Thực phẩm chống suy giảm trí nhớ


Theo các bác sĩ, có đến 20 – 30% người trẻ gặp phải các vấn đề về trí nhớ, phần lớn là giới văn phòng. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm chống suy giảm trí nhớ hiệu quả nhé!



 

Loại thức ăn nào chống suy giảm trí nhớ?
 

 Ảnh: minh họa – Internet

Thực phẩm có thể chia thành 2 nhóm: Mang tính kiềm hoặc axít, dựa trên quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chính đặc tính kiềm hay axít mà thực phẩm có công hiệu bồi bổ sức khỏe hay phòng bệnh khác nhau.

* Thực phẩm mang tính axít: Là những thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ sữa, các loại đậu và ngũ cốc), chứa tương đối nhiều các khoáng chất như lưu huỳnh, phốtpho, clo... Khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, các thực phẩm này đã tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính axít. Thịt bò, lợn, gà, cá thu, cá bơn, hàu, gạo, mạch, bánh mì, phomát, ngô, lạc, hồ đào, đường cát, bánh quy, bia, các loại rượu... là những thực phẩm mang tính axít mạnh. Loại mang tính axít yếu như trứng gà, tôm, cá mực, bạch tuộc, cá sông, lươn, thịt hun khói, hành, sôcôla...

* Thực phẩm mang tính kiềm thường có nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê... tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đã tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm. Thực phẩm mang tính kiềm mạnh như trà, cà chua, dưa chuột, càrốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, khoai môn, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho, nho khô, hạt dẻ, càphê, rượu nho... Những loại có tính kiềm yếu bao gồm như đậu phụ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, bí đỏ, rau cần, ngó sen, hành tây, cà, sữa, táo, lê, chuối tiêu, anh đào...

Khi bình thường máu trong cơ thể con người mang tính kiềm. Khi sử dụng trí não hoặc thể lực quá độ, máu sẽ chuyển sang môi trường tính axít. Nếu con người sử dụng thực phẩm mang tính axít dài ngày cũng có thể khiến máu chuyển thành tính axít. Cứ như vậy sẽ khiến não bộ và chức năng thần kinh bị thoái hoá, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Lúc này cần bổ sung các thực phẩm tính kiềm, ít ăn các thực phẩm tính axít.

Thực đơn hằng ngày cần phối hợp giữa 2 nhóm thực phẩm này hài hoà, hợp lý thì việc bảo vệ sức khoẻ mới đạt yêu cầu và không gây ra sự suy giảm trí nhớ


Những thực phẩm làm giảm trí nhớ nhanh chóng


Muốn giữ được đầu óc minh mẫn và duy trì trí nhớ, hãy thận trọng và hạn chế ăn những loại thực phẩm sau đây.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen ăn uống có liên quan mật thiết tới “sức khỏe” của não bộ. Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe não bộ thì cũng có những thực phẩm khiến trí nhớ của bạn sa sút nhanh chóng.
1. Đồ ăn có vị chua
Thực phẩm có vị chua như chanh, dưa muối… chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ chua lại làm mất cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới chức năng của não bộ, gây mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
Hãy biết cách cân bằng độ pH trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe cho não bộ qua việc kết hợp hợp lý các thực phẩm chứa axit và kiềm trong bữa ăn hàng ngày.
2. Đồ ăn chứa nhiều cholesterol
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khẩu phần ắn chứa chất béo và cholesterol cao có liên quan chặt chẽ đến tổn thương của hệ thần kinh trung ương. 
Do lượng mỡ tích tụ dần vào thành mạch, những khẩu phần ăn chứa cholesterol có thể hạn chế oxy lên não, lâu dài sẽ gây tổn thương các nơ-ron thần kinh, làm giảm trí nhớ.

Ảnh minh họa
3. Đồ ăn nhiều muối
Muối không thể thiếu cho các món ăn cũng như sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều muối trong các món ăn lại là cách nhanh nhất làm tổn thương não bộ. 
Hàm lượng muối natri dư thừa trong thời gian dài sẽ tích tụ trong cơ thể, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Các tế bào não không được bổ sung oxy đầy đủ sẽ dễ bị lão hóa khiến bạn nhận thức chậm và nhanh quên. 
4. Đồ uống có cồn
Rượu bia và các đồ uống có cồn là kẻ thù số 1 của bộ não bởi thành phần các chất kích thích và gây nghiện có trong rượu bia khi bị tích tụ lâu ngày có thể ức chế hoặc tê liệt hoạt động của các tế bào não. 
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người nghiện rượu thường có kích thích não bộ nhỏ hơn và khả năng ghi nhớ kém hơn hẳn so với những người không uống rượu. Một lượng rượu bia vừa phải mỗi ngày là chất “kích thích” não bộ nhưng quá nhiều lại gây những tổn thương trầm trọng. 
5. Thực phẩm chiên, rán
Ở nhiệt độ cao, thực phẩm thường sản sinh hàm lượng các chất oxy hóa cao. Các chất oxy hóa này có thể “làm hỏng” hoặc làm rối loạn hệ thống trao đổi chất trong cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào, trong đó có các tế bào hại não, gây giảm trí nhớ
6. Đường
Đường tinh chế khi ăn quá nhiều, cơ thể không hấp thu hết sẽ tạo thành các chất có hại cho cơ thể. Ăn thức ăn có hàm lượng fructose cao trong thời gian dài gây tác hại đến khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não. 
Các loại hoa quả ngọt chứa đường tự nhiên, ít gây hại cho cơ thể. Hoặc nếu bạn là tín đồ của các loại bánh kẹo ngọt thì đừng quên bổ sung omega-3 vào các bữa ăn vì omega-3 tạo “lá chắn” giúp giảm thiểu tác hại của đường tới các tế bào não.
Ảnh minh họa
7. Thực phẩm nhiễm độc
Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép cũng là kẻ thù của não bộ. 
Các chất độc hóa học tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm hoặc làm suy giảm trí nhớ ngay cả ở những người trẻ tuổi.

Phòng ngừa suy giảm trí nhớ


Chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. Bởi vậy, trong chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần chú ý những điểm sau.

Các chất béo

Các chất dinh dưỡng tạo thành những chất hoá học quan trọng trong não như Phosphatidyl choline và DMAE, phosphatidyl serine và pyroglutamate.

Nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho não là cá (đặc biệt là cá trích) và trứng, tiếp đến là gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu khác.

Chất béo thiết yếu trong một số thực phẩm có tác dụng cấu tạo màng tế bào thần kinh. Chất béo thiết yếu, đặc biệt là Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo ( basa, trích, hồi, thu, cá ngừ). Ngoài ra, ăn 3 bữa cá béo trong 1 tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ đau tim.

Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc còn trẻ

Vitamin và chất khoáng

Có vai trò tham gia các hoạt động chuyển hoá và chống ôxy hoá tế bào não. Khi thiếu vitamin B, đặc biệt là acid folic và vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, dẫn đến thiếu cung cấp ôxy cần thiết cho não.

Vitamin B1, B2, B3 giúp não sử dụng ôxy để sinh năng lượng trong mỗi tế bào. Ba loại vitamin B liên quan đến trí nhớ là B3, B5, B12. Các vitamin B hoạt động cùng với nhau bằng nhiều cách để giúp cho não sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh. Điều cần nhớ, các vitamin B nên dùng chung với nhau, do đó, nếu muốn bổ sung một loại vitamin B thì cũng nên dùng dạng B complex hoặc multi-vitamin.

Kẽm cũng có liên quan đến trí nhớ. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến giảm trí nhớ. Kẽm có nhiều trong thịt cá, hải sản (đặc biệt có nhiều trong hàu). Lưu ý, cần hạn chế uống rượu mạnh vì đó là tác nhân gây tổn thương não.

Tập luyện trí não thường xuyên

Thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, hoặc suy nghĩ những điều mới mẻ là cách tác động tích cực lên khả năng trí nhớ não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc còn trẻ sẽ giúp củng cố nhận thức cho những năm về sau.

Những người ít hoạt động thể lực và trí não khi ở vào độ tuổi trung niên có nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần so với những người thường xuyên có những hoạt động này. Do đó, tăng hoạt động trí não ở giai đoạn trưởng thành sẽ có tác dụng bảo vệ não lâu dài.

Vận động cơ thể thường xuyên

Thường xuyên vận động cơ thể sẽ giúp phát triển khối cơ, giảm khối mỡ, xương chắc, hạn chế mất cơ, giảm tích mỡ, hạn chế loãng xương khi có tuổi, giúp giữ dáng vóc trẻ trung.

Vận động còn giúp cơ thể tăng tuần hoàn đến các cơ quan, làm da dẻ hồng hào, tăng khả năng hoạt động trí não. Mỗi người nên áp dụng các hình thức vận động phù hợp với sức khoẻ của mình.



Điều trị suy giảm trí nhớ
Những thức ăn làm giảm trí nhớ trầm trọng
Nguyên nhân của bệnh giảm trí nhớ
Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ
Triệu chứng của bệnh hay quên Alzheimer's


(ST)