dinh dưỡng

Bánh mì trắng làm bằng bột mì chất lượng tốt vẫn là lựa chọn lý tưởng cho bé. Bánh mì trắng có chất xơ, giúp ngừa táo bón, bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì có thể được thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, axit folic, thiamin và riboflavin.

10. Quá ưu tiên đạm

Nhiều mẹ nấu bột cho bé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt.

Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.



Thai nhi bị suy dinh dưỡng
Bé bị suy dinh dưỡng
Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẹ nên biết
Tìm hiểu về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em


(ST)