Thực phẩm chống cảm cúm trong mùa lạnh cực hiệu quả

Nguồn thực phẩm với khả năng miễn dịch hữu hiệu nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày để phòng chống cảm cúm.



Chống cảm cúm bằng thực phẩm


Trong thời tiết lạnh giá, để chiến đấu với cảm cúm, hầu hết mọi người chọn nước cam và phở gà khi thấy sổ mũi, khó chịu và các dấu hiệu khác của bệnh. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả thực phẩm có khả năng chống lạnh bệnh tật. Vitamin A, C, và E cùng các chất dinh dưỡng quan trọng khác thúc đẩy khả năng miễn dịch được tìm thấy trong hàng loạt thực phẩm như cà rốt, hạnh nhân, ớt chuông.

Tiến sĩ, nhà tư vấn Eric Plasker, tác giả cuốn sách The 100 Year Lifestyle cho biết: “Đừng chờ đợi đến khi bạn bị bệnh và phải uống thuốc, hãy bổ sung thường xuyên các thực phẩm có tác dụng phòng bệnh trong chế độ ăn uống của bạn”. Một loạt trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của bạn chứa chất phytochemical giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp các đặc tính chống viêm, kháng virus, kháng khuẩn và thúc đẩy tế bào bị thương nhanh hồi phục.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ chống lại bệnh cảm cúm vì làm tăng lượng vitamin C. Vị ngon, dễ nấu với nhiều thực phẩm, màu đỏ của ớt chuông chứa gấp đôi vitamin C tăng cường tương tự ở cam.

Cà rốt

Các loại rau màu vàng và màu da cam như cà rốt có chứa beta – carotene. Hợp chất này chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, tăng tế bào-T và khả năng miễn dịch.

Hạnh nhân

Hạnh nhân là nguồn tốt của vitamin E, đồng thời là chất chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh tật. Thêm một lượng nhỏ đều đặn trong bữa ăn trưa và bữa ăn chính của bạn để hạnh nhân có tác dụng hiệu quả với cơ thể.
 

Hạnh nhân là thực phảm giúp bạn chống lại được cảm cúm (Ảnh minh họa)
 

Khoai lang

Giống như cà rốt, khoai lang là một thực phẩm màu cam chứa beta carotene, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể và có thể chống nhiễm trùng hô hấp. Sử dụng khoai lang linh hoạt trong các món súp, salad, món ăn phụ và bạn sẽ thấy tác dụng của nó trong mùa đông này.

Soup gà

Soup gà có tính kháng viêm nhẹ, có thể làm giảm sản xuất chất nhầy và sưng cổ họng. Nó còn làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, dễ dàng giúp bạn chống nhiễm trùng. Thêm vào đó, khi nấu thành soup, cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn.

Tỏi

Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi được chứng minh chống lại virus và ngăn ngừa các căn bệnh truyền nhiễm. Thêm tỏi vào trong bữa ăn là một trong số ý tưởng tốt, nhưng bác sĩ Darwin Deen tại trung tâm y tế Montefirore, thành phố New York, cảnh báo tỏi là một hợp chất mạnh và bạn nên bổ sung tỏi như thức ăn sống ở ngoài để đảm bảo hợp chất không bị mất đi trong quá trình nấu nướng.

Tỏi giúp ngăn ngừa các vi rút bệnh truyền nhiễm (Ảnh minh họa)

Gừng

Hợp chất thực vật tự nhiên gingerol được tìm thấy trong gừng tươi có thể chống lại nhiễm trùng. Gừng được sử dụng như gia vị thêm vào các món ăn, bạn hãy kết hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại cảm cúm.

Cá hồi

Cá hồi là nguồn tuyệt vời của omega- 3 cũng như dầu cá để tăng cường hệ miễn dịch. Loại cá này cũng có thể là món ăn chính hoặc thêm vào salad, hãy thử các công thức mới nấu cá hồi và thêm chúng vào thực đơn hàng ngày của bạn.

Nấm

Được dùng nhiều trong lẩu mùa đông, nấm chứa selengiúp các tế bào máu trắng sản xuất cytokine ngăn ngừa bệnh tật hay beta- glucan, một loại đường kháng khuẩn chống lại bệnh nhiễm trùng. Nấm có thể thêm vào soup, salad, các món ăn phụ hay món khai vị.

Sô cô la đen

Lượng cacao đen trong sô cô la đen hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào T và gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều sô cô la đen có thể khiến bạn béo lên. Ăn vặt với số lượng sô cô la đúng tiêu chuẩn hoặc dùng nó với món tráng miệng để bạn có thể phòng chống cảm cúm tốt nhất.

Theo Phí Minh Tân (Đẹp)

Một số món ăn chống cảm cúm mùa lạnh

Các loại hải sản không chỉ ngon mà còn giúp bạn phòng chống chứng cảm cúm trong mùa lạnh nhờ chứa nhiều chất kẽm.




Thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp tăng hệ miễn dịch để phòng chống các loại virus, trong đó có virus cảm cúm. Dưới đây là các loại thực phẩm bạn nên chọn làm “bạn đồng hành” trong suốt mùa đông để giữ được sức khỏe tốt.

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống oxy hóa gạiúp cơ thể chống lại các loi virus. Hãy thêm trái cây và rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bạn và mỗi ngày, bạn nên dùng ít nhất là 5 loại rau quả. Ngoài ra, hãy thay đổi các loại trái cây và rau xanh có màu sắc khác nhau vì mỗi loại rau quả có màu sắc khác nhau đem lại các vitamin khác nhau.

Tỏi, hành tây và hành khô

Đừng ngần ngại thêm tỏi, hành tây và hành khô vào bữa ăn của bạn. Sử dụng thường xuyên những loại thực phẩm này sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm cảm cúm. Thêm vào đó, chúng còn giúp bạn ngăn ngừa bệnh ung thư nữa.

Các loại hải sản

Hải sản là loại thực phẩm giàu omega-3, cung cấp nhiều kẽm, một chất chống ôxy hóa có khả năng kích thích hệ miễn dịch. Hãy ăn cá (hoặc các loại hải sản khác) ít nhất ba tuần một lần. Ngoài hải sản, các loại thực phẩm như gan bê, thịt gà, mầm lúa mì, đậu… cũng chứa nhiều kẽm.

Các nguồn omega-3 khác

Các axit béo, trong đó có omega-3, cũng rất có ích cho cơ thể. Chúng giúp cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Hãy sử dụng dầu ô-liu hoặc dầu cây cải dầu (với một lượng vừa đủ) cho bữa ăn của bạn. Bên cạnh đó, sử dụng thêm cả hạnh nhân, quả hồ đào và các loại hạt như vừng.

Các thực phẩm chứa protein

Trứng, cá và các loại thịt mang lại cho cơ thể bạn protein – thành phần cần thiết cho hệ miễn dịch vì nó tham gia vào việc sản xuất các kháng thể. Tuy nhiên, hãy lựa chọn cẩn thận và sử dụng có điều độ các thực phẩm chứa protein. Một số loại thịt chứa rất nhiều chất béo, vì thế hãy ưu tiên chọn mua những loại thịt nạc như thịt gia cầm.

Cũng đừng quên rằng những bữa ăn “nặng”, quá giàu dinh dưỡng có thể làm cơ thể mệt mỏi, từ đó giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Hãy tránh ăn quá nhiều thịt heo ướp, các món hầm, bánh ngọt, pho-mát…

Cuối cùng, hãy chú trọng tập luyện thể thao vì hoạt động thể chất là không thể thiếu để duy trì vóc dáng cũng như chống lại các cuộc tấn công của virus. Ngoài ra, hãy nhớ vệ sinh bàn tay của mình cẩn thận, bạn sẽ không còn dễ bị nhiễm cảm cúm nữa!

Tham khảo thêm 10 mẹo đơn giản giúp bạn chống cảm, cúm trong mùa lạnh

Với 10 mẹo cực kỳ đơn giản sau bạn có thể bảo vệ được bản thân và gia đình khỏi hai căn bệnh nguy hiểm trong mùa lạnh.

  • Khi bị cảm cúm, nên ăn đồ chua
  • Ăn thực phẩm nào khi bị cảm cúm?
  • Biện pháp khắc phục chứng chảy nước mũi do cảm cúm
  • Những biện pháp đơn giản ngừa cảm cúm
  • 5 phương pháp tự nhiên ngừa cúm và cảm lạnh
Thời tiết khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để cảm lạnh và cúm phát triển, lây lan.

1.    Xà phòng bánh là nơi trú ẩn hoàn hảo của virus và vi khuẩn. Hãy rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chống khuẩn thay cho xà phòng bánh. 

2.    Không dùng  chung cốc uống nước. Thay vào đó,  hãy dùng cốc sử dụng một lần trong nhà ăn và nhà tắm. Mỗi cốc chỉ sử dụng  một lần, xong cho vào thùng rác.

3.    Sử dụng khăn lau một lần để vệ sinh mũi. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy thả khăn vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.

4.    Cảm lạnh và cúm thường lây lan khi chúng ta tiếp xúc bằng tay với nhau. Tránh tiếp xúc bằng mắt, mũi và miệng với người nhiễm bệnh.

5.    Vi khuẩn và virus có thể sống nhiều giờ trong khăn tay và các miếng xốp lau. Vì vậy, bạn cần giặt khăn thường xuyên hoặc sử dụng khăn lau một lần.

6.    Hãy thường xuyên rửa sạch đồ chơi cho con trẻ bằng xà phòng và nước ấm vì đó cũng chính là tổ của vi khuẩn và vi trùng.

7.    Nếu bị hắt hơi mà không có sẵn khăn mùi xoa trong túi, thì bạn hãy quay  miệng vào vai để hắt xì hơi. Không nên dùng tay che miệng để tránh lây lan mầm bệnh khi bạn chưa rửa được tay.

8.    Thường xuyên lâu sạch các vật dụng như điện thoại, lan can cầu thang, nắm cửa để tránh lây truyền virus gây bệnh qua đường tay.

9.    Mầm bệnh vẫn ẩn chứa trong không khí cũ, vì vậy ngay khi thời tiết nắng ấm bạn nên  mở cửa sổ để lưu thông không khí trong lành.

10.    Tránh hút thuốc lá trong nhà. Thuốc lá dễ làm hệ hô hấp bị suy giảm, là nguyên nhân tăng nguy cơ bị cúm trong mùa lạnh.