Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Top 8 loại thực phẩm gây ngộ độc thai nhi mẹ bầu nên tuyệt đối tránh
Bệnh tiểu đường có ăn sữa chua được không?
Những thực phẩm kiêng ăn khi trầy xước da để tránh để lại sẹo
8 thực phẩm giảm đau cho bạn cực nhanh chóng trong rất nhiều trường hợp
Phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống là cách chữa trị cơ bản của người mắc bệnh tiểu đường, nhất là người bệnh già cả, béo và người bệnh nhẹ nên coi trọng phương pháp chữa bệnh này. Đối với người bệnh nặng đi đôi với việc chữa trị bằng thuốc, việc ăn uống hợp lý cũng là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh tiến triển. Nguyên tắc cơ bản của việc chữa trị bằng ăn uống như sau:
Ăn đúng giờ và đúng định lượng, kết hợp giữa thô và tinh, giữa ăn chay và ăn mặn, kết hợp giữa sữa, trứng, rau để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.
Món ăn chính cần căn cứ vào trọng lượng cơ thể, nghề nghiệp và tính chất lao động của từng người, nói chung nên khống chế ở mức mỗi ngày từ 300 – 800g, thông qua chế biến để điều chỉnh lượng đường trong máu, mỡ trong máu nhằm đạt tới hoặc duy trì tiêu chuẩn lý tưởng.
Hấp thụ chất protein từ sữa bò, trứng gà, đậu, cá, thịt gà, thịt vịt, thịt thỏ, thịt lợn nạc là chính, không nên lấy thịt lợn làm chính.
Hấp thụ chất béo tốt nhất nên từ dầu ngô, dầu đậu và các loại dầu thực vật khác.
Không ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như đường trắng, đường đỏ, mật mía v.v… vì ăn nhiều đường sẽ làm tăng mỡ máu dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, đau tim, huyết quản não v.v…
Nên ăn nhiều các thực phẩm làm từ đậu, rong biển v.v… Nếu ăn nhiều khoai sọ, ngó sen và những thực phẩm có nhiều chất bột khác thì phải giảm bớt cơm.
Tốt nhất không nên ăn các loại hoa quả có nhiều đường, có thể ăn ở mức vừa phải một số hoa quả có ít đường nhưng cần chú ý theo dõi sự thay đổi lượng đường trong nước tiểu, trị số đường trong máu, nếu tăng cao phải giảm món ăn chính.
Tốt nhất nên ăn làm nhiều bữa, lấy bữa ăn thanh đạm là chính, không được hút thuốc lá và uống rượu.