Sâu răng, thực chất là sự phá hủy men răng có thể xảy đến với bất kỳ ai. Và mặc dù thức ăn có đường góp phần gây sâu răng nhưng cũng có một số thực phẩm có thể giúp phòng ngừa tình trạng này. Dưới đây là một số thực phẩm chống sâu răng hiệu quả.
Thực phẩm nên ăn để chống sâu răng
Sâu răng thường xảy ra khi đường bám trên răng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, làm mòn men răng. Không chỉ trẻ em mới hay bị sâu răng, người lớn do quá trình lão hóa cũng dễ bị sâu răng, nhất là người trên 50 tuổi. Ngoài ra, người bị mảng bám trên răng, cạnh răng bị nứt vỡ cũng thường bị vi khuẩn làm ổ, từ đó dẫn đến sâu răng.
Nếu không được chăm sóc kịp thời, chúng ta khó tránh khỏi nguy cơ sâu răng dẫn đến rụng răng và bệnh nướu răng khó chịu. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng bằng cách tuân theo 4 nguyên tắc đơn giản sau:
- Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluoride.
- Làm sạch kẽ răng hàng ngày.
- Gặp nha sỹ theo định kỳ để làm sạch và kiểm tra răng miệng.
- Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và hạn chế đồ ăn có đường.
Đặc biệt, trong chế độ ăn hàng ngày, có một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa sâu răng:
Táo: Một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa chiếc khoan của nha sĩ. Theo kết quả nhiều nghiên cứu, nhai táo tạo điều kiện cho nước bọt làm sạch răng và các chất flavonoid trong táo có thể ức chế vi khuẩn phát triển trong miệng.
Pho mát: Ăn pho mát giúp cải thiện sức khỏe răng miệng do ngăn chặn việc mất khoáng chất trong răng. Đồng thời, các protein trong pho mát cũng giúp chống lại các axit gây sâu răng. Pho mát có chứa casein, một loại protein kết hợp với canxi tái khoáng hóa men răng. Tất nhiên, cũng không phải ăn rất nhiều pho mát, chỉ cần 5 gram pho mát có thể giảm sâu răng hiệu quả, thí nghiệm từ việc cho chuột ăn pho mát quết trên bánh mì cho thấy điều đó.
Ca cao: Trong trà, cà phê và ca cao có chất Polyphenol, chính chất dinh dưỡng thực vật độc đáo này có thể phòng chống sâu răng bởi khả năng chống lại vi khuẩn. Polyphenol trong ca cao làm giảm sự hình thành acid từ Streptococcus và S. sanguinis - những vi khuẩn liên cầu hay gây sâu răng nhất. Ở đây ý nói là loại bột ca cao chứ không phải là những thanh sôcôla ngọt.
Củ lạc: Lạc là một trong những thực phẩm ít gây sâu răng nhất. Các nhà khoa học cũng khuyên rằng, để giảm những mảng bám tích tụ trên răng khi ăn củ lạc, mọi người cần nhai kỹ.
Trà: Với mục đích phòng ngừa sâu răng, hãy uống trà không đường. Trong trà có nhiều epigallocatechin, chất làm giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, lá trà chứa fluoride, một khoáng chất hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Illinois tại Chicago, Mỹ còn phát hiện các hóa chất tự nhiên trong trà đen ức chế sự tăng trưởng của glucosyltransferase, một loại enzyme giúp mảng bám bám chặt vào men răng.
Sữa chua không đường: Sữa chua có chứa canxi và phốt pho là hai khoáng chất cần thiết cho quá trình khoáng hóa răng. Thông thường, hai khoáng chất này thường bị các axit trong miệng loại bỏ. Sữa chua cũng là nguồn cung cấp protein hay các chất magiê, riboflavin, folate, B12. Một nghiên cứu đối với 2.058 trẻ 3 tuổi cho thấy, trẻ tiêu thụ các sản phẩm sữa lên men nhiều hơn thì bị sâu răng ít hơn. Người lớn dùng sữa chua thường xuyên thì lượng axit trong miệng đo được ở dưới mức có thể gây ăn mòn men răng.
19 bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả
Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh sâu răng của Lương y Huyên Thảo đăng trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam, cùng những bài thuốc được tổng hợp từ website Bài thuốc hay để bạn đọc tham khảo:
Bài 1: Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.
Bài 2: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng".
Bài 3: Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).
Bài 4: Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống.
Bài 5: Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.
Bài 6: Bột phèn phi 30 g, đại hồi 10 g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10 g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy, chảy máu.
Bài 7: Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Bài 8: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.
Bài 9: Tỏi: Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.
Bài 10: Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.
Bài 11: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.
Bài 12: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.
Bài 13: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
Bài 14: Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 15: Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 16: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.
Bài 17: Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.
Bài 18: Ngắt một cành của cây giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
Bài 19: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.
Tham khảo thêm 5 cách đơn giản giúp giữ cho răng miệng sạch, khỏe
Hơi thở hôi trước tiên sẽ tạo ấn tượng xấu với người tiếp xúc với bạn. Tuy nhiên, bạn có thể giữ cho răng miệng sạch, khỏe, phòng chứng hôi miệng nhờ cách cách sau.
"Hơi thở hôi xuất phát từ các chất khí được tạo ra bởi vi khuẩn tích tụ trong miệng, trên nướu, răng và lưỡi. Trong hơi thở của nhiều người chứa chất lưu huỳnh, gây mùi hôi trong hơi thở", Tiến sỹ Jeffrey Spiegel, một bác sỹ tai mũi họng ở Boston (Mỹ) cho biết.
Có một cách đơn giản giúp đem lại hiệu quả giảm hôi miệng, giúp răng miệng sạch, khỏe là đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Cạo lưỡi cũng giúp bạn loại bỏ vi khuẩn bám vào mặt sau lưỡi của bạn một cách dễ dàng, nhờ đó giảm được nguy cơ hôi miệng.
Ngoài ra, bạn nên thực hiện 5 cách đơn giản sau đây để giữ vệ sinh răng miệng và loại bỏ tình trạng hôi miệng một cách tự nhiên.
Đến gặp nha sỹ
Hãy đến gặp nha sỹ nếu tình trạng hôi miệng của bạn kéo dài, Chetan Kaher, một nha sỹ ở London cho biết. Một số loại vi khuẩn đã tạo thành "hang ổ" trên răng của bạn và có thể gây sâu răng.
Sâu răng không chỉ làm sứt mẻ răng của bạn, mà còn gây ra mùi hôi miệng. Chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ sâu răng, vì vậy, hãy đến gặp nha sỹ để chữa bệnh sâu răng kịp thời. Đi khám nha sỹ thường xuyên không những giữ cho răng miệng bạn khỏe mạnh mà còn giúp bạn có hơi thở thơm tho.
Ảnh minh họa
Kiểm tra mũi của bạn
Một nguyên nhân hàng đầu gây nên hôi miệng là do dịch tiết ở mũi của bạn. Dịch này kéo dài sẽ trong mũi sẽ dẫn tới viêm và gây nhiễm trùng xoang, lan xuống họng, tạo ra mùi hôi. Vì vậy, để giảm mùi hôi miệng thì phải làm sạch mũi, tránh giữ dịch đờm trong mũi, họng.
Bạn có thể nhỏ mũi bằng nước muối để giảm những triệu chứng này. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được giúp đỡ.
Cắt amiđan nếu cần thiết
Amiđan là những mô bạch huyết ở mặt sau của cổ họng, ami đan trông giống như quả mận khô với những đường nứt nơi mà vi khuẩn có thể trú ngụ. Vi khuẩn trú ngụ tại đây nhiều tạo thành sỏi amiđan và hậy quả kéo theo là khiến hơi thở có mùi khó chịu. Sỏi amiđan có thể được cắt bởi một thiết bị gọi là Waterpik, một thiết bị có thể phun nước tạo áp lực lên amiđan. Ami đan phải bị cắt khi đủ lớn, và tích lũy đủ sỏi.
Thậm chí, chúng ta cần phải cắt bỏ amiđan một cách bắt buộc mới mọi người để loại bỏ mùi hôi trong hơi thở của họ, bác sỹ Spiegel nói.
Xem lại chế độ ăn uống của bạn
Các loại thực phẩm như tỏi và hành tây có thể gây mùi hôi cho hơi thở của bạn, nhưng không phải chỉ vì mùi của chúng còn xót lại trong miệng của bạn. Với tỏi, các hợp chất trong tỏi thấm vào tế bào máu và được đẩy ra ngoài qua phổi. Do đó, nếu hơi thở của bạn có mùi, mà không phải xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì bạn cần chú ý hơn trong những thực phẩm bạn ăn hàng ngày.
Trong trường hợp đó, bạn chỉ có thể chờ đợi cho mùi đó bay đi, ăn kẹo bạc hà hoặc nước súc miệng, và nên tránh các thực phẩm có mùi.
Kiểm tra dạ dày của bạn
Nếu những nguyên nhân trên chưa phải là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi của bạn, nếu hôi miệng là vấn đề dai dẳng mà bạn đang phải đối mặt, thì hãy đến gặp bác sỹ, vì trong một số trường hợp, các vấn đề về dạ dày cũng có khả năng gây hôi miệng.
Những vấn đề về dạ dày có thể gây hôi miệng thông qua tình trạng trào ngược axit - tình trạng axit và các thành phần khác trong dạ dày bị trào ra và đi vào thực quản. Có thể điều trị triệu chứng này bằng thuốc kháng acid và các loại thuốc khác, ác sỹ Spiegel cho biết.
Chữa sâu răng dân gian hiệu quả
Bé bị sâu răng do bú bình
Mẹo vặt chữa sâu răng nhanh khỏi
Hướng dẫn trị sâu răng với những mẹo đơn giản
(ST)