Thực phẩm chống loãng xương

Bệnh loãng xương rất phổ biến đối với những người có tuổi trên 60, nhất là ở phụ nữ. Theo con số thống kê thì cứ hai phụ nữ lại có một người bị loãng xương. Chính vì nguy cơ này mà bà con cần trang bị cho mình kiến thức ăn uống hợp lý nhất để tránh căn bệnh này đến với mình khi về già.





- Tránh xa các thực phẩm có tính axit


Nói là không ăn hoàn toàn thì không đúng, mà bà con cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm này.

Một bữa ăn dùng gạo và mỳ làm món ăn chính, không chú ý đến việc xen kẽ tính kiềm trong các loại rau, chỉ thích ăn nhiều thịt, cá, trứng mang tính axit sẽ dẫn đến sự mất cân đối giữa axit và kiềm trong cơ thể. Do có quá nhiều các chất axit trong cơ thể nên các nguyên tố canxi và magiê sẽ bị tiêu hao đi, ảnh hưởng đến xương và gây ra một số bệnh lý khác như dễ mệt mỏi, thiếu tập trung, các bệnh đường ruột, sâu răng, táo bón, đau đầu, gân cốt rã rời…

Tốt nhất không nên ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, các đồ ngọt và uống rượu bia... nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, đồ biển, đậu nành và uống nhiều sữa.


- Hạn chế dùng muối trong các món ăn


Nếu bạn có thói quen ăn mặn thường xuyên thì hàm lượng can xi trong cơ thể giảm đi đáng kể và nguy cơ mắc bệnh loãng xương là rất cao.

Vì vậy một bữa ăn thông minh nên chọn các thực phẩm ít muối hoặc không muối như đồ hộp, thịt, bánh mì, bánh bích quy, nước xốt... Tránh các thực phẩm có độ mặn cao như hạt dẻ rang, khoai tây chiên, mắm cá, ô mai muối.

Nói chung là bà con cần giảm lượng muối rắc vào thực phẩm khi chế biến càng ít càng tốt.


- Nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa axit béo không no


Nguồn thực phẩm cơ bản có chứa axit béo Omega-3 đó là trong các loại cá có chất béo sống ở nơi rất sâu của đại dương như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá bơn halibut, cá da xanh, cá ngừ, cá thu. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên ăn một trong những loại cá này ít nhất 2 lần/tuần.




- Bổ sung vitamin D và K


Nguồn bổ sung vitamin D là cá béo, lòng đỏ trứng, chất béo của sữa và phơi nắng. Trong đó, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất.

Còn vitamin K lại “nằm” nhiều trong các loại rau họ cải (cải bắp, cải xoong…) và ngũ cốc.


- Chọn thực phẩm giàu can xi


Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ uống sữa có chứa nhiều can xi là giúp cho xương chắc khỏe, nhưng đó lại là  quan niệm sai lầm. Bạn chỉ chăm chăm lo uống sữa thì chưa đủ cho cơ thể mà cần phải ăn uống nhiều các thực phẩm có chứa can xi có trong các loại rau xanh, các loại mầm, hạt, ngũ cốc.

Bà con nên chú ý đến vấn đề ăn uống của mình nhiều hơn nữa, dù sao thì với một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cho chúng ta loại bỏ nhưng căn bệnh đáng ghét. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh bà con nên nhớ heng.

Ngũ cốc

Với hàm lượng protein từ 8-14%, đạm thực vật trong ngũ cốc có khả năng chống lại sự “thăm hỏi” của bệnh loãng xương - giảm mật độ xương (cứ 4 phụ nữ sau tuổi 50 lại có một người bị loãng xương còn ở đàn ông tỉ lệ là 1/8).

Hãy xen kẽ vào thói quen ăn uống hàng ngày (bánh mì, bột mì, gạo…) bằng mầm lúa mì, rau quả sấy khô. Lưu ý: 100g mầm lúa mì mang đến 26g đạm, còn một nắm lúa mạch mang đến 14g đạm.

Sản phẩm từ sữa

Thực phẩm hàng đầu giúp bạn phòng tránh chứng loãng xương chính là các sản phẩm từ sữa! Vì chúng mang canxi đến cho xương – thành phần chính cẩu thành nên xương.

Sau tuổi 50, cơ thể chúng ta cần khoảng 1,2g canxi mỗi ngày, dàn đều ra trong ngày với mỗi lần tối đa 0,5g. Để đảm bảo nhu cầu canxi sau tuổi 50, cần tiêu thụ lượng sản phẩm từ sữa tương đương với 0,75lít sữa/ ngày. Ví dụ: 1 cốc sữa buổi sáng - 1 hũ sữa chua buổi trưa - 1 cốc sữa vào 5h chiều - 30 đến 50g phô mai vào bữa tối.

Cá hồi

Với hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12 đến 20 microgram trong 100g cá) tham gia tích cực vào sự tái tạo mật độ xương, cá hồi là 1 trong 6 thực phẩm giúp bạn phòng tránh bệnh loãng xương.

Bắt đầu từ tuổi 50, lượng vitamin D cần thiết cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 10 microgram. Hãy tiêu thụ cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng nhỏ vitamin D qua da.

Giá đỗ

 


Hấp thu thức ăn làm từ đậu nành giúp giảm quá trình loãng xương ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, khi các thay đổi trong nội tiết tố của cơ thể có thể làm xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương. Lý do là trong đậu nành có chứa phyto-oestrogen (hóc môn oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon.

Trung bình, 100g giá đỗ chứa 35mg isoflavon….Tuy nhiên, chống chỉ định tiêu thụ quá 1mg isoflavon trên 1kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày (Ví dụ, tối đa 60mg cho một phụ nữ nặng 60kg).

Chè xanh

Với hàm lượng flavonoi (chất chống ôxy hoá) phong phú trong lá chè, chè xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi. Thực vậy, theo các nghiên cứu khoa học, những người uống chè xanh trên 10 năm có mật độ xương dồi dào hơn những người khác.

Tuy nhiên, tránh uống quá 3 cốc nước chè/ngày vì trong chè có nhiều théin - một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước chè còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hoá.

Bắp cải

Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Chính nhờ loại rau này, người dân đảo Okinawa ( Nhật Bản ) nằm trong nhóm những người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.

100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày nên nạp vào cơ thể là 0,03 đến 1mg.


Khi bị loãng xương, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm và nếu ở tình trạng nặng, người bệnh có thể bị gãy xương dẫn tới tàn phế suốt đời hoặc tử vong.
Vì vậy, việc giữ gìn cho xương chắc khỏe là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta ngay từ khi còn trẻ.
Cách đơn giản nhất để giúp xương chắc khỏe là bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương có sẵn trong các loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống.
Sản phẩm từ sữa
Sữa vẫn là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong thực đơn những thực phẩm giúp phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi - thành phần chính cấu thành nên xương.
Nếu không uống được sữa tươi thì có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai, sữa bò. Một hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng pho mát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg canxi.
Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bạn hãy chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường.

Ngũ cốc
Ngũ cốc có khả năng phòng chống loãng xương bởi trong nó có hàm lượng protein từ 8-14% và đạm thực vật giúp tăng cường mật độ xương.
Hãy xen kẽ vào thói quen ăn uống hàng ngày (bánh mì, bột mì, gạo…) bằng mầm lúa mì, rau quả sấy khô. Lưu ý: 100g mầm lúa mì mang đến 26g đạm, còn một nắm lúa mạch mang đến 14g đạm.
Cá hồi
Đây là loại cá có hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12-20mg trong 100g cá) nên rất có lợi cho sự tái tạo mật độ xương. Cá hồi là 1 trong 6 thực phẩm giúp bạn phòng tránh bệnh loãng xương tốt nhất. 
Hãy ăn cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng nhỏ vitamin D qua da.
Giá đỗ
Trong giá đỗ có chứa phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp chị em giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương. 

Thịt bò
50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương rất cần protein. Chị em có thể bổ sung protein cho xương từ thịt bò vì thịt bò chứa rất nhiều protein. Theo các chuyên gia xương khớp, người trưởng thành nên bổ sung 0,88gr protein/kg trọng lượng cơ thể.
 
Chuối
Chuối có tập trung lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali - chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Mỗi ngày bạn ăn một trái chuối là đủ.
Bắp cải
Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg.
Nếu không muốn ăn bắp cải, chị em có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn... vì các loại cải này cũng hàm chứa rất nhiều vitamin K.
Trà xanh

Với hàm lượng flavonoid (chất chống ôxy hóa) phong phú trong lá trà, trà xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương. 
Tuy nhiên, tránh uống quá 3 cốc nước trà/ngày vì trong chè có nhiều théine – một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn.

6 thói quen xấu "ăn mòn" xương của phụ nữ


Người ta coi vai trò của xương trong cơ thể như là khung của một ngôi nhà. Nếu bộ khung đó mỏng, giòn, dễ gãy thì ngôi nhà sẽ bị lung lay thậm chí sụp đổ. Nhưng bạn biết những gì để bảo vệ “ngôi nhà” này? Sáu thói quen xấu sau đây sẽ làm cho bạn gặp vấn đề hệ thống xương của mình, đau lưng, gãy xương bắt đầu bám theo bạn.

Giảm cân



Chất béo thích hợp, thông qua vai trò của kích thích tố sinh hóa thành estrogen, làm tăng hấp thu canxi và thúc đẩy hình thành xương và ngăn ngừa loãng xương. Nhiều người theo đuổi chế độ giảm cân, hạn chế chất béo, nhất là các phụ nữ trẻ thành thị đã tự làm mất đi khối lượng xương của mình. Đó cũng là một phần lý do tại sao ở độ tuổi còn rất trẻ đã tìm thấy các triệu chứng của bệnh loãng xương. Do đó, phụ nữ nên cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp.
Một nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng phụ nữ sau 18 tháng theo đuổi chế độ ăn giảm cân, mặc dù giảm được 3kg nhưng mật độ xương đã giảm rất nhiều. Khi lớp chất béo và cơ yếu đí, trong trường hợp của một tai nạn, chẳng hạn như vô tình bong gân, ngã, thì xương của những người này dễ gãy hơn những người khác. Ngoài ra, những người có mô mỡ và cơ bắp mỏng, cũng dễ bị loãng xương và gãy xương có liên quan đến loãng xương.

Mang giày cao gót

Vẻ đẹp đã gắn đôi giày cao gót với cơ thể của nhiều người phụ nữ nhưng đồng thời cũng kéo họ đến những vấn đề không nhỏ của xương. Thông thường chân chống đỡ cho cơ thể với ba điểm lực: ngón chân, bàn chân và gót chân. Trong tư thế bình thường ba điểm lực này cân bằng. Nhưng khi mang giày cao gót, cơ thể có xu hướng nghiêng về phía trước, trọng tâm của cơ thể cũng dồn về phía ngón chân, trọng tâm của cơ thể gần như dồn vào hai điểm lực đầu tiên dẫn đến cột sống gặp vấn đề.



Thêm nữa, đi giày cao gót sẽ gây áp lực cho bàn chân, đầu gối, thúc đẩy sự lão hóa dây chằng nhanh hơn. Trong khi đó dây chằng đầu gối rất quan trọng

Do đó, nữ giới không nên đi giày cao gót vượt quá 5cm và không quá 4 lần 1 tuần. Ngoài ra đi giày cao gót với độ cao khác nhau cũng có thể cải thiện tính linh hoạt của mắt cá chân và làm giảm sưng chân!

Mặc váy khi trời lạnh

Nhân xương, khớp và máu lưu thông liên quan đến sức đề kháng. Mặc một chiếc váy sẽ “tạo điều kiện” cho chi dưới tiếp xúc với không khí lạnh kích thích và gây co thắt cho đôi chân, giảm cung cấp máu xung quanh khớp đầu gối, cuối cùng dẫn đến giảm sức đề kháng chung. Theo thời gian, khả năng bị viêm khớp dạng thấp tăng lên rất nhiều.

Ở trong nhà cả ngày

Nếu trước đây dẫn đến loãng xương chủ yếu là protein thì ngày nay thiếu ánh sáng mặt trời trở thành nguyên nhân chính trực tiếp. Những công dân hiện đại thường xuyên làm việc và hoạt động trong nhà, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dẫn đến thiếu vitamin D, làm giảm bổ sung canxi cho cơ thể. Một khi bệnh loãng xương tìm đến, xương sẽ dễ bị gẫy, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, bong gân thắt lưng và một loạt các vấn đề khác.

Thích đồ uống có ga



Coke cũng làm giảm mật độ khoáng xương ở phụ nữ bình thường, và mật độ khoáng xương và nguy cơ gãy xương có liên quan chặt chẽ. Viện nghiên cứu Trường Y tế Công cộng của Đại học Harvard cho thấy phụ nữ hay uống đồ uống soda, nước ngọt có khả năng gãy xương gấp ba lần phụ nữ bình thường. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng Coke có chứa axit photphoric, sẽ không chỉ làm giảm sự hấp thụ của cơ thể canxi, mà còn đẩy nhanh việc mất canxi, phụ nữ uống nhiều coke cũng có thể ít uống sữa dẫn đến cơ thể thiếu canxi.

“Kết thân” với máy tính



Nghiên cứu y học cho thấy rằng bệnh nhân trẻ ngày càng nhiều với bệnh liên quan đến cột sống, một bệnh có quan hệ trực tiếp với máy tính. Như việc sử dụng chuột, kết quả là tập trung nhiều hơn vào cổ bên phải, sự mất cân bằng phối hợp cổ tử cung, có khả năng căng dây chằng. Việc sử dụng kéo dài của các máy tính sẽ duy trì sự cứng nhắc của tư thế cổ tử cung, xương sống phải chịu trọng lượng của cơ thể trong thời gian dài, có thể dẫn đến bệnh liên quan đến cột sống.
 

Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương ở trẻ em
Độ rắn chắc của xương
Ăn cà rốt để xương chắc khỏe
Cơ bắp và xương phụ nữ
Những thực phẩm giàu canxi cực tốt cho sức khỏe

(st)